18 Công Dụng Tuyệt Vời Của Tinh Dầu Sả đối Với Da, Tóc Và Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Harper’s Bazaar Vietnam mời bạn khám phá những công dụng của tinh dầu sả, cách sử dụng và những điều cần lưu ý khi bạn mua tinh dầu.
Tinh dầu sả là gì?
Tinh dầu sả là một loại tinh dầu được tạo ra từ quá trình chưng cất cây sả châu Á thuộc chi Cymbopogon. Người Pháp gọi loại cỏ thơm này là lemon balm, do hương thơm giống như cam quýt.
Đây là một trong những loại dầu được sử dụng rộng rãi nhất trong liệu pháp hương thơm, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, làn da và mái tóc.
Trong nhiều thế kỷ, cây sả được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc và Indonesia để điều trị phát ban, nhiễm trùng và các tình trạng sức khỏe khác. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, tinh dầu sả còn được dùng để điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe, da và tóc.
Công dụng của tinh dầu sả là gì?
1. Tác dụng của tinh dầu sả với sức khỏe
♦ Thuốc chống côn trùng
Một đánh giá năm 2011 được rút ra từ 11 nghiên cứu đã kết luận rằng sử dụng tinh dầu sả chanh cùng với vanillin (có trong đậu vani) giúp chống muỗi trong 3 giờ.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần phải thoa tinh dầu sả kết hợp với vanillin lên da một cách thường xuyên. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy, tinh dầu sả không hiệu quả như DEET (hoạt chất hóa học diethyltoluamide) trong việc xua đuổi muỗi.
♦ Tinh dầu sả là một chất tẩy giun tự nhiên
Tinh dầu sả có thể tiêu diệt các sinh vật có hại như giun khỏi dạ dày, ruột non và ruột già, từ đó giúp điều trị chứng chán ăn.
♦ Chất giải độc tự nhiên, điều trị các vấn đề về viêm xương khớp
Tinh dầu sả còn được sử dụng như một chất giải độc tự nhiên, giúp cơ thể loại bỏ các chất độc hại có hại. Nó cũng có khả năng làm tăng tiết mồ hôi trong cơ thể và tạo điều kiện giải độc bằng cách loại bỏ chất béo, dầu, muối, axit uric…
Do đặc tính giải độc, tinh dầu sả cũng có thể được sử dụng để điều trị các bệnh như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp…
♦ Lợi tiểu
Thường xuyên sử dụng tinh dầu sả chanh có thể thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu, giúp đẩy nhanh quá trình giải độc. Điều này giữ cho hệ thống thận cũng như toàn bộ cơ thể khỏe mạnh.
♦ Điều trị chứng phù nước
Tinh dầu sả cực kỳ hữu ích trong việc chữa các vấn đề liên quan đến giữ nước. Nó duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể và giúp ngăn ngừa tình trạng co thắt hoặc co cứng cơ dạ dày. Tính chất giảm co thắt và tác dụng làm ấm của sả cũng hỗ trợ rất nhiều trong điều trị các cơn đau quặn bụng.
♦ Công dụng của tinh dầu sả giúp giảm đau
Tinh dầu sả là một loại thuốc giảm đau tuyệt vời. Thoa 2-3 giọt dầu pha loãng lên da và massage trong vài phút sẽ giúp giảm các cơn đau do viêm cơ, viêm khớp hiệu quả.
♦ Làm lành vết thương
Dựa trên nghiên cứu gần đây, các đặc tính chống nấm và chống viêm của dầu sả có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, vì các vết thương có xu hướng chữa lành chậm hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu trong lĩnh vực này còn hạn chế và cần nhiều nghiên cứu hơn nữa trên người để xác định mức độ hiệu quả của nó.
♦ Giảm cân
Một nghiên cứu năm 2015 trên động vật phát hiện ra rằng các thành phần của tinh dầu sả làm giảm khả năng ăn, giảm cholesterol và làm chậm tăng cân.
Tuy nhiên, cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác định mức độ hiệu quả của nó đối với việc giảm cân ở người.
♦ Tác dụng của tinh dầu sả giúp giảm căng thẳng
Một nghiên cứu năm 2001 đã điều tra tác động của việc ngửi tinh dầu sả, oải hương và hương thảo. Các nhà nghiên cứu cho rằng cây sả có tác dụng phức tạp đối với trạng thái tâm sinh lý của con người, tùy cơ địa từng người, việc ngửi tinh dầu sả có khả năng làm giảm căng thẳng hoặc kích thích não bộ khác nhau.
