2 Cách Ngâm Rượu Dâu Tằm đơn Giản Và Công Dụng

Nhắc đến rượu hoa quả không quên nhắc đến Rượu dâu tằm. Với nhiều tác dụng như lợi tiểu, bổ can thận, cải thiện giấc ngủ…rượu dâu tằm trở thành thức uống được nhiều người yêu thích. Dưới đây là 2 cách ngâm rượu dâu tằm đơn giản tại nhà mà ai cũng làm được. Nguyên liệu dễ tìm, bạn hoàn toàn có thể làm bình rượu thơm ngon và bổ dưỡng.

Mục lục ẩn 1 Cây dâu tằm Việt Nam 2 Cách ngâm rượu dâu tằm đơn giản tại nhà 2.1 Cách ngâm trực tiếp với rượu đã chuẩn bị 2.2 Cách ngâm rượu dâu tằm với đường 3 Cách công dụng của rượu dâu tằm 3.1 Cách dùng rượu dâu tằm đúng cách

Cây dâu tằm Việt Nam

Đã từ rất lâu về trước, cây dâu tằm trở nên gắn bó với người dân Việt Nam. Không chỉ biết đến với vải lụa tơ tằm. Các bộ phần của cây dâu cũng có góp rất lớn cho nền Đông Y nước nhà.

Tên khoa học: Morus alba; thuộc họ Moraceae, chi Dâu tằm.

Tên gọi khác: Dâu tằm trắng, dâu ta, dâu thường, dâu trắng

Đặc điểm: Cây tằm là cây thân gỗ, kích thước trung bình, có thể cao từ 15-20m. Tuổi đời trung bình 8-12 năm. Có những cây được chăm sóc và phát triển trong điều kiện môi trường tốt có thể sống đến 50 năm. Thân cây có nhiều cành, cành có nhiều mầm. Rễ ăn sâu vào đất lan rộng 2-3m. Lá dạnh thùy, phức hợp lá to có thể dài tới 20cm. Quả nhỏ, hình bầu dục khi chín chuyển từ trắng sang hồng và tím sẫm. Dâu ta thường có vị nhạt và không đậm đà như dâu đỏ hay dâu đen. Quả chín có vị đậm hơn.

ngam-ruou-dau-tam
Dâu tằm là cây thân thuộc của Việt Nam từ bao đời nay

Cuối tháng 3 đầu tháng 4 là thời điểm dâu tằm chín rộ và có thể thu hoạch. Quả dâu tằm có thể dùng ngâm đường hoặc ở bài viết này sẽ giới thiệu 2 cách ngâm rượu dâu tằm đơn giản từ trái dâu chín có thể làm tại nhà.

Không chỉ sử dụng quả để ngâm đường hay ngâm rượu. Dâu tằm được xem là loài thực vật “đa năng” khi gần như bộ phân của cây đều được sử dụng làm các vị thuốc quý trong Đông Y.

  • Phần rễ và vỏ dâu tằm có thể chữa ho khan, phù thũng, ho ra máu và đi tiểu ít
  • Lá dâu tằm được sơ chế thành nhiều bài thuốc chữa đổ mồ hôi trộm, huyết áp cao. Thậm chí có thể dùng để chữa đau đầu, cảm mạo. Một số bài thuốc với lá dâu tằm TẠI ĐÂY
  • Những người bị các chứng như chân tay co quắp, phong tê thấp thì nên sử dụng các bài thuốc từ cành dâu tằm non.
ngam-ruou-dau-tam-lam-thuoc
Cây dâu tằm còn là vị thuốc quen thuộc trong Đông Y

Riêng trái dâu tằm có rất nhiều tác dụng quý nên sẽ đề cập đến ở mục sau. Tuy nhiên không chỉ các bộ phận của cây có giá trị. Các sinh vật sống và cộng sinh trên cây cũng mang lại những giá trị không ngờ như:

  • Cây tầm gửi leo lên dâu tằm có khả năng hỗ trợ điều trị đau lưng, mỏi gối, tê bại chân tay.
  • Tổ của con bọ ngựa bám lại trên thân cây được dùng làm vị thuốc để chữa các bệnh như đổ mồ hôi trộm, hư lao, bạch đới, đái đục, đi tiểu không nín được hay di tinh.

Về cơ bản, cây dâu tằm có khá nhiều điều thú vị để chúng ta có thể khám phá. Cây dâu tằm dễ trồng, và không mất quá nhiều công chăm sóc. Hiện nay, nhiều nhà vườn cũng trồng dâu tằm để làm cảnh rất có giá trị. Vậy cùng tìm hiểu 2 cách ngâm rượu dâu tằm đơn giản tại nhà như thế nào nhé!

cong-thuc-ngam-ruou-dau-tam-ngon-dung-chuan
Rượu dâu tằm được nhiều người ưa chuộng

Cách ngâm rượu dâu tằm đơn giản tại nhà

Dâu tằm chỉ có đúng một mùa chứ không có quanh năm như một số loại quả khác. Vì thế phần lớn các gia đình thường mua về để ngâm đường sử dụng cho mùa hè, hoặc ngâm dâu tằm rượu dùng quanh năm như một cách “tích trữ”. Cách ngâm rượu dâu tằm đơn giản, có thể làm tại nhà, không tốn nhiều thời gian mà còn rất tiết kiệm. Quả dâu tằm tự nhiên rất sạch, do vậy rất an toàn và lành tính.

