2.000 Bức Tranh động Viên Tuyến đầu Chống Covid-19 - VnExpress

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Đời sống
  • Bài học sống
Chủ nhật, 26/9/2021, 11:01 (GMT+7) 2.000 bức tranh động viên tuyến đầu chống Covid-19

Sau 7 tuần phát động, cuộc thi "Vì một Việt Nam tất thắng" nhận bài dự thi từ 1.000 em nhỏ, trong đó chủ yếu là tranh vẽ.

Cuộc thi "Vì một Việt Nam tất thắng" dừng nhận bài dự thi ngày 24/9. Trong số các tác phẩm gửi về có 2.000 tranh vẽ và hơn 100 thư tay, thơ do các em nhỏ ung thư, mắc bệnh hiểm nghèo, tự kỷ, tàn tật, chất độc da cam và mồ côi sáng tác.

Cuộc thi đang bước vào giai đoạn bình chọn (chiếm 30% tổng số điểm) và chấm giải. Lễ công bố giải thưởng và triển lãm các tác phẩm sẽ được tổ chức vào tháng 10.

Trên đây là bức tranh "Hướng về miền Nam thân yêu" của em Bùi Duy Anh, 14 tuổi, ở Quảng Ninh bị câm điếc bẩm sinh.

Cuộc thi "Vì một Việt Nam tất thắng" dừng nhận bài dự thi ngày 24/9. Trong số các tác phẩm gửi về có 2.000 tranh vẽ và hơn 100 thư tay, thơ do các em nhỏ ung thư, mắc bệnh hiểm nghèo, tự kỷ, tàn tật, chất độc da cam và mồ côi sáng tác.

Cuộc thi đang bước vào giai đoạn bình chọn (chiếm 30% tổng số điểm) và chấm giải. Lễ công bố giải thưởng và triển lãm các tác phẩm sẽ được tổ chức vào tháng 10.

Trên đây là bức tranh "Hướng về miền Nam thân yêu" của em Bùi Duy Anh, 14 tuổi, ở Quảng Ninh bị câm điếc bẩm sinh.

Bên cạnh sự hưởng ứng nhiệt tình của các em đang điều trị tại các bệnh viện trên cả nước như Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế... cuộc thi còn có sự tham gia tích cực của các thí sinh đến từ các làng trẻ em SOS từ Bắc đến Nam.

Trong ảnh là bức vẽ của Tập thể các bé nhà 17, làng SOS TP HCM.

Bên cạnh sự hưởng ứng nhiệt tình của các em đang điều trị tại các bệnh viện trên cả nước như Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế... cuộc thi còn có sự tham gia tích cực của các thí sinh đến từ các làng trẻ em SOS từ Bắc đến Nam.

Trong ảnh là bức vẽ của Tập thể các bé nhà 17, làng SOS TP HCM.

Hơn 1.000 thí sinh gửi bài dự thi đến từ hơn 40 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có những em mới 4 tuổi.

Nhiều bạn nhỏ và phụ huynh chia sẻ với Ban tổ chức các em đã tìm thấy niềm vui, sự háo hức trong những ngày giãn cách khi tham gia cuộc thi, từ khâu lên ý tưởng, phác thảo, vẽ chi tiết, tô màu và gửi tranh và chiêm ngưỡng tác phẩm của mình được đăng tải.

Bởi thế có những em tranh thủ sáng tác sau mỗi đợt truyền hoá chất, có em nỗ lực viết thư tay dù khiếm khuyết một phần cơ thể.

Hơn 1.000 thí sinh gửi bài dự thi đến từ hơn 40 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có những em mới 4 tuổi.

Nhiều bạn nhỏ và phụ huynh chia sẻ với Ban tổ chức các em đã tìm thấy niềm vui, sự háo hức trong những ngày giãn cách khi tham gia cuộc thi, từ khâu lên ý tưởng, phác thảo, vẽ chi tiết, tô màu và gửi tranh và chiêm ngưỡng tác phẩm của mình được đăng tải.

Bởi thế có những em tranh thủ sáng tác sau mỗi đợt truyền hoá chất, có em nỗ lực viết thư tay dù khiếm khuyết một phần cơ thể.

Mỗi tác phẩm có một giá trị riêng, và giá trị đó một phần được tạo nên từ hành trình làm ra tác phẩm ấy, giống như bức tranh “Ba chú heo con thời Covi” trong thế giới của một em nhỏ tự kỷ - em Trần Duy Lâm, 9 tuổi, Hà Nội.

Chị Lâm Bình, mẹ của bé, cho biết trong những ngày cả thế giới trải qua đại dịch lịch sử, câu chuyện về tinh thần đoàn kết “Ba chú heo con và con chó sói” đi vào tâm trí con, xen lẫn với những hình ảnh đời thường như: đeo khẩu trang, rửa tay, học online, cách ly tại nhà...

