2 Bài Thuốc Phục Hồi Sức Khỏe Sau Viêm Phổi
Có thể bạn quan tâm
Kế thừa và vận dụng cổ phương để trị kim bệnh, thuộc về tư bổ phế thận âm hư sau viêm phổi, kiêm trừ dư tà và hậu hoạn từ phế (tái phát về sau).
Bài thuốc bổ phế thận âm hư sau viêm phổi đã được sử dụng trong những năm gần đây. Trên thực tế cho hiệu quả rõ rệt. Sau viêm phổi, có hai bài thuốc để phục hồi sức khỏe với hai trạng thái bệnh khác nhau:
Bài 1: Tư bổ phế thận âm hư thang
Thành phần bài thuốc: Thục địa hoàng tốt 15g, táo nhân sao 15g, sa sâm 12g, bạch linh 10g, cam thảo 05g, hoài sơn 15g, mạch môn 10g, ngũ vị 05g, cát cánh 15g, đương quy thân 10g, dĩ mễ 15g, mạch nha 15g, đỗ trọng 15g, bạch thược 06g, viễn chí chế 08 g, bối mẫu 12g, đơn bì 08g, ngân hoa 10g, hoàng cầm 06g, hồng hoa 08g, đào nhân 06g, cúc hoa 10g, bách bộ 10g, đại táo 12g, sơn thù du 08g.
Một thang thuốc sắc uống 3 ngày (đựng thuốc vào phích con bảo ôn, khi uống khỏi phải hâm lại). Mỗi ngày sắc 2 lần, mỗi lần lấy lưng bát, rồi chia ra mỗi ngày uống từ 2-3 lần.
Ngày hôm sau lại sắc tiếp như vậy. Ngày thứ 3 sắc 1 lần vì thuốc đã loãng.
Buổi sáng uống sau điểm tâm 1 giờ, chiều 4-5 h, tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần uống chừng 1 chén tống quả hồng, không nên uống quá nhiều, còn để thuốc ngấm dần, không thể "sậu bổ" (bổ vội vã, nhanh chóng).TIN LIÊN QUAN
Bé gái suy hô hấp, viêm phổi nặng sau cú ngã trượt chân xuống suối
Ca tử vong trên nền bệnh nhân cao tuổi, viêm phổi do nhiễm SARS-CoV-2 và bệnh lý nền nặng
Sau khi uống 5 hoặc 10 thang thì tạm nghỉ một thời gian 15 ngày, nếu có triệu chứng gì thì sẽ gia giảm thêm. Ví dụ người còn mệt, gia thêm đảng sâm 15gam và có thể uống tiếp 5-10 thang là nghỉ được.
Phối ngũ và tính năng của vị thuốc: Đương quy thân, thục địa, bạch thược, tư âm bổ huyết kiêm bình can, bổ phế thận âm.
Sa sâm, bạch linh tư bổ phế âm, tiêu đàm. Hoài sơn, mạch nha, dĩ mễ bổ phế kiện tỳ (tư thổ sinh phế kim) tiêu thực.
Ngân hoa, hoàng cầm, mạch môn, ngũ vị, cát cánh, bối mẫu, bách bộ tư âm, nhuận phế, sinh tân dịch, chỉ khái tiêu đàm, thông lợi đường họng, chữa dị chứng (dư tà), phế bị tổn thương.
Táo nhân, viễn chí, đại táo an thần định chí, ngủ ngon giấc. Đơn bì, cúc hoa, đỗ trọng bổ can thận, minh mục, cường cân cốt. Hồng hoa, đào nhân hoạt huyết, chữa "dư tà" phòng "hậu hoạn". Cam thảo điều hòa chư dược (các vị thuốc).
Sở dĩ tôi nói di chứng "dư tà", phòng "hậu hoạn" ở đây là có người bị ngã, bị đánh chấn thương vùng ngực (phổi). Tuy đã được chữa khỏi, nhưng sau một thời gian mấy năm, bệnh lại tái phát rất khó chữa, thậm chí nguy hiểm đến tính mệnh.
Bài 2: Thuộc dạng tỳ, phế, thận dương hư
Nói một cách khác, phế khí hư, thận dương hư, phần nhiều bệnh lâu ngày làm cho hai tạng phế và thận bị hao tổn.
Các triệu chứng: Ho, khí đoản (hụt hơi, ngắn hơi), tự ra mồ hôi, sợ lạnh, chân tay lạnh hoặc phù thũng, người mỏi mệt thiểu lực, ngủ kém, ăn kém chậm tiêu đầy trướng bụng; đại tiện lỏng hoặc nát, hay đi lỏng phân vào buổi sáng sớm (ngũ canh tiết tả). Bởi tỳ chủ hóa, đưa khí tinh vi (chất bổ dưỡng) của đồ ăn uống lên phế để dinh dưỡng toàn thân.
