2 Công Dụng Thần Kỳ Của ĐỌT MỌT Đến Bác Sĩ Phải Cúi Chào
Có thể bạn quan tâm
Đọt mọt hay còn được gọi là lá lụa. Bởi lá của cây có màu xanh nhạt và mỏng như lụa. Đây là một loại rau thường thấy trong các bữa ăn hoặc những món bánh của người miền Nam. Không những thế, loại thực vật này còn có tác dụng điều trị hiệu quả một số loại bệnh theo phương pháp Đông y và cả Tây y. Cùng Rau Rừng Tây Ninh giải mã nhé!
Mục Lục
- Giới Thiệu Về Đọt Mọt
- Phân Bố Của Cây Đọt Mọt
- Đặc Điểm Của Cây Đọt Mọt
- Giới Thiệu Về Rau Đọt Mọt
- Công Dụng Của Đọt Mọt Là Gì?
- Dùng Trong Các Bữa Ăn
- Dùng Làm Thuốc Tây Y Và Đông Ý
- Đọt Mọt Trong Đông Y
- Đọt Mọt Trong Tây Y
Giới Thiệu Về Đọt Mọt
Đọt mọt hay còn gọi là cây mọt, cây lá lụa, cây đọt lụa. Loài cây này có tên khoa học là Cynometra ramiflora Linn.. Trong tiếng Anh được gọi là Cynometra. Sở dĩ, loài thực vật này có tên là lá lụa. Bởi những chiếc lá nón mỏng láng với vị chua chua được dùng để ăn kèm như rau sống.
Phân Bố Của Cây Đọt Mọt
Cây mọt được tìm thấy nhiều ở khu vực Đông Á. Các nước Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Lào, Việt Nam,… đều rất giàu có về loại cây này. Cây mọt thường sinh trưởng tốt ở các khu vực ven biển, ven rừng ngập mặn có thủy trên lên xuống.
Cây có nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, Tây Ninh là một trong tỉnh rất nổi tiếng về các loại rau rừng. Rau rừng Tây Ninh được ăn kèm với bánh tráng Tây Ninh thì khỏi phải bàn.
Đặc