2 Cách Xác định Tọa độ Tâm đường Tròn Nội Tiếp Tam Giác ABC
Có thể bạn quan tâm
by HOCTOAN24H · 03/08/2019
Đường tròn nội tiếp tam giác ABC là đường tròn tiếp xúc với 3 cạnh của tam giác. Khi đó 3 cạnh của tam giác chính là 3 tiếp tuyến của đường tròn. Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác ABC chính là giao điểm của 3 đường phân giác. Tuy nhiên chúng ta chỉ cần tìm giao điểm của hai đường phân giác là xác định được tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.
Ngoài cách xác định tâm đường tròn nội tiếp tam giác như trên thì chúng ta còn có thêm một cách khác là dựa vào tính chất của đường phân giác đã được học ở chương trình lớp 8. Vì vậy mà bài giảng này thầy sẽ hướng dẫn các bạn 2 cách xác định tọa độ tâm đường tròn nội tiếp tam giác.
Cách 1:
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho biết tọa độ của 3 điểm A, B, C
Gọi AD là đường phân giác trong góc A, với D thuộc BC. Và BJ là đường phân giác trong góc B với J thuộc AD. => J là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.
Bước 1: Sử dụng tính chất đường phân giác học ở lớp 8 ta có: $\dfrac{DB}{DC}=\dfrac{AB}{AC}$ =>$DB=\dfrac{AB}{AC}.DC$
Bước 2: Chuyển về biểu thức dạng vectơ $\vec{DB}=-\dfrac{AB}{AC}.\vec{DC}$ => tọa độ diểm D
Bước 3: Sử dụng tính chất đường phân giác học ở lớp 8 ta có: $\dfrac{JD}{JA}=\dfrac{BD}{BA}$ =>$JD=\dfrac{BD}{BA}.JA$
Bước 4: Chuyển về biểu thức dạng vectơ $\vec{JD}=-\dfrac{BD}{BA}.\vec{JA}$ => tọa độ diểm J.
Bước 5: J là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.
Cách 2:
- Viết phương trình đường phân giác trong góc A
- Viết phương trình đường phân giác trong góc B
- Tìm giao điểm J của hai đường phân giac trên
- => J là tâm đường tròn nôi tiếp tam giác ABC.
Xem thêm bài giảng:
- Tính chất cực hay của đường phân giác khi tìm tọa độ điểm
- 2 Cách tìm tọa độ tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC
- Lập phương trình các cạnh tam giác khi biết đường cao, đường trung tuyến
- Phương trình tham số của đường thẳng trong mặt phẳng
Bài tập: Trong mpOxy cho tam giác ABC với $A(-2;3); B(\dfrac{1}{4};0); C(2;0)$. Tìm tâm J của đương tròn nội tiếp tam giác ABC.
Hướng dẫn:
$\vec{AB}=(\dfrac{9}{4};-3)$ => $AB=\dfrac{15}{4}$
$\vec{AC}=(4;-3)$ => $AC=5$
Gọi AD là đường phân giác trong góc A với D thuộc BC. Gọi tọa độ của điểm D là $D(x;y)$
$\vec{DC}=(2-x;-y)$; $\vec{DB}=(\dfrac{1}{4}-x;-y)$
Theo tính chất đường phân giác ta có:
$\dfrac{DB}{DC}=\dfrac{AB}{AC}$
=>$\vec{DB}=-\dfrac{AB}{AC}.\vec{DC}$
=> $\vec{DB}=-\dfrac{3}{4}\vec{DC}$
=> $\left\{\begin{array}{ll}\dfrac{1}{4}-x=-\dfrac{3}{4}(2-x)\\-y=\dfrac{-3}{4}(-y) \end{array}\right.$
=> $\left\{\begin{array}{ll}x=1\\y=0\end{array}\right.$
=> $D(1;0)$
Gọi BJ là đường phân giác trong góc B với J thuộc AD. Gọi tọa độ của điềm J là $J(x;y)$
$\vec{BA}=(-\dfrac{9}{4};3)$ => $AB=\dfrac{15}{4}$
$\vec{BD}=(\dfrac{3}{4};0)$=> $BD=\dfrac{3}{4}$
Theo tính chất đường phân giác góc B ta có:
$\dfrac{JA}{JD}=\dfrac{BA}{BD}$
=> $\vec{JA}=-\dfrac{BA}{BD}.\vec{JD}$
=> $\vec{JA}=-5\vec{JD}$
=> $\left\{\begin{array}{ll}-2-x=-5(1-x)\\3-y=-5(-y)\end{array}\right.$
=> $\left\{\begin{array}{ll}x=\dfrac{1}{2}\\y=\dfrac{1}{2}\end{array}\right.$
$J(\dfrac{1}{2};\dfrac{1}{2})$
Vì J là giao điểm của hai đường phân giác trong góc A và góc B nên J là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.
SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ
Chia sẻ lên mạng xã hội:- Share
- Tweet
- Share
BẠN CÓ THỂ XEM THÊM: phương trình đường tròn
HOCTOAN24H
Cám ơn các bạn đã ghé thăm blog của mình. Hãy tặng HOCTOAN24H.NET 1 like + 1 lời động viên nếu thấy bài viết có ích với bạn. Chia sẻ với mục đích: "Cho đi là nhận"
- Bài giảng tiếp theo Lập phương trình đường tròn có tâm I và tiếp xúc với đường thẳng d
- Bài giảng trước Lập phương trình các cạnh của tam giác ABC biết đường cao và đường trung tuyến
Có thể bạn sẽ thích...
- 34
Bài tập phương trình tiếp tuyến của đường tròn có lời giải
14 Feb, 2016
- 2
Tìm giá trị của m để hai vecto a và b vuông góc với nhau
1 Feb, 2019
- 2
Chứng minh tam giác ABC vuông bằng phương pháp tọa độ vectơ
27 Sep, 2019
Bạn hãy đặt câu hỏi và thảo luận đúng chuyên mục bài giảng.Thảo luận lịch sự, có văn hóa, gõ đầy đủ ý nghĩa bằng tiếng việt có dấu để tránh trường hợp thảo luận của bạn bị xóa mà không rõ lý do. Xin cám ơn!
9 Thảo luận
- Bình luận9
- Pingbacks0
- Như says: 14/11/2019 at 8:22 PM
Cho em hỏi cái Tại sao DB/DC = AB/AC mà xuống dưới tương đương vectoDB/ vectoDC = -AB/AC vậy ạ
Reply- HOCTOAN24H says: 14/11/2019 at 10:34 PM
2 vec tơ này ngược hướng em nhé
Reply- Minh says: 26/11/2019 at 7:51 PM
Phai la DB/DC=BA/AC moi dung
Reply
- Minh says: 26/11/2019 at 7:51 PM
- HOCTOAN24H says: 14/11/2019 at 10:34 PM
- Như says: 14/11/2019 at 10:38 PM
Dạ em cảm ơn nhiều ạ. Bài giảng của anh( chị) rất hữu ích ạ
Reply - Khải says: 21/11/2019 at 9:11 PM
Tại sao vectoDB/vectoDC = -AB/AC mà ko bằng vectoDB/vectoDC = -vectoAB/vectoAC mong anh(chị ) giả thích
Reply - Trúc says: 01/01/2020 at 8:36 PM
-AB=BA bạn nhé.Nên viết -AB hay Ba cũng đều như nhau cả mà.
Reply - Nguyễn SAng says: 16/10/2021 at 3:58 PM
cho e hỏi tại sao AB = 15/4 với AC = 5 đc v ạ
Reply- HOCTOAN24H says: 22/11/2021 at 10:54 PM
em sử dụng công thức tính độ dài vectơ nhé
Reply
- HOCTOAN24H says: 22/11/2021 at 10:54 PM
- Trần Nhật says: 08/12/2021 at 7:03 PM
Cho em hỏi nhân tích chéo vectơrAB/AC với vectơrDB/DC được không ạ?
Reply
Leave a Reply Cancel reply
You have to agree to the comment policy.Comment *
Name *
Email *
Website
Từ khóa » Công Thức Tìm Tâm đường Tròn Nội Tiếp Tam Giác
-
[] - Các Xác định Nhanh Toạ độ Tâm đường Tròn Nội Tiếp Tam ...
-
Các Xác định Nhanh Toạ độ Tâm đường Tròn Nội Tiếp Tam Giác Trong ...
-
Tâm đường Tròn Nội Tiếp Tam Giác đầy đủ Nhất
-
Tâm đường Tròn Nội Tiếp Tam Giác (Toán 9): Lý Thuyết & Bài Tập
-
[Định Nghĩa] [Cách Xác định] Tâm Đường Tròn Nội Tiếp Tam Giác Là ...
-
Cách Xác định Tâm đường Tròn Nội Tiếp Tam Giác Vuông
-
Công Thức Tính Bán Kính đường Tròn Nội Tiếp Tam Giác Và Bài Tập Có ...
-
Cách Xác định Tâm đường Tròn Nội Tiếp, Ngoại Tiếp Tam Giác
-
Cách Xác định Tâm đường Tròn Nội Tiếp Tam Giác - DINHNGHIA.VN
-
Tâm đường Tròn Nội Tiếp, Ngoại Tiếp Tam Giác - Abcdonline
-
Công Thức Tính Tâm đường Tròn Nội Tiếp Tam Giác - Blog Của Thư
-
Mẹo Toán Học Về Tâm đường Trọn Nội Tiếp Tam Giác Chuẩn Nhất
-
Cách Xác định Tâm đường Tròn Nội Tiếp, Ngoại Tiếp Tam Giác
-
Phương Pháp Xác định Tâm đường Tròn Nội Tiếp, Ngọai Tiếp Tam Giác