Để có một bình rượu dâu tằm “thượng hạng” chúng ta cần chuẩn bị các nguyên liệu sau.

Dâu tằm. Nguyên liệu chính không thể thiếu. Khi vào mùa không khó để có thể tìm mua dâu với giá cũng rất phải chăng. Khi mua bạn nên cẩn thận chọn những quả dâu chín, to đều. Không bị sâu bệnh hoặc dập nát. Quả dâu tằm chất lượng tốt là những quả có cuống đã ngả màu vàng.

Chú ý: Những quả dâu đã chín, quả đều chín mọng đẹp mắt nhưng cuống vẫn còn màu xanh. Thì đây là những quả đã được tẩm ướp chất không an toàn cho sức khỏe với mục đích giữ quả tươi lâu hơn.

Rượu ngâm. Thông thường chỉ cần chọn rượu trắng là được. Nhưng tốt nhất nên chọn rượu nếp đã qua ủ. Rượu dao động từ 35-40 độ là đẹp. Với tầng độ này, rượu thành quả sẽ từ 25-30 độ. Chị em cũng có thể “bon chen” dùng được.

Chọn bình ngâm. Bất kể đồ ngâm rượu là gì, chúng tôi đều khuyến khích bạn nên chọn bình ngâm bằng thủy tinh hoặc gốm sứ. Nói không với các loại bình nhựa và hợp kim inox. Những loại bình này có giá rẻ hơn, song không an toàn sau quá trình ủ dài có thể sinh ra các chất làm mất mùi rượu hoặc có hại cho sức khỏe.

Đường. Có thể dùng đường trắng. Lưu ý nhỏ nếu sử dụng đường phèn thì sẽ giã nhỏ.

nguyen-lieu-ngam-ruou-dau-tam-ngon
Nguyên liệu ngâm rượu dâu tằm đơn giản, quen thuộc

Quả dâu tằm có nhiều cách chế biến khác nhau. Có người ngâm đường để làm món giải khát mát lạnh mùa hè. Có khi dâu tằm dùng để làm mứt. Nhưng thông dụng nhất vẫn là dùng để ngâm rượu. Có 2 cách ngâm rượu dâu tằm đơn giản tại nhà: cách ngâm trực và cách ngâm với đường.

Cách ngâm trực tiếp với rượu đã chuẩn bị

Đây là làm đơn giản và dễ nhất. Chỉ cần khoảng 30 phút có thể làm xong

Bước 1. Dâu sau khi mua về sẽ rửa sạch với nước. Cắt bỏ phần cuống, lưu ý làm hết sức nhẹ nhàng để dâu không bị hỏng. Nếu cẩn thận hơn có thể ngâm với nước muối loãng từ 30-45 phút để loại bỏ hết các vi khuẩn và chất bụi bẩn. Sau khi ngâm nước muối tráng lại với nước sạch, vớt ra và để ráo nước.

Bước 2. Bỏ dâu đã chuẩn bị ở bước 1 vào bình ngâm. Một lớp dâu là 1 lớp đường theo tỷ lệ 1kg dâu/500g đường. Lớp đường trên cùng do dầy nhất để tránh bị bọ trong khi ủ. Ủ dâu liên tục trong 30 ngày. Trong thời gian này bạn có thể kiểm tra và lắc bình để quả dâu được ngấm đường đều hơn.

Bước 3. Sau 30 khi thấy lớp đường đã tan hết thì đổ trực tiếp rượu 1l vào. Và tiếp tục ủ 30 ngày nữa. Rượu được ủ càng lâu sẽ càng ngon.

cach-ngam-dau-tam-tu-nhien
Lớp đường dầy trên cùng để tránh khi ủ có bọ

Sau thời gian ủ có thể chắt lấy nước và bỏ bã luôn. Rượu thành quả có màu rất đẹp và thơm ngon. Như vậy chúng ta đã hoàn thành xong cách ngâm rượu dâu tằm đơn giản đầu tiên.

Cách ngâm rượu dâu tằm với đường

Ở cách ngâm rượu dâu tằm đơn giản thứ 2 này mất nhiều thời gian hơn. Không thích hợp với những ai thiếu kiên trì. Nhưng ngược lại với cách này vừa có siro dâu uống mùa hè, vừa có rượu ngon thưởng thức mỗi ngày. Một mũi tên trúng cả 2 đích, cũng đáng!

