18 Tuần - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Hành vi và phát triển
Bé phát triển như thế nào?
Vào tuần thứ 18, bé có thể:
- Giữ đầu ổn định khi đứng thẳng;
- Nâng ngực lên khi nằm úp với trợ lực từ tay;
- Cầm nắm đồ chơi đặt ở sau lưng hoặc trên đầu ngón tay;
- Sử dụng cả bàn tay và chân cùng một lúc trong vài phút;
- Tự chơi đùa trong cũi;
- Tập trung vào những vật có kích thước nhỏ (đừng để những vật này trong tầm với của bé);
- Lặp đi lặp lại một hành động để xem kết quả của hành động đó là gì và có thể sẽ đổi sang một hành động khác để xem có gì khác biệt không;
- Cầm nắm đồ vật;
- Ré lên khi phấn khích.
Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?
Để giúp bé phát triển, bạn có thể chơi trò chơi cùng bé vì ở giai đoạn này, giờ chơi chính là lúc để bé bắt đầu học hỏi mọi thứ. Ú òa là trò chơi rất phù hợp với trẻ ở độ tuổi này.
Sức khỏe và an toàn
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Tùy vào tình trạng cụ thể của bé, bác sĩ hoặc y tá sẽ kiểm tra toàn bộ hoặc hầu hết các điều sau:
- Kiểm tra thể chất bao gồm cả tái khám các vấn đề trước đó;
- Đánh giá phát triển. Các bác sĩ sẽ kiểm tra để đánh giá khả năng kiểm soát đầu, sử dụng tay, nhìn, nghe và tương tác của bé. Hoặc đơn giản bác sĩ sẽ dựa vào việc quan sát cũng như lời kể của bạn về những gì bé đang làm.
Mẹ nên biết thêm những gì?
Ở tuần 18, bạn cần lưu ý những điều sau khi chăm sóc cho bé:
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ hoặc viêm kết mạc là tình trạng mắt bị viêm gây ra bởi virus, vi khuẩn hoặc do dị ứng. Màng bọc lòng trắng của mắt bé và phía trong của mí mắt (gọi là kết mạc) sẽ bị kích ứng, từ đó có thể khiến mắt bé bị đỏ, có gỉ có màu trắng, vàng hoặc xanh lá cây do mủ chảy ra và khô lại. Bé còn có thể bị chảy nước mắt và khó mở mắt vào buổi sáng. Con bạn có thể bị tình trạng đau mắt đỏ ở một hoặc cả hai bên mắt. Nếu con bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của đau mắt đỏ, hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức. Bé cần phải được kiểm tra mắt và điều trị kịp thời.
Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan, vì vậy hãy cẩn thận tránh để lây bệnh từ bé. Bạn cần rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi dùng tay kiểm tra mắt cho bé để tránh lây nhiễm. Hãy giữ bé ở nhà và tránh cho bé đi ra sân chơi hoặc đi nhà trẻ. Ngoài ra bạn cần phải vệ sinh giường, khăn lau mặt và khăn tay của bé thường xuyên.
Nếu nguyên nhân khiến con bạn bị đau mắt đỏ là do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho bé, thường là ở dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ. Nếu nguyên nhân là do virus và con bạn có triệu chứng cảm lạnh, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn thường xuyên vệ sinh mắt cho bé nhẹ nhàng bằng khăn ấm và để bệnh tự hết trong vòng một tuần. Nếu nguyên nhân gây nên tình trạng đau mắt đỏ của bé con nhà bạn là do dị ứng, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định nguyên do, sau đó bạn sẽ cần phải cách ly bé khỏi môi trường xung quanh càng sớm càng tốt. Bác sĩ cũng sẽ cho bé nhỏ thuốc nhỏ mắt để việc điều trị được hiệu quả hơn.
Đôi khi tuyến lệ bị chèn ép sẽ tạo thành gỉ mắt và làm cho mắt bé dễ bị nhiễm trùng. Tùy thuộc vào tình trạng của bé, bác sĩ có thể khuyên bạn nên xoa bóp tuyến lệ hoặc chườm ấm khu vực này để giúp lưu thông trở lại. Trong một số ít trường hợp, bé sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật nếu tuyến lệ vẫn bị nghẹt trong một thời gian dài.
