18 Kỹ Thuật Màu Nước Mọi Họa Sĩ Nên Biết
Có thể bạn quan tâm
Màu nước (watercolour) là một loại vật liệu đa năng và linh hoạt có thể cho ra nhiều kết quả đa dạng. Còn được gọi là aquarelle (trong tiếng Pháp), nó là một kĩ thuật vẽ, tại đó phần màu sơn được làm từ hạt sắc tố (pigment) hòa tan trong nước.
Có niên đại hàng ngàn năm, màu nước là một loại chất liệu khá rắc rối để thuần thục nhưng có nhiều loại kỹ thuật màu nước đa dạng có thể giúp ích cho bạn và đây chắc chắn là một kỹ năng đáng để học tập. Khi bạn vẽ một bức tranh bằng màu nước, ánh sáng sẽ phản chiếu phần trắng của tờ giấy và ánh lên các màu sắc, tạo nên thứ ánh sáng thực sự kỳ diệu.
Hãy hiểu rõ hơn về chất liệu này bằng những kỹ thuật màu nước quan trọng sau đây nhé!
01. Mua nhiều loại cọ khác nhau
Có nhiều loại cọ là một điều quan trọng. Sự lựa chọn của bạn sẽ phụ thuộc vào quy mô dự án. Tôi dự tính làm ở quy mô nhỏ nên tôi chọn cọ khoảng 000 tới 6. Hãy thử nghiệm nhiều kích cỡ khác nhau để tìm ra cái bạn yêu thích nhưng tôi cũng khuyến khích hãy chọn những loại cọ vẽ nhỏ hơn cái mà bạn nghĩ bạn sẽ sử dụng. Những điều này sẽ có ích với những chi tiết nhỏ nhặt mà bạn không lường trước được.
02. Kiếm một vài loại sơn chất lượng tốt
Đầu tư vào màu nước chất lượng tốt cũng là một điều quan trọng. Nó sẽ bền hơn và không bị ố vàng hay xuống cấp quá nhiều theo thời gian. Có rất nhiều thương hiệu và cấp độ khác nhau có sẵn trong những cửa hàng và trên mạng. Tôi sử dụng nhiều loại từ Holbien và Winsor & Newton. Hãy mua một ít màu từ những thương hiệu khác nhau và chọn lọc cái mà bạn yêu thích. Mẹo nhỏ: bạn có thể trộn nhiều loại màu sắc bằng cách sử dụng một bảng màu giới hạn.
03. Khám phá tính khô và tính ẩm của màu
Có hai yếu tố chính phải cân nhắc khi vẽ bằng màu nước: tính khô và tính ẩm. Như tên của chúng, màu nước cơ bản là một loại dung môi nước. Bạn có thể điều chỉnh độ đậm và độ bão hòa của màu tuỳ vào lượng nước bạn thêm vào.
Có rất nhiều cách để vẽ bằng màu nước và khi thử chúng, bạn sẽ tìm ra được những loại phù hợp nhất với mình. Tôi vừa khám phá ra rằng chuyển từ vẽ bằng màu khô sang ẩm giúp tôi kiểm soát tốt hơn.
04. Thao tác từ nhạt tới đậm
Một kỹ thuật màu nước quan trọng khác phải nhớ là bạn đang vẽ từ nhạt sang đậm. Điều này có nghĩa bất cứ thứ gì bạn đang giữ ở màu trắng hoặc ở mức nhạt trong bức tranh của mình cần được giữ nguyên vây trong suốt quá trình vẽ. Hãy tạo nên các giá trị riêng cho từng lớp màu cho tới khi đạt tới hiệu ứng bạn muốn. Việc này sẽ cần nhiều quyết định cân nhắc, lên kế hoạch kỹ lưỡng nhưng kết quả nhận được rất xứng đáng đấy.
05. Tích trữ khăn giấy
Một công cụ rất quan trọng phải có trong bộ đồ nghề của bạn khi làm việc với màu nước là khăn giấy. Thứ này gần giống với một cục tẩy ‘handmade’ cho màu nước. Ban đầu ta vẽ một lớp màu trước rồi sau đó nhấc từng phần ra, đây là một cách tuyệt vời để dần dần thêm những lớp màu chi tiết hơn. Khăn giấy cũng rất hữu dụng để sửa sai hoặc điều chỉnh bức vẽ.
06. Vảy màu nước
Một mẹo nhỏ để thêm năng lượng cho bức vẽ màu nước của bạn là sử dụng kỹ thuật vảy màu nước. Việc này có thể giúp phẩy chút nước hoặc làm trôi bụi bẩn.