"Từ khi biết đến cuộc thi, con có 2 tuần được chơi, được luyện tập mà qua đó con rèn được sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, rèn khả năng tập trung, hoàn thành đến cùng. Khuôn mặt con cười hỉ hả với những nhân vật biến tấu mà con tạo ra, sao mà hồn nhiên, hạnh phúc đến thế! Mẹ con tin là con đang dần hiểu hơn những ngày lịch sử mà cả xã hội đang trải qua và con cũng mang trong mình niềm tin vào sự chiến thắng đại dịch. Niềm tin rằng rồi tất cả chúng ta sẽ được bình an", chị Lâm Bình chia sẻ.

Mỗi tác phẩm có một giá trị riêng, và giá trị đó một phần được tạo nên từ hành trình làm ra tác phẩm ấy, giống như bức tranh “Ba chú heo con thời Covi” trong thế giới của một em nhỏ tự kỷ - em Trần Duy Lâm, 9 tuổi, Hà Nội.

Chị Lâm Bình, mẹ của bé, cho biết trong những ngày cả thế giới trải qua đại dịch lịch sử, câu chuyện về tinh thần đoàn kết “Ba chú heo con và con chó sói” đi vào tâm trí con, xen lẫn với những hình ảnh đời thường như: đeo khẩu trang, rửa tay, học online, cách ly tại nhà...

"Từ khi biết đến cuộc thi, con có 2 tuần được chơi, được luyện tập mà qua đó con rèn được sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, rèn khả năng tập trung, hoàn thành đến cùng. Khuôn mặt con cười hỉ hả với những nhân vật biến tấu mà con tạo ra, sao mà hồn nhiên, hạnh phúc đến thế! Mẹ con tin là con đang dần hiểu hơn những ngày lịch sử mà cả xã hội đang trải qua và con cũng mang trong mình niềm tin vào sự chiến thắng đại dịch. Niềm tin rằng rồi tất cả chúng ta sẽ được bình an", chị Lâm Bình chia sẻ.

Bức tranh được Phạm Anh Tuấn, 15 tuổi, bệnh nhi ung thư vẽ trong thời gian điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Hai tháng qua Tuấn chưa được về nhà và vẽ tranh giúp em phần nào khoả lấp nỗi buồn trong những ngày nằm viện.

"Em mong các đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện và các bác sĩ tuyến đầu giữ gìn sức khỏe để giúp bệnh nhi chúng em sớm ngày trở về gặp mặt gia đình! Việt Nam Fighting! Doctors Fighting!", Tuấn gửi gắm trong bức tranh của mình.

Bức tranh được Phạm Anh Tuấn, 15 tuổi, bệnh nhi ung thư vẽ trong thời gian điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Hai tháng qua Tuấn chưa được về nhà và vẽ tranh giúp em phần nào khoả lấp nỗi buồn trong những ngày nằm viện.

"Em mong các đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện và các bác sĩ tuyến đầu giữ gìn sức khỏe để giúp bệnh nhi chúng em sớm ngày trở về gặp mặt gia đình! Việt Nam Fighting! Doctors Fighting!", Tuấn gửi gắm trong bức tranh của mình.

"Con yêu quý, biết ơn và rất cảm phục các y bác sỹ đang ngày đêm chăm sóc và cứu chữa các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Bức tranh của con như một lời cảm ơn gửi đến các y bác sĩ ạ. Con chúc các y bác sỹ luôn mạnh khỏe để chiến đấu cùng người bệnh, chiến thắng Covid-19", em Viên Thị Ngọc Ánh chia sẻ.

"Con yêu quý, biết ơn và rất cảm phục các y bác sỹ đang ngày đêm chăm sóc và cứu chữa các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Bức tranh của con như một lời cảm ơn gửi đến các y bác sĩ ạ. Con chúc các y bác sỹ luôn mạnh khỏe để chiến đấu cùng người bệnh, chiến thắng Covid-19", em Viên Thị Ngọc Ánh chia sẻ.

Tác phẩm được gửi đến từ bé Chu Thanh Ngọc (Trung tâm hỗ trợ phát triển hòa nhập TKT Tâm An) với tựa đề "Ba là người anh hùng của tim con".

Tác phẩm được gửi đến từ bé Chu Thanh Ngọc (Trung tâm hỗ trợ phát triển hòa nhập TKT Tâm An) với tựa đề "Ba là người anh hùng của tim con".

Nguyễn Trần Thảo Nguyên, 7 tuổi, Đà Lạt thể hiện tinh thần đoàn kết chống dịch của các lực lượng gồm công an, bộ đội, bác sĩ, tình nguyện viên... qua nét vẽ ngộ nghĩnh.

"Cháu muốn cảm ơn đến sự hy sinh của tất cả những anh hùng trong cuộc chiến chống Covid để bảo vệ cho từng gia đình và xã hội. Cuộc chiến còn dài và gian khổ nhưng nhất định chiến thắng khi mỗi người dân phải luôn ý thức thực hiện đúng 5K", Nguyên mô tả thêm về tác phẩm.

Nguyễn Trần Thảo Nguyên, 7 tuổi, Đà Lạt thể hiện tinh thần đoàn kết chống dịch của các lực lượng gồm công an, bộ đội, bác sĩ, tình nguyện viên... qua nét vẽ ngộ nghĩnh.

