17 Trò Chơi Cho Bé 5 Tháng Tuổi Cứng Cáp, Thông Minh | Mamibabi

17 trò chơi cho bé 5 tháng tuổi được áp dụng nhiều nhất

Những gợi ý dưới đây sẽ giải quyết được nỗi lo lắng, căng thẳng của mẹ khi không biết chơi gì với con. Đồng thời, các hoạt động này còn có ích rất nhiều cho sự phát triển của bé.

  1. Hiểu nét mặt: Mẹ thay đổi nhiều biểu cảm khác nhau để bé phân biệt được các trạng thái như đồng tình, phản đối, vui, buồn, giận dữ…
  2. Chuyển đồ chơi từ tay này qua tay kia: đưa đồ chơi cho bé cầm, rồi đưa món khác, bé sẽ bỏ món đang cầm đi để cầm món mẹ đưa. Mẹ có thể cho bé cầm đồ chơi bằng 1 tay, rồi từ từ đưa tay đó gần với tay còn lại để bé chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia.
  3. Với đồ chơi: để đồ chơi cách bé 1 đoạn, nên chọn loại có âm thanh để thu hút sự chú ý của bé, khuyến khích bé với lấy. Để đề phòng trường hợp con đưa đồ lên miệng, mẹ hãy đảm bảo đồ chơi luôn sạch.
  4. Nói từ đơn giản: Mẹ có thể cho bé ngồi đối diện và nghe mẹ nói những từ thân thuộc như ông, bà, bố, măm… Hãy để bé nhìn thấy khẩu hình của mẹ và bắt chước, đồng thời chỉ vào người đang nói tới để bé dễ nắm bắt, ví dụ chỉ bố và nói bố.
  5. Nhận biết bản thân: cho bé soi gương, chỉ vào hình ảnh trong gương và gọi tên bé. Ngoài ra, mẹ có thể dùng tay của bé vỗ nhẹ lên chân bé để bé thấy chân có cảm giác, khác với khi bé vỗ lên đồ chơi. Hoặc mẹ có thể cho bé ấn vào tay mình rồi ấn vào tay bé. Hoạt động này giúp bé nhận ra sự khác biệt khi ấn vào tay mẹ không đau, ấn vào tay bé mới đau.
  6. Bật tắt đèn: Bế bé ra nơi có công tắc đèn rồi nói: “Bây giờ mẹ tắt đèn nhé” rồi bấm công tắc. Một lát sau lại nói: “Bây giờ mẹ bật đèn nhé” và bấm công tắc. Nhiều lần như vậy, bé sẽ thấy sự liên quan giữa tay mẹ và việc đèn bật tắt. Ban đầu bé chỉ nhìn tay mẹ, sau đó sẽ chú ý tới đèn để thấy sự thay đổi, đồng thời tiếp nhận thông tin mẹ cung cấp qua lời nói.
  7. Đánh trống: mẹ đưa trống đến gần mặt bé, cho bé dùng tay vỗ lên trống tạo tiếng bộp bộp vui tai. Mẹ có thể vừa hát vừa cho bé gõ trống theo nhịp bài hát.
  8. Tìm đồ vật: đưa 1 đồ vật ra trước mặt bé rồi giấu đi, có thể sau lưng mẹ hoặc dưới chân. Ban đầu, bé sẽ thờ ơ nhưng lâu dần bé sẽ ý thức được sự tồn tại và biến mất của đồ vật và bắt đầu nghĩ cách tìm.
  9. Trò chơi với đôi chân: cù nhẹ vào lòng bàn chân bé hoặc vỗ 2 bàn chân bé vào nhau, cho bé chơi trò đạp xe hoặc thơm vào bàn chân bé… để bé thấy các tác động khác nhau sẽ đem lại cảm giác khác nhau.
  10. Cùng nhảy múa: Mẹ bế bé trên tay và bật nhạc rồi cùng nhảy múa theo điệu nhạc, bé sẽ có cảm giác như chính mình đang nhảy.
  11. Đọc truyện cùng bé: nên đọc truyện nhiều nhân vật với tính cách trái ngược và thay đổi giọng đọc dựa theo ngữ cảnh để bé nhận ra sự đa dạng trong các tình huống. Ví dụ, giọng sợ sệt khi đóng vai thỏ con hoặc gầm gừ khi đọc lời thoại của sư tử.
  12. Tìm nơi phát ra âm thanh: Lắc xúc xắc trước mặt bé để thu hút sự chú ý, sau đó dần chuyển xúc xắc ra sau lưng mẹ hoặc bọc vào khăn, thực hiện lắc tiếp để bé tìm nơi phát ra âm thanh.
  13. Bóng nảy: lấy 1 quả bóng và đập nhẹ cho bóng nảy lên xuống nhiều lần rồi lăn về phía bé, để bé vận động với lấy bóng, chơi với bóng hoặc đẩy bóng lại về phía mẹ.
  14. Ú òa trốn tìm: có thể thực hiện như sau, bố bế bé, mẹ trốn sau cánh cửa hoặc tủ, bất ngờ xuất hiện và òa. Mẹ nên thay đổi chỗ trốn liên tục, có thể phát ra tiếng động hoặc tiếng nói để bé tìm ra nơi mẹ trốn. Yếu tố quan trọng nhất khi chơi cùng bé là tạo ra sự bất ngờ và không để con đoán trước được hành động tiếp theo của mình, nhằm tạo sự thích thú cho con.
  15. Chơi cùng đồ ăn: để các loại rau củ quả sạch, đã được làm chín trước mặt bé để bé tự do cầm nắm, khám phá và lựa chọn loại mình yêu thích. Mẹ cần chuẩn bị những món bé có thể ăn được ngay, đảm bảo yếu tố vệ sinh, dinh dưỡng bởi rất có thể bé sẽ cầm và đưa vào miệng ngay. Đây cũng là bước đầu tập ăn dặm cho bé.
  16. Đếm ngón tay: Mẹ vuốt ve, massage ngón tay bé và nói “Con có thấy ngón tay đang duỗi ra không, 1, 2, 3, 4, 5 ngón tay này, thực hiện tương tự với các ngón chân để bé hiểu ý nghĩa của các số đếm.
  17. Trò chơi khi tắm: dùng bóng ấn xuống nước để bóng nảy lên hoặc cho vịt hoặc các con vật khác bằng chất liệu cao su mà bé thích bơi trong nước.