Hãy giữ cọ ở giữa ngón giữa và ngón cái. Sử dụng ngón trỏ để kéo phần lông cọ về sau và thả ra để chúng bắn về phía trước. Phương pháp này cho ra kết quả hơi khó đoán nhưng có thể thú vị đấy, nên tôi khuyên bạn hãy thử qua nhé.
07. Để màu sắc hoà vào nhau
Một cách hay để hoà nhiều màu lại với nhau là thông qua kỹ thuật màu nước ‘blooming’. Thêm một lượng nước vào chất màu, sau đó dùng cọ vẽ lên giấy. Khi vùng màu còn ướt thì hãy thêm vào màu khác với một lượng nước tương tự. Lúc này, bạn có thể điều chỉnh màu sắc theo ý bạn muốn. Chờ cho nó khô và bạn sẽ nhận thấy có một màu gradient tinh tế xuyên qua nó đấy.
08. Hiểu đúng kết cấu
Bạn sẽ nhận thấy rằng làm việc với màu nước trên giấy cứng hơn có lợi ích riêng của nó. Một trong những lợi ích rõ ràng là bạn không phải tốn công sức để có được họa tiết, kết cấu đẹp. Nghĩa là việc cố gắng miêu tả những vật thể và chất liệu bằng kết cấu của chính chúng rất quan trọng. Đó là về việc sử dụng độ đậm nhạt cũng như tính khô và tính ẩm.
09. Phương pháp kéo màu
Khi bạn thực hiện một nét vẽ khô, bão hòa hơn thì bạn có thể kéo dài ra từ nét vẽ chỉ với nước. Kĩ thuật màu nước này là một cách tuyệt vời để cho thấy hình dạng và biểu thị nguồn sáng hay phần mép cạnh. Hãy vẽ một nét sử dụng rất ít nước và nhiều chất màu. Trước khi nét vẽ bị khô lại, hãy lấy một cây cọ ẩm vừa phải và kéo lê màu ra khỏi phần nét vẽ đậm. Bạn có thể kéo màu ra bao xa cũng được tuỳ thuộc vào độ khô của nét vẽ đầu tiên.
10. Tạo lớp
Bởi vì màu nước là một loại dung môi loãng, bạn sẽ cần phải tạo màu từ từ. Đây là một lợi ích khác của dung môi vì bạn có thể thực hiện trộn màu ngay trên giấy.
Hãy chọn một màu và vẽ nó xuống. Đợi đến khi nó khô lại và sau đó tô lên một màu khác. Bạn sẽ nhận thấy chỗ chúng đè lên, chất màu trộn lại với nhau và bạn sẽ có một màu khác. Nó rất phù hợp cho việc tạo ra màu da người.
11. Kỹ thuật day màu
Day là một kỹ thuật màu nước cũng được dùng bởi nhiều hoạ sĩ tranh sơn dầu để tạo ra tông màu nhạt hơn dựa trên các lớp màu sẵn có. Về cơ bản, bạn đang sắp xếp các màu theo các lớp gián tiếp để tạo ra thứ màu sắc bạn muốn. Bạn chỉ cần đơn giản làm ướt bán phần cọ vẽ bằng màu nước. Khi bạn dùng nhiều màu hơn, hãy cứ thêm nước vào từ từ và cẩn thận sao cho màu và nước hoà vào nhau đạt đến độ nhạt bạn muốn. Nếu bạn lỡ cho nước quá tay thì sẽ cho ra hỗn hợp trông như bùn vậy, vậy nên hãy cẩn trọng nhé.
12. Kỹ thuật lifting
Đôi lúc bạn sẽ cần ‘xoá’ màu nước đi. Dù bạn không thể đưa tờ giấy trở lại trạng thái trắng 100%, bạn có thể nhấc bớt màu ra để sửa sai hoặc tinh chỉnh độ sáng một cách dễ dàng. Hãy thực hiện với một lớp màu nước đã khô và dùng nước sạch, hãy vẽ theo hình bạn muốn nhấc ra. Hãy để nó ổn định trong một phút sau đó dùng khăn giấy ấn vào để hút nước ra. Bạn sẽ thấy lớp màu sáng lên theo hình bạn vẽ.
13. Dùng muối để tạo kết cấu
Màu nước là về tạo lớp và kết cấu. Muối có thể giúp tạo các kết cấu thú vị nhanh chóng vì các tinh thể muối dễ hoà tan trong trong nước, góp phần tạo ra các nét hoạ tiết độc đáo dựa trên các sắc tố. Vẽ thử một vệt màu và trong khi sơn vẫn còn ướt, hãy rắc muối lên. Để cho nó khô gần hết và sau đó chỉ cần quẹt hoặc thổi muối đi. Kỹ thuật này hữu dụng cho việc tạo kết cấu cho các bề mặt tự nhiên như đá hoặc vỏ cây.