Hai tạng này (tỳ, phế) có quan hệ rất mật thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, cho nên hai tạng cùng bị bệnh. Lưỡi nhạt non, rêu trắng, mạch hư hoặc hư sác. Trên lâm sàng thường điều trị từ bổ tỳ ích phế, tỳ khí vượng thì phế khí dễ phục hồi, tức là phép bồi thổ sinh kim. Còn tỳ thận dương hư như trên đã nói.
Lưỡi nhạt bện, rêu trắng trơn, mạch hư đại hoặc tế nhược, hoặc trầm nhược. Phần nhiều do thận dương hư suy, không ổn dưỡng được tỳ dương dẫn đến tỳ dương cũng hư.
Cũng có khi tỳ dương hư lâu, không vận hóa được tinh khí của nước và đồ ăn để bổ sung tư dưỡng cho thận, liền dẫn đến thận dương cũng hư. Điều trị nên ôn bổ tỳ, phế thận.
Bài thuốc gồm có: Phòng đảng sâm 20g, bạch truật sao 16g, chích cam thảo 05g, trần bì 10g, sa nhân 05g, chích hoàng kỳ 15g, liên nhục sao 15g, mạch nha sao 15g, khiếm thực 15g, hoài sơn sao 16g, phá cố chỉ sao muối 08g, ích chí nhân 06g, cát cánh 12g, xuyên bối mẫu 10g, đỗ trọng 16g, cẩu tích 15g, long nhãn 10g, viễn chí chế 08g, đại táo 12g, bạch linh 15g, can khương 03g, mộc hương 05g.
Cách uống như bài thuốc nói trên. Uống thuốc lúc còn ấm nóng. Trong thời gian uống thuốc, kiêng các đồ ăn tanh lạnh như cá mè, tôm, cua, ốc, hến, trai... Không uống rượu bia. Nếu người nào uống bài thuốc số 1 phải kiêng cả các loại chim trời, đồ nướng, rán.Đặc biệt sau viêm phối bất kể ở dạng nào đều phải kiêng phòng sự. Nếu không, sẽ khiến cho tinh khô, từng kiệt, phế khí suy nhược, thận suy và dẫn đến hư lao (đây chính là hậu hoạn), rất khó chữa và không chữa được.
Xin hãy nhớ lời dạy của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác về dưỡng sinh.
Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần… Bế tinh là giữ gìn tinh khí – tinh dịch. Vì đây là nhựa sống của con người.
Dưỡng khí là bảo vệ nguyên khí của cơ thể. Nguyên khí vững thì cơ thể vững. Trong đó có thận khí, phế khí và tỳ khí.
Tồn thần là ổn định và giữ vững tinh thần, tránh lo nghĩ lung tung, ảnh hưởng đến tâm thần và sức khỏe sau viêm phổi đã được chữa khỏi.
Sách Đông y cũng có câu về dưỡng sinh: "Dục mùng tắc tạm, dục đạm tắc trường", được hiểu dịch nghĩa bóng: Ham muốn nồng đậm, đậm nồng/Chỉ là tạm bợ, chứ không lâu dài/Còn ai thoang thoảng hoa nhài/Nhạt thưa, thưa nhạt được dài dài lâu.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Thông điệp 5T- Pháo đài chống dịch COVID-19 trong tăng cường giãn cách xã hội
Từ khóa » Những Vị Thuốc Nam Bổ Phổi
-
5 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Phổi Hiệu Quả Mà Bạn Chưa Biết - YouMed
-
11 Bài Thuốc Tốt Cho Phổi, Tiêu Viêm Từ Bồ Công Anh
-
8 Vị Thuốc Nam Chữa Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mãn Tính Hiệu Quả
-
Cây Thuốc Nam Trị Bệnh Phổi Hiệu Quả ít Ai Biết - Bidophar
-
Top Những Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Phổi Tại Nhà Cần áp Dụng Ngay
-
Món ăn Vị Thuốc Tác Dụng Bồi Bổ Phổi - VnExpress Sức Khỏe
-
Những Loại Thuốc Nam Trị Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính đặc Hiệu.
-
Những Bài Thuốc, Vị Thuốc Bổ Phổi đông Y Hiệu Quả Nhất Cho Bạn
-
10 Bài Thuốc Dân Gian Phòng Và điều Trị Viêm Phổi Cực Hiệu Quả
-
Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Phổi Theo Dân Gian Và Bài Thuốc đông Y
-
MỘT SỐ BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH PHỔI – PHẦN 2
-
Bài Thuốc Nam Trị Viêm Phế Quản - Bệnh Hen
-
Thảo Dược Xuyên Tâm Liên Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Thông Báo Thông Báo - Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Bắc Giang