160 Nghìn Ha Rừng Ngập Mặn ở Nam Bộ Bị Rải Chất độc Da Cam/dioxin
Có thể bạn quan tâm
Rừng ngập mặn là một trong những rừng bị thiệt hại nặng nề nhất do tác động của chất độc da cam/dioxin. Khi mất rừng, đất bị biến thành đất chua mặn không có loại cây trồng nào có thể sống được; các động vật ở nước, đặc biệt là các loài hải sản giảm mạnh vì mất nơi sinh sống, nơi nuôi dưỡng.
Chiến khu Rừng Sác huyền thoại- một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi chất độc da cam/dioxin.
Theo thống kê, diện tích rừng ngập mặn ở Nam bộ bị rải là 160.000 ha, trong đó có 36.000 ha ở khu Rừng Sát (Đông Nam bộ), 50.000 ha ở Đồng bằng sông Cửu Long và Cà Mau là 74.000 ha.Hai vùng bị rải chất độc da cam/dioxin bị ảnh hưởng nặng nề nhất là: khu Rừng Sác và mũi Cà Mau. Quân đội Mỹ đã tiến hành 299 lần rải với 927.116 ga lông (1 ga lông = 3,78 lít) chất độc da cam/dioxin lên khu Rừng Sát. Từ năm 1966 đến 1970, rừng ngập mặn ở Cà Mau đã bị rải 669.548 ga lông chất độc dacam/dioxin.
Rừng ngập mặn có nhiều loài cây cho gỗ tốt như: đước, vẹt, cóc. Số lượng gỗ bị thiệt hại tức thời là 21.958.506 m3 gỗ tốt, trong đó khu vực Rừng Sát bị mất 1.979.639 m3, rừng ngập mặn Cà Mau mất 19.978.867m3. Số gỗ kém giá trị hơn tập trung ở khu Rừng Sát thuộc Cần Giờ bị mất là 88.935 m3 và Đồng bằng sông Cửu Long là 2.420.040 m3.
Vùng rừng ngập mặn sau khi bị rải 2 lần trở lên thì tất cả các loài cây đều bị rụng lá. Sau một thời gian thì loài giá tái sinh, đặc biệt cây chà là tái sinh mạnh bằng chồi gốc, cây mắm trắng cũng có thể tái sinh tự nhiên, còn các loài cây khác đều bị chết.
Trong số cây ngập mặn có các loài bần như bần chua, bần trắng, bần ổi là những loài cây nhạy cảm nhất đối với chất độc da cam/dioxin. Cây bần héo lá rồi rụng. Các loài cây ngập mặn đều chết sau từ 2 đến 4 lần bị rải chất độc da cam/dioxin.
Theo các nhà nghiên cứu, loài cây có thể trồng ở vùng ngập mặn đã bị rải chất độc da cam/dioxin rất đa dạng. Hiện tại, tùy điều kiện tự nhiên của từng vùng bị rải chất độc da cam/dioxin nhân dân đã chọn lựa trồng lại các loài như sau: Thông 3 lá (Pinus khasya),Thông 2 lá (Pinus merkusiana), Keo lai (Acacia hybrid), Keo tai tượng (Acacia mangium), Bạch đàn trắng (Eucaluptus camaldulensis), Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Dầu song nàng (D.dyeri), cây Quế (Cinnamomum cassia), cây Đước (Rhizophora apiculata), cây Cao su, cây Điều.
Đối với các sản phẩm của rừng bị nhiễm độc, khi sử dụng cần được chú ý làm sạch và bóc vỏ. Vì thành phần của chất độc hóa học chủ yếu là 2,4,5-T và 2,4-D chứa 2,3,7,8-TCCD và 1,2,3,7,8-PeCDD và một số chất chứa vòng thơm khác tồn tại trong môi trường, thời gian bán hủy rất khác nhau từ vài tháng đến hàng trăm năm. Tuy nhiên hầu như cây cối không hấp thụ các chất trên. Chỉ có rất ít cây thuộc họ bầu bí có khả năng hấp thụ dioxin và các chất tương tự dioxin, tích tụ tại ngọn của cây. Dioxin có thể cùng với đất mùn đeo bám vào rễ, vỏ ngoài của của các loại củ.
Nguồn: Cổng TTĐT Quảng Nam
Từ khóa » Hình ảnh Mỹ Rải Chất độc Màu Da Cam
-
Ngày Này Năm Xưa: Mỹ Rải Chất độc Da Cam ở Việt Nam - VietNamNet
-
60 Năm Thảm Họa Chất độc Màu Da Cam (10/8/1961 - Thành ủy TPHCM
-
Loạt ảnh Kinh Hoàng Về Di Chứng Chất độc Da Cam Mỹ Sử Dụng Trong ...
-
đáp Về Chất độc Da Cam Do Mỹ Sử Dụng Trong Chiến Tranh ở Việt Nam
-
Khiếp đảm Hình ảnh Quân đội Mỹ Phun Chất độc Da Cam/Dioxin ...
-
Mỹ Rải Thảm Chất độc Da Cam Tại Việt Nam: Hậu Quả Kinh Hoàng
-
Thảm Họa Chất độc Da Cam ở Việt Nam: Nỗi đau Và Trách Nhiệm
-
60 Năm Thảm Họa Da Cam ở Việt Nam: Cuộc Chiến Thảm Khốc | Xã Hội
-
Chất độc Da Cam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tập San ảnh Về Nỗi đau Da Cam Và Sự Chia Sẻ Của Cộng đồng!
-
Tìm Hiểu Về Chất độc Màu Da Cam Và Nỗi ám ảnh Sau Chiến Tranh ...
-
Chất độc Da Cam: Nỗi đau Còn Mãi - UBND Tỉnh Quảng Nam
-
Khắc Phục Hậu Quả Chất độc Hóa Học Tồn Lưu Sau Chiến Tranh