Nguyên liệu chuẩn bị như trên. Tuy nhiên để làm siro với rượu giữ nguyên định lượng. Riêng dâu tằm sẽ chuẩn bị 3kg và đường là 1kg

Bước 1. Chuẩn bị và sơ chế dâu giống cách 1.

Bước 2. Tiến hành làm siro dâu. Xếp các lớp dâu và đường vào bình, mỗi lớp dầy từ 1.5cm đến 2cm. Vẫn giữ nguyên lớp đường trên cùng để tránh bị bọ nhé. Sau đó đậy kín bình trong 5-6 ngày. Trong thời gian này vẫn kiểm tra và lắc bình để dâu được ngấm đường tốt hơn.

Bước 3. Sau 5,6 ngày ủ nếu thấy lượng đường trong bình đã tan hết thì tiến hành chắt lấy nước riêng và phần dâu giữ nguyên trong bình riêng. Nước cốt này sau đó cho lên bếp đun sôi đến khi sánh lại thì tắt bếp và để nguội. Như vậy chúng ta đã hoàn thành bước làm Siro hoa.

Bước 4. Sau khi chắt hết hết cốt ra, tiến hành đổ rượu vào bình có phần quả dâu còn lại và tiếp tục ủ khoảng 30 ngày. Thời gian ủ kiểm tra và lắc nhẹ bình để các quả dâu hoán đổi vị trí trên dưới đều ngập rượu.

cach-lam-siro-dau-tam
Làm rượu từ Siro cũng là ý tưởng không tồi

Sau thời gian ủ chúng ta có thể chắt rượu riêng và dâu riêng tiện cho quá trình sử dụng. Như vậy chúng ta đã hoàn thành cách ngâm rượu dâu tằm đơn giản thứ 2. Một lưu ý nho nhỏ khi chọn cách thứ 2 này. Thông thường khi làm siro dâu tằm sẽ cho thêm gừng để dậy mùi. Tuy nhiên nếu làm siro để ngâm rượu thì không cho thêm gừng ở bước làm siro để tránh làm hỏng mùi vị rượu dâu tằm sâu này nhé.

Trên đây là 2 cách ngâm rượu dâu tằm đơn giản tại nhà ai cũng có thể làm được. Tùy vào điều kiện, thời gian hay sở thích mà có thể chọn cách làm phù hợp nhất.

Trong suốt quá trình ủ rượu phải đảm bảo bình được để ở nơi sạch sẽ và khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Cách công dụng của rượu dâu tằm

Không chỉ ngon dễ làm rượu dâu tằm còn được xem là “thần dược” với sức khỏe. Đây là lý do rượu dâu tằm được ưa chuộng nhất trong các loại rượu hoa quả.

ruou-dau-tam-tot-cho-suc-khoe
Rượu dâu tằm có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

Có nhiều công dụng khác nhau của rượu dâu tằm:

  • Sử dụng rượu dâu tằm là cách để làm đen tóc, râu giúp cải thiện thị giác
  • Thông huyết khí,  bổ can thận, dưỡng huyết, trù phong, dưỡng huyết, tiêu khát, lợi ngũ tạng, xương khớp
  • Giảm các chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai
  • Tăng cường sức khỏe, kích thích ăn ngon, ngủ ngon
  • Hỗ trợ điều trị đau lưng, đau khớp
  • Nam giới: dẻo dai, tăng cường sinh lực phái mạnh
  • Nữ giới: Cải thiện nhan sắc, bổ huyết giúp da hồng hào, sáng đẹp

Dâu tằm vốn là cây thuốc quý cùng với cách ngâm rượu dâu tằm đơn giản và nhiều công dụng, giúp cây dâu tằm càng có nhiều giá trị hơn

cach-ngam-ruou-qua-dau-tam-dung-vi-thom-ngon-eco-health
Rượu dâu tằm có thể sử dụng kèm đá

Cách dùng rượu dâu tằm đúng cách

Rượu hoa quả nói chung và rượu dâu tằm nói riêng đều tốt cho sức khỏe lại có thành phần từ tự nhiên nên rất được tin dùng. Song, không vì thế mà lạm dụng uống không có điều độ. Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh còn phụ thuộc và tình trạng bệnh lý hay cơ địa người dùng và cả cách dùng đúng nữa.

Nên uống rượu dâu tằm cùng bữa ăn. Ngày uống 2 lần mỗi lần từ 30-50ml không uống nhiều quá. Ngoài cách uống chay, có thể bỏ thêm đá để cải thiện hương vị.

Nhìn chung, cách ngâm rượu dâu tằm đơn giản song cũng cần chút khéo léo và “mát tay”. Trên đây là một số chia sẻ để có được bình rượu dâu tằm ngon. Bất kì góp ý và thắc mắc nào, mọi người có thể để lại bình luận ở phía dưới cùng trao đổi và học hỏi nhé.

Chúc mọi người thực hành thành công và có một thành quả thật ưng ý.

Từ khóa » Dâu Tằm Ngâm Rượu