14. Vẽ bằng cách sử dụng bọt biển
Một vật dụng trong nhà khác bạn có thể dùng để vẽ chính là dùng bọt biển. Chỉ cần trộn màu trong một đĩa hoặc khay nhỏ, nhấn bọt biển vào đó và thấm lên giấy của bạn. Bạn có thể thay đổi độ ẩm của sơn để đạt được các hiệu ứng khác nhau – màu khô sẽ hợp với thực vật hoặc làn da vẩy nến, trong khi màu ẩm có lẽ phù hợp hơn với đám mây hoặc khung cảnh sông nước.
15. Khám phá âm hoạ (negative painting)
Màu nước còn là về việc lên kế hoạch. Hãy nghĩ về chỗ bạn muốn để trắng và nhạt trước khi vẽ. Kiểm soát cọ khi vẽ ở mép bạn muốn tạo không gian âm vô cùng quan trọng. Ban đầu hãy tạo lớp màu bán ẩm trước rồi vẽ dọc mép bạn muốn tạo không gian âm ở đó. Sau đó kéo màu ra khỏi mép cọ để lấp đầy nơi đó bằng sắc tố bạn thích
16. Dùng băng dính để bảo vệ các cạnh mép
Bạn có thể dùng băng dính để bảo vệ khu vực bạn muốn giữ sạch và tinh tươm. Kỹ thuật màu nước này hữu ích với các góc cạnh cứng bao gồm máy móc hoặc kiến trúc. Chỉ cần dán băng dính lên nơi bạn muốn chỗ đó sạch trắng.
Hãy dùng loại băng không làm rách giấy ví dụ như băng keo giấy hoặc băng keo cho hoạ sĩ. Hãy vẽ lên và xung quanh băng. Khi sơn khô, hãy gỡ băng chầm chậm và bạn sẽ có một đường thẳng sạch đẹp.
17. Dùng bút chì 2H để vẽ phác thảo
Ở đây tôi dùng bút chì 2H để chắc rằng bức phác thảo của mình sẽ chống chọi được nước từ bức vẽ. Sau đó tôi có thể bắt đầu vẽ vài nét nhạt với cọ cỡ vừa. Nét vẽ của tôi trông ẩm ướt đấy nhưng sẽ không làm nhão giấy ngay đâu.
18. Để dành phần đậm nhất cho chi tiết đẹp nhất
Hãy cưỡng lại sự cám dỗ khi sử dụng các phần đậm nhất cho tới khi bạn đến bước cuối cùng. Vì tranh màu nước là một dung môi trong suốt, bạn sẽ cần vẽ các phần nhạt, sáng trước rồi cuối cùng mới tới các phần đậm và tối.
DESIGNS.VN
Có thể bạn quan tâm > 5 sự kết hợp tạo nên những bức ảnh đẹp hơn > Tranh sơn dầu Việt Nam > Nguyễn Gia Trí: "Tôi sáng tác bằng tâm linh" – Lời tâm sự từ cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam FacebookPinterestTwitterLinkedinTừ khóa » Cách Tô Màu Nước đẹp Nhất
-
Những Tips Và Cách Tô Màu Nước đẹp Mà Các Newbie Không được ...
-
9 Kỹ Thuật Vẽ Màu Nước Cơ Bản - YouTube
-
15 Cách Tô Màu Nước Cơ Bản Nhất Mọi Họa Sĩ Cần Biết - Unica
-
8 Kỹ Thuật Sử Dụng Màu Nước Cho Người Mới Bắt đầu - MyThuatMS
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Vẽ Màu Nước Cơ Bản Cho Người Mới Bắt đầu
-
VẼ MÀU NƯỚC - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT - DO ART
-
+9 Mẫu Tranh Màu Nước đẹp, Cách Vẽ Tranh Màu Nước đơn Giản
-
Những Kỹ Thuật Cơ Bản Dành Cho Người Vẽ Màu Nước (Phần 1)
-
Học Vẽ Màu Nước Cơ Bản Cho Người Mới Bắt đầu
-
Cách Vẽ Tranh Màu Nước đơn Giản Và Cách Pha Màu Nước Cơ Bản
-
Cách Vẽ Tranh Galaxy - Bằng Màu Nước Trên Giấy A4 Đơn Giản
-
HƯỚNG DẪN VẼ BẦU TRỜI ĐÊM BẰNG MÀU NƯỚC – K-studio
-
Top 19 Cách Vẽ Cây Bằng Màu Nước Mới Nhất 2022 - Dolatrees