18 TÁC DỤNG CỦA CÂY Ô RÔ, TRÁI Ô RÔ TRỊ MỤN CÓ ĐÚNG ...

4.4/5 - (5 bình chọn)

18 TÁC DỤNG CỦA CÂY Ô RÔ, TRÁI Ô RÔ TRỊ MỤN CÓ ĐÚNG KHÔNG?

Từ lâu cây ô rô đã được xem là một vị thuốc có vai trò quan trọng trong các bài thuốc đông y. Đây là một loại cây mọc hoang dại nên chắc hẳn nhiều người sẽ không biết hết được những công dụng tuyệt vời mà ô rô mang lại. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng nhau tìm hiểu 18 tác dụng của cây ô rô, trái ô rô trị mụn có đúng không?

Đặc điểm của cây ô rô

Cây ô rô có tên khoa học là Acanthus ebracteatus Vahl. Đây là loại cây thuộc họ cúc: Cúc Asteraceael.

Cây ô rô còn có các tên gọi khác như: Ô rô nước, ô rô gai, lão thử lặc, ắc ó, sơn ngưu bàng, câu dã hồng hoa.

Ô rô thuộc nhóm cây nhỏ. Cây có chiều cao từ 0,6-1,5m, thân cây không có lông, tròn nhẵn, có màu lục nhạt có lấm tấm đen.

Lá ô rô có hình mác, chiều dài từ 15-20cm, chiều rộng từ 4-8cm. Lá thường mọc đối, không có cuống, phiến lá cứng không lông. Đầu lá nhọn sắc, gốc lá tròn, mép lá có răng cứng rất nhọn.

Hoa ô rô có màu tím hồng mọc ở chót nhánh. Gồm có nhiều bông màu trắng, mỗi bông có 4 nhị, một lá bắc nhỏ, tràng có màu trắng dài khoảng 1,5-2,2cm, có lông ở bao phấn.

Quả thuộc dạng quả nang, chiều dài khoảng 2cm, gồm 4 hạt dẹp. Cây ô rô nở hoa quanh năm nhưng chủ yếu vần là mùa xuân và mùa thu.

Đặc điểm của cây ô rô
Cây ô rô

Phân bố và thu hái ô rô

Cây ô rô thường mọc hoang khá nhiều theo đám lớn bên bờ kênh rạch. Cây còn mọc ở trên đất lầy thụt cửa sông thông ra biển. Thường mọc ít hơn quanh ao hồ hoặc vùng đồng chiêm trũng.

Tại Việt Nam cây mọc hoang chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc. Ngoài ra, cây ô rô cũng phân bố ở một nước khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia và Trung Quốc (tình Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…).

Tất cả các bộ phận của cây ô rô đều được sử dụng. Cây có thể thu hái quanh năm. Người ta thường cắt rễ để riêng, rửa sạch và thái ngắn rồi đem đi sấy hoặc phơi khô.

Thành phần hóa học cây ô rô

Trong thành phần của lá cây ô rô có chứa nhiều chất nhờn. Cây ô rô có chứa Alcalid. Rễ có chứa Tanin, Hydroxy, Trierpenoidal,…

Các loại cây ô rô

Hiện nay ô rô có 2 loại đó là: Ô rô cạn (là loại nhắc đến trong bài viết này) và ô rô nước là loại cây bản địa của Ấn Độ và Sri Lanka.

Các loại cây ô rô
Các loại cây ô rô hiện nay

Công dụng của cây ô rô

Cây ô rô theo đông y có tính hàn, vị mặn, hơi đắng, chua, không độc. Ô rô chủ yếu được sử dụng để chữa chảy máu cam, thổ huyết, tiểu ra máu, bị đánh hoặc ngã gây chảy máu băng đới.

Ngoài ra nó còn có một số tác dụng khác như thông sữa, tiêu thũng, mát huyết. Nhờ có tính mát, vị hơi mặn nên có tác dụng giúp tiêu sưng, tiêu đờm, hạ khí, tan máu ứ, giảm đau.

Tất cả bộ phận của cây ô rô đều có thể được sử dụng để làm thuốc hưng phấn, hỗ trợ trị đau lưng, nhức mỏi lưng, hen suyễn, ho đờm, tê bại.

Phần lá và rễ của cây ô rô còn được sử dụng để chữa tiểu rắt, tiểu buốt, thấp khớp, thủy thũng. Nhiều người thường kết hợp ô rô với vỏ quả lá quao nấu nước để trị đau gan. Một số nơi còn dùng ô rô để ăn trầu, hỗ trợ chữa trị bệnh đường ruột và đánh nước trong.

Cây ô rô trị bệnh gì?

18 tác dụng của cây ô rô, trái ô rô trị mụn có đúng không có thể kể đến như sau:

  1. Hỗ trợ chữa đau gan, vàng da, trúng độc.
  2. Hỗ trợ chữa trị tiểu vàng, táo bón.
  3. Hỗ trợ trị ho đờm, hen suyễn.
  4. Hỗ trợ trị đau lưng, nhức xương, thấp khớp, tê bại.
  5. Trị chứng ho gà.
  6. Chữa chứng rong huyết.
  7. Tác dụng chống viêm, giảm đau, lợi thủy, trừ thấp.
  8. Hỗ trợ chữa rắn cắn.
  9. Hỗ trợ chữa gan và lách sưng to.
  10. Hỗ trợ chữa tràng nhạc và bệnh hạch bạch huyết.
  11. Hỗ trợ điều trị ghẻ lở.
  12. Hỗ trợ trị bệnh viêm ruột thừa mãn tính.
  13. Chữa chảy máu chân răng.
  14. Hỗ trợ chữa trị ngứa âm hộ.
  15. Hỗ trợ chữa động thai chảy máu.
  16. Chữa chứng nôn ra máu.
  17. Trị chảy máu cam.
  18. Trị chứng tiểu ra máu
Cây ô rô trị bệnh gì?
Cây ô rô có nhiều công dụng chữa bệnh hữu ích

Trái ô rô trị mụn

Nhiều người thường cho rằng quả ô rô có thể dùng để trị mụn. Tuy nhiên có một số tài liệu lại cho rằng sử dụng lá sẽ hiệu quả hơn.

Cách làm không quá phức tạp. Bạn chỉ cần lấy lá ô rô non rửa sạch, sau đó giã nát rồi đắp lên vùng da bị mụn. Mỗi tuần thực hiện 2 lần sẽ giúp giảm bớt mụn đáng kể.

Với những thông tin đã được tổng hợp và chia sẻ trên đây hy vọng đã phần nào giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về 18 tác dụng của cây ô rô, trái ô rô trị mụn có đúng không. Chúc bạn luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống.

Bài viết liên quan

  • 34 TÁC DỤNG CỦA CÂY CỎ MỰC CHỈ NGƯỜI NÔNG THÔN MỚI DÙNG
  • 9+ TÁC DỤNG CỦA CÂY DUỐI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CÓ THỂ BẠN KHÔNG BIẾT
  • TÁC DỤNG CỦA CÂY HOA ĐẬU BIẾC LÀ GÌ?

Từ khóa » Bông ô Rô Trị Bệnh Gì