Gợi ý một số đồ chơi cho bé 5 tháng tuổi

5 tháng tuổi là giai đoạn mà âm thanh, màu sắc tươi sáng và họa tiết đa dạng trên đồ chơi có thể kích thích các giác quan của bé. Mẹ có thể tham khảo ngay danh sách đồ chơi dưới đây để chọn lựa được món đồ phù hợp với bé.

  • Các loại hộp giấy, tờ giấy nhiều màu với nguyên liệu an toàn, không độc hại.
  • Túi ni lông sạch để phục vụ cho các hoạt động tạo âm thanh.
  • Thảm màu sắc, xốp là chất liệu phù hợp nhất cho thảm.
  • Xúc xắc, gặm nướu, trống gõ tạo âm thanh.
  • Các đồ chơi khối to với khuyến cáo dùng được cho trẻ dưới 6 tháng
  • Đồ chơi hộp nhạc, điện thoại, cây đàn có phát nhạc.
  • Truyện sách bằng vải hoặc bìa cứng.
  • Đồ treo nôi cũi, thú nhồi bông.
  • Đồ chơi cao su có tiếng kêu phát ra khi bóp.

Chơi và tương tác với bé qua những gợi ý trên đây có thể khiến bố mẹ bất ngờ bởi những phản ứng, khả năng mà bé có. Vậy nên, hãy thử ngay những trò chơi cho bé 5 tháng tuổi này và cho Mamibabi biết con yêu của bạn hứng thú đến đâu nhé.

---

Mamibabi là app Giáo dục sớm với hàng trăm bài chơi đơn giản chỉ từ 5 phút/ngày giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và tăng cường khả năng vận động. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

Từ khóa » Trò Chơi Với Bé 5 Tuổi