Nhẹ cân
Nhìn chung, nếu con bạn hiếu động và phát triển tốt về mọi mặt, bé sẽ tăng cân đều đặn. Nếu cân nặng của bé thấp dưới mức trung bình, lúc này bạn nên theo dõi chiều cao của bé bởi để có thể đánh giá tốc độ phát triển. Có nhiều yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến kích thước và cân nặng của bé, chẳng hạn như yếu tố di truyền. Nếu bạn và/hoặc bạn đời của bạn gầy hoặc có khung xương nhỏ thì có khả năng bé cũng sẽ như vậy. Ngoài ra nguyên nhân khiến bé nhẹ cân cũng có thể là do bé quá hiếu động. Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể bao gồm việc bé ăn không đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Ngoài ra bạn cần chú ý đừng tự ý giới hạn lượng thức ăn cho bé. Một số bậc phụ huynh mong muốn bé sẽ có được sức khỏe tốt khi lớn lên, vì vậy họ hạn chế calo và chất béo ngay trong giai đoạn bé còn sơ sinh. Điều này rất nguy hiểm vì ở giai đoạn này, trẻ cần những dưỡng chất này để tăng trưởng và phát triển một cách bình thường. Bạn có thể tập cho bé thói quen ăn uống hợp lí và luôn bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết.
Nếu bạn tin rằng bé nhẹ cân là do khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của bé không tốt hay tỷ lệ trao đổi chất không đồng đều hoặc do các bệnh truyền nhiễm hay bệnh mãn tính, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cũng như tìm ra phương pháp điều trị kịp thời.
Mối quan tâm của mẹ
Những điều mẹ cần quan tâm là gì?
Ở giai đoạn này, bé có thể có các thói quen và hành động bạn cần lưu ý.
Mút ngón tay
Hầu như tất cả các bé đều mút ngón tay trong năm đầu đời. Nhiều bé thậm chí bắt đầu thói quen đó ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Điều này không có gì là lạ, bởi miệng của bé không chỉ dùng để ăn mà còn giúp bé khám phá và vui đùa. Ban đầu, có thể bé chỉ ngẫu nhiên đưa tay vào miệng mà thôi. Nhưng sau đó bé sẽ nhận ra rằng cho tay vào miệng ngậm có thể đem lại cảm giác dễ chịu và từ đó bé có thể hình thành thói quen này.
Lúc đầu, bạn sẽ thấy bé làm như vậy thật dễ thương hoặc thậm chí hữu ích khi bé tự tìm cách giải trí mà không cần sự giúp đỡ của bạn. Nhưng sau đó, khi bé mút tay liên tục, bạn sẽ bắt đầu lo lắng khi hình dung bé đến trường và lúc nào tay cũng ở trong miệng, bé sẽ bị các bé khác chế nhạo, và cô giáo khiển trách. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng và cứ để bé tự mút tay. Không có bằng chứng nào cho thấy việc bé tự mút tay là do bé thiếu thốn tình cảm hay có thể làm tổn hại đến sự liên kết của răng vĩnh viễn hay bất kỳ sự biến dạng nào của miệng. Vì hầu hết các bé sẽ từ bỏ thói quen này khi được 4 đến 6 tuổi nên nhiều chuyên gia cho rằng bạn không cần phải cố cai thói quen mút tay cho bé trước thời điểm này.
Một số nghiên cứu cho thấy gần một nửa số các bé có thói quen mút tay khi còn nhỏ. Hành vi này phổ biến nhất khi bé được 18 đến 21 tháng tuổi, mặc dù một số bé sau đó sẽ bỏ được thói quen này. Gần 80% bé từ bỏ thói quen này trước 5 tuổi, 95% trước 6 tuổi và thường là tự bé sẽ bỏ mà không cần sự hỗ trợ từ người khác.
Để khắc phục tình trạng bé chỉ chăm chú mút ngón tay suốt cả ngày, hãy đánh lạc hướng bé bằng đồ chơi, hoặc những trò chơi có sử dụng tay.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
[embed-health-tool-vaccination-tool]
Từ khóa » Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 18 Tuần Tuổi
-
Sự Phát Triển Của Trẻ 18 Tuần Tuổi Sau Sinh - Vinmec
-
Sự Phát Triển Của Trẻ 18 Tuần Tuổi Sau Sinh - Bệnh Viện Vinmec
-
Những Gì đang Diễn Ra Với Bé Khi Bé được 18 Tuần Tuổi ? | Sau Sinh
-
Sự Phát Triển Của Bé Từ 17-20 Tuần Tuổi - Eva
-
Sự Phát Triển Của Bé - 4-5 Tháng Tuổi - Tuần Thứ 18 - Webtretho
-
Sự Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh Qua Các Tuần (4 -10 Tháng Tuổi)
-
Sự Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh Theo Từng Tháng Tuổi - Huggies
-
Sự Phát Triển Trẻ Sơ Sinh 3 Tuần Tuổi & Cách Chăm Sóc - Huggies
-
Sự Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh 3 Tuần Tuổi - MarryBaby
-
Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Vừa Chào đời Từ 0 đến 6 Tháng Tuổi
-
Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Cho Người Lần đầu Làm Mẹ
-
Cách Chăm Sóc Bé Sơ Sinh Tại Nhà - Benh Vien 108
-
Chăm Sóc Trẻ Khỏe Giai đoạn 2 Tuần Tuổi - Y Học Cộng Đồng