♦ Kháng viêm, chống nấm
Cây sả có đặc tính khử trùng, chống vi khuẩn và chống nấm mạnh. Nó làm giảm nguy cơ phát triển nhiễm trùng ở các chấn thương bên trong và bên ngoài khác nhau, giúp chữa lành vết thương nhanh hơn.
Tinh dầu sả cũng có tác dụng làm dịu các chứng viêm tiêu hóa, dạ dày, ruột… do một số loại thuốc, rượu…
Nhiều nghiên cứu cho thấy, tinh dầu sả có hiệu quả chống lại 12 loại nấm và ức chế 15 trong số 22 loại vi khuẩn được thử nghiệm. Trong đó có nấm Aspergillus niger gây nhiễm trùng phổi và xoang ở những người có hệ miễn dịch suy yếu; nấm Candida albicans gây nhiễm trùng trong miệng và các bộ phận khác của cơ thể.
♦ Khử mùi cơ thể
Tinh dầu sả có mùi thơm tự nhiên, rất hiệu quả trong việc khử mùi cơ thể. Chỉ cần cho một vài giọt tinh dầu vào nước tắm, bạn sẽ có được hương thơm thoang thoảng tự nhiên.
2. Công dụng của tinh dầu sả đối với da
♦ Khử độc cho da: Nhờ công dụng kháng viêm, chống vi khuẩn và nấm, tinh dầu sả giúp làn da sáng đẹp, khỏe mạnh từ bên trong.
♦ Trị mụn: Tính chất kháng khuẩn của sả rất hữu ích trong việc giảm nhiễm trùng da như mụn trứng cá, mụn cóc, nhọt… Đồng thời cũng ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng do mụn.
♦ Làm sáng da: Sử dụng tinh dầu sả chanh có thể giúp cải thiện tông màu da bằng cách làm cho da mịn màng hơn, se khít lỗ chân lông trên da hiệu quả. Do nhiều lợi ích cho da, dầu sả được sử dụng trong một số sản phẩm chăm sóc da bao gồm kem chống nắng, kem trị mụn trứng cá, kem kiểm soát dầu…
♦ Chống côn trùng, ngừa dị ứng: Tinh dầu sả cũng là một loại thuốc chống côn trùng tốt. Nó có thể được áp dụng trên da để tránh côn trùng cắn và ngăn ngừa dị ứng.
3. Công dụng của tinh dầu sả đối với tóc
♦ Kiểm soát dầu: Công dụng tốt nhất của tinh dầu sả cho tóc là kiểm soát dầu trên da đầu. Nó có thể được sử dụng dưới dạng xịt và rất hiệu quả trong việc loại bỏ độ nhờn quá mức của tóc.
♦ Làm mềm tóc: Ngoài tác dụng dưỡng da đầu và tóc dầu, nó còn làm dịu và làm mềm tóc rất tốt.
♦ Làm dày và giúp tóc suôn mượt: Dầu sả có thể được trộn với dầu gội đầu để tăng thêm độ dày cho tóc, giúp tóc suôn mượt, không bị rối.
Cách sử dụng
Bạn có thể sử dụng tinh dầu sả theo nhiều cách khác nhau. Đây là một vài gợi ý.
♦ Xịt: Bạn có thể xịt để làm thơm phòng hoặc bôi lên da như một loại thuốc chống côn trùng.
Cách làm: Cho 10-15 giọt tinh dầu sả vào 30ml nước, đựng trong lọ thủy tinh có nắp xịt. Lắc đều chai trước khi xịt.
♦ Xông tinh dầu: Có thể sử dụng máy khuếch tán để phân tán mùi hương trong phòng, giúp đuổi côn trùng hoặc tạo hương thơm dễ chịu cho phòng.
♦ Dầu xoa bóp và kem dưỡng da: Sử dụng tinh dầu sả theo cách này có thể giúp tiêu diệt vi trùng và nấm trên da, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.
Cách sử dụng tinh dầu sả làm dầu xoa bóp: Pha loãng 10-15 dầu sả trong 30ml dầu vận chuyển như dầu jojoba hoặc dầu dừa cho da thường và 6 giọt tinh dầu/30ml dầu vận chuyển đối với da nhạy cảm.
