2 âm Thanh Thai Nhi 'kêu Cứu' Trong Bụng Bầu, Mẹ Cần Phát Hiện Sớm
Có thể bạn quan tâm
Không chỉ có những cử động trong bụng bầu của mẹ, thai nhi còn phát ra âm thanh khi phải đối mặt với sự cố nguy hiểm
Ngay từ ngày đầu tiên biết mình mang thai, hơn 80% mối quan tâm của các mẹ bầu có thể nằm ở chính bụng bầu của mình. Một cái đạp mạnh hay những cơn co thắt giả... tất cả điều này sẽ người mẹ cảm thấy lo lắng, luôn tự hỏi em bé có ổn hay không.
Mới đây người bạn của em đang mang thai 6 tháng kể rằng hôm trước cô ấy cảm thấy trong bụng có âm thanh "ùng ục" , lúc đầu còn tưởng bụng đầy hơi, nhưng âm thanh này liên tục mấy ngày liền, càng nghĩ càng sợ nên cô đã vội vàng đến bệnh viện. Sau khi thăm khám bác sĩ mới phát hiện ra thai nhi bị “dây rốn quấn cổ”, rất may là đến sớm, nếu không em bé sẽ bị siết chặt hơn, rất nguy hiểm.
Em bé rất bận rộn trong bụng bầu của mẹ
Các bác sỹ sản khoa cho biết, sau khi mang thai, bụng bầu sẽ to dần lên, rõ nhất là từ bụng bầu 5 tháng, thỉnh thoảng phát ra một số âm thanh, có 1 số âm thanh được xem là bình thường, nhưng cũng có nhiều âm thanh được cho là báo hiệu nguy hiểm cho thai nhi.
Âm thanh bụng bầu báo hiệu thai nhi đang gặp nguy
Bụng sôi ùng ục
Bụng bầu sôi cũng là điều cần lưu ý
Không riêng gì phụ nữ mang thai, trong cuộc sống đôi khi bụng của chúng ta cũng sôi cồn cào, trong những trường hợp như vậy là bình thường, tiếng kêu như vậy chỉ phát ra khi đói. Phụ nữ mang thai là những người cực kỳ nhanh đói nên bụng cồn cào cũng là có thể không có gì nghiêm trọng.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu không đói nhưng bụng vẫn phát ra tiếng động không rõ lý do thì đó cũng là một cảnh báo của sức khỏe, ví dụ như mẹ bầu có thể gặp vấn đề về tiêu hóa, do những nguyên nhân riêng nên dạ dày của họ luôn phát ra những tiếng kêu “ùng ục”. Điều này cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của con yêu, vì vậy để được thai nhi phát triển an toàn, các mẹ bầu nên lưu ý.
“Tiếng khóc" của thai nhi
Khi ở trong bụng mẹ, bé có thể có những cảm xúc bình thường như người lớn khi bầu 4 tháng, vì vậy, nếu bé gặp một số nguy hiểm hoặc không vui thì rất có thể khóc trong bụng.
Rất hiếm khi mẹ bầu nghe thấy tiếng con khóc, vì tiếng khóc của con rất nhỏ, cùng với sự tắc nghẽn của nước ối và mỡ bụng, âm thanh thậm chí còn rất nhỏ. Nói chung, chỉ những thiết bị chuyên môn của bệnh viện mới có thể nghe được tiếng khóc của đứa trẻ trong bụng.
Do đó, nếu mẹ bầu cảm thấy mình vừa nghe thấy tiếng khóc của thai nhi thì rất có thể con đang trong bụng không được khỏe. Nhưng cũng không loại trừ tiếng khóc chỉ là một minh chứng cho sự phát triển xúc cảm của thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Rất có thể bé muốn được mẹ vuốt ve, trò chuyện hoặc ngược lại đang giận hờn, làm mặt xấu khi không hài lòng.
Nếu lo lắng, mẹ có thể đến bệnh viện khám ngay khi cần sự giúp đỡ. Số ít trường hợp bé bị dây rốn quấn cổ gây thiếu oxy, khiến bé khó chịu và phát ra tiếng khóc.