"Cháu muốn cảm ơn đến sự hy sinh của tất cả những anh hùng trong cuộc chiến chống Covid để bảo vệ cho từng gia đình và xã hội. Cuộc chiến còn dài và gian khổ nhưng nhất định chiến thắng khi mỗi người dân phải luôn ý thức thực hiện đúng 5K", Nguyên mô tả thêm về tác phẩm.

"Mọi người đang chung tay góp sức - Quyết thắng đại dịch" là bức tranh của Hoàng Thị Thanh Hiền, bệnh nhi ung thư đến từ Yên Bái. Trong cuộc chiến chống Covid-19, cô bé 15 tuổi đặc biệt ấn tượng với tinh thần đùm bọc của dân tộc Việt Nam và tự hào khi chứng kiến những hình ảnh quen thuộc từ y tá, bác sĩ, các chiến sĩ công an, đội ngũ tình nguyện viên dốc sức nỗ lực cứu trợ đồng bào từ những điều nhỏ nhặt nhất.

"Vì cảm phục, em đã khắc họa lại những hình ảnh đáng trân trọng đó với một tâm nguyện là đại dịch có thể chấm dứt để mọi người được trở về với gia đình, sống những cuộc sống bình thường như trước", Hiền chia sẻ.

"Mọi người đang chung tay góp sức - Quyết thắng đại dịch" là bức tranh của Hoàng Thị Thanh Hiền, bệnh nhi ung thư đến từ Yên Bái. Trong cuộc chiến chống Covid-19, cô bé 15 tuổi đặc biệt ấn tượng với tinh thần đùm bọc của dân tộc Việt Nam và tự hào khi chứng kiến những hình ảnh quen thuộc từ y tá, bác sĩ, các chiến sĩ công an, đội ngũ tình nguyện viên dốc sức nỗ lực cứu trợ đồng bào từ những điều nhỏ nhặt nhất.

"Vì cảm phục, em đã khắc họa lại những hình ảnh đáng trân trọng đó với một tâm nguyện là đại dịch có thể chấm dứt để mọi người được trở về với gia đình, sống những cuộc sống bình thường như trước", Hiền chia sẻ.

"Đi chợ giúp dân" được thể hiện qua nét vẽ của Đỗ Minh Ngọc, 9 tuổi, Hà Nội.

"Do dịch bệnh bùng phát phải phong toả nhiều khu vực nên các chú bộ đội đã đi chợ giúp dân, để người dân yên tâm ở nhà hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Con mong dịch bệnh sớm kết thúc để chúng con lại được đi học, được vui chơi, mọi người được vui vẻ như trước", Ngọc nói.

Chia sẻ khi tham gia với vai trò Đại sứ, thành viên Ban giám khảo “Vì một Việt Nam tất thắng” - ca sĩ Hà Anh Tuấn cho biết: "Tôi không nghĩ người lớn chúng ta sẽ phán xét bức tranh nào xấu hay đẹp. Quan trọng nhất, chúng ta sẽ hiểu những giấc mơ tốt đẹp, lương thiện và mãnh liệt của các bé".

"Đi chợ giúp dân" được thể hiện qua nét vẽ của Đỗ Minh Ngọc, 9 tuổi, Hà Nội.

"Do dịch bệnh bùng phát phải phong toả nhiều khu vực nên các chú bộ đội đã đi chợ giúp dân, để người dân yên tâm ở nhà hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Con mong dịch bệnh sớm kết thúc để chúng con lại được đi học, được vui chơi, mọi người được vui vẻ như trước", Ngọc nói.

Chia sẻ khi tham gia với vai trò Đại sứ, thành viên Ban giám khảo “Vì một Việt Nam tất thắng” - ca sĩ Hà Anh Tuấn cho biết: "Tôi không nghĩ người lớn chúng ta sẽ phán xét bức tranh nào xấu hay đẹp. Quan trọng nhất, chúng ta sẽ hiểu những giấc mơ tốt đẹp, lương thiện và mãnh liệt của các bé".

Sắc màu Tây Nguyên trong tranh vẽ chống dịch của Ngô Thị Hằng, làng trẻ em SOS Pleiku.

Sắc màu Tây Nguyên trong tranh vẽ chống dịch của Ngô Thị Hằng, làng trẻ em SOS Pleiku.

Quỹ Hy vọng

"Vì một Việt Nam tất thắng" là cuộc thi vẽ tranh và sáng tác văn học dành cho trẻ em yếu thế. Cuộc thi do Chương trình Mặt trời Hy Vọng (tiền thân là Ông Mặt Trời), Quỹ Hy vọng cùng trường Đại học Ngoại thương, Trang tin tức giới trẻ iOne.net đồng tổ chức; VTV Digital và báo VnExpress bảo trợ truyền thông. Chi tiết về cuộc thi xem tại đây.

Trở lại Đời sốngTrở lại Đời sống Copy link thành công ×

Từ khóa » Hình ảnh Bác Sĩ Vẽ