♦ Để làm kem dưỡng da: Pha loãng 6-15 giọt dầu sả trong 30ml kem dưỡng cho da thường và 3-6 giọt tinh dầu/30ml kem dưỡng đối với da nhạy cảm.
Lưu ý khi sử dụng
Thực hiện theo các mẹo sau để sử dụng tinh dầu sả một cách an toàn:
- Luôn pha loãng tinh dầu sả đúng cách trước khi sử dụng.
- Tinh dầu rất đậm đặc và có thể gây độc, vì vậy nên để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.
- Không uống tinh dầu sả.
- Khi sử dụng tinh dầu sả chanh để làm thơm, hãy đảm bảo không gian bạn đang ở được thông thoáng.
- Nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc dùng bất kỳ loại thuốc theo toa nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tinh sả.
Tác dụng phụ của tinh dầu sả
Tinh dầu sả có thể gây kích ứng hoặc dị ứng da, triệu chứng bao gồm đỏ, lấm tấm, ngứa hoặc sưng tấy trên vùng da sử dụng tinh dầu.
Nếu bạn lo lắng về tình trạng trên, hãy thử một ít tinh dầu sả pha loãng trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng để bôi ngoài da.
Mặc dù chưa ghi nhận phản ứng dị ứng nghiêm trọng với tinh dầu sả, nhưng nếu gặp phải những biểu hiện dưới đây, bạn cần đến bệnh viện ngay:
- Khó thở
- Thở khò khè hoặc ho
- Cổ họng sưng tấy
- Phát ban đỏ
- Tức ngực
- Buồn nôn
- Bệnh tiêu chảy
Mua tinh dầu sả ở đâu?
Bạn có thể mua ở các cửa hàng tinh dầu hoặc mua trên mạng.
Để tìm được loại dầu chất lượng tốt, hãy ghi nhớ:
- Tìm tên khoa học trên nhãn: Cymbopogon nardus hoặc Cymbopogon winterianus. Bạn cũng có thể thấy C. nardus được gọi là “loại Ceylon” và C. winterianus được gọi là “loại Java”. Lưu ý rằng sả chanh (Cymbopogon citratus) là một loại tinh dầu khác nhưng có tên khoa học tương tự. Nếu bạn đang tìm tinh dầu sả, đừng nhầm lẫn giữa hai loại này.
- Đảm bảo dầu được đựng trong chai tối màu vì ánh sáng có thể làm hỏng tinh dầu.
- Nếu có thể, hãy ngửi dầu trước khi mua. Cây sả có mùi thơm đặc trưng. Nếu nó không có mùi giống như mùi sả, bạn đừng mua.
- Kiểm tra nhãn để biết chắc chắn về độ tinh khiết của sản phẩm.
>>> Xem thêm: 4 CÁCH SỬ DỤNG TINH DẦU YLANG YLANG CHỐNG STRESS TUYỆT HẢO
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam
Từ khóa » Tinh Dầu Sả Là Gì
-
12 Tác Dụng Của Tinh Dầu Sả Và Cách Làm, Cách Sử Dụng Tinh Dầu
-
Lợi ích Của Tinh Dầu Sả - Nhà Thuốc An Khang
-
Tác Dụng Của Tinh Dầu Sả Chanh | Vinmec
-
Top 10 Công Dụng Của Tinh Dầu Sả Mà Bạn Không Ngờ Tới
-
9 Tác Dụng Tinh Dầu Sả Chanh Và Cách Làm Tinh Dầu - Hello Bacsi
-
Tìm Hiểu Tinh Dầu Sả Java: Vừa Thơm Vừa Lạ - Hello Bacsi
-
Tác Dụng Tinh Dầu Sả Chanh | Sở Y Tế Nam Định
-
5 Công Dụng Tinh Dầu Sả Trong Việc Dọn Dẹp Và Chăm Sóc Nhà Cửa
-
Tinh Dầu Sả Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm
-
Tinh Dầu Sả Là Gì? Cách Dùng Và Tác Dụng Của Tinh Dầu Sả
-
Tinh Dầu Sả Nguyên Chất - Viện Nghiên Cứu Sinh Học ứng Dụng
-
Tinh Dầu Sả Và Tính Kháng Khuẩn - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Tinh Dầu Sả Java Và Những Công Dụng Tuyệt Vời Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Tinh Dầu Sả Và 8 Công Dụng Nổi Bật đối Với Sức Khỏe - Vua Nệm