>>> Có thể bạn quan tâm: 9 thực phẩm làm ấm tử cung
Bụng bầu khi thai nhi chuyển động
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng sẽ nhận ra có những cử động nhỏ của thai nhi trong bụng khi mang thai như:
Bụng bầu "nhảy nhót"
Trong tam cá nguyệt thứ 2, nếu xuất hiện một loạt các rung động nhịp nhàng ở bụng thì rất có thể bé đang “nấc cụt”. Ở 3 tháng giữa thai kỳ, bé sẽ tập thở và nuốt nước ối, đôi khi bé lo lắng nuốt nước bọt nên dễ “nấc” khiến bụng bầu “nhảy loạn xạ”.
Bụng bầu tụt xuống vào 3 tháng giữa thai kỳ
Trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng nặng trĩu vì cân nặng thai nhi tăng, đó là dấu hiệu cho thấy thai nhi sắp xuống vực. Khi khám thai, mẹ bầu nên để bác sĩ phán đoán tình trạng vùng chậu, nếu kèm theo đau bụng, ra má.u đỏ… thì phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tránh nguy hiểm cho thai nhi.
Mẹ nên chú ý âm thanh từ bụng bầu để xem con có ổn không nhé
Bụng bầu trong giai đoạn sắp sinh
Các bà mẹ có bụng bầu sắp sinh sẽ sản sinh ra một lượng lớn estrogen và progesterone nên sẽ ức chế sự co bóp của các cơ trơn và làm chậm lại khiến dạ dày và ruột bị rối loạn nên dễ gây đầy hơi đường tiêu hóa.
Lời khuyên các bà mẹ sắp sinh nên có chế độ ăn uống điều độ, ăn thành nhiều bữa nhỏ và thường xuyên, đi dạo sau bữa ăn để tốt cho nhu động ruột.
Xem thêm bài gốc tại:
https://www.verywellfamily.com/concerns-about-your-pregnant-belly-2759765
Xem thêm bài viết liên quan:
Cách chữa trị kinh nguyệt không đều tại nhà - đơn giản, hiệu quả
Vì sao kinh nguyệt không đều, điểm mặt 13 nguyên nhân khiến chu kỳ rối loạn
9 cách trì hoãn kinh nguyệt an toàn, giúp chị em thoải mái đi chơi
Từ khóa » Bụng Cồn Cào Khi Mang Thai 3 Tháng đầu Webtretho
-
Em Hay Bị Cồn Ruột Quá Các Chị ơi ! - Webtretho
-
Thai Gần 16w Không Còn Thấy đói Cồn Cào Nữa - Webtretho
-
Chứng Trào Ngược Dạ Dày Và đau đầu Khi Mang Thai - Webtretho
-
Bầu 5 Tuần, Xót Ruột Và Khó Chịu Cực Kỳ, Các Mẹ Giúp Em Với :(
-
Có Mẹ Nào Mang Thai đói Nhanh,lúc đói đau Bụng Không? - Webtretho
-
Vật Vã Với Cơn Nghén Ngẫm - Webtretho
-
Nguyên Nhân Khiến Bụng Cồn Cào Khi Mang Thai Và Cách Giải Quyết
-
Bà Bầu Bị Bụng Cồn Cào Phải Làm Sao? Có ảnh Hưởng đến Thai Nhi ...
-
[MẸO] 10+ Dấu Hiệu Chắc Chắn Mang Thai Bé Trai Dễ Phát Hiện Nhất
-
Làm Sao để Vượt Qua Cơn Nghén Khi Mang Thai? | Vatgia Hỏi & Đáp
-
Bụng Nóng Cồn Cào Khi Mang Thai Phải Làm Sao? - Thuốc Dân Tộc
-
Mang Thai Theo Từng Tuần Từ 1 – 12 Tuần, Mẹ Nên Làm Gì?
-
Ợ Nóng, đau Dạ Dày Khi Mang Thai: Những điều Cần Lưu ý | Vinmec
-
Khác: - Đầy Bụng Khi Mang Thai Có Sao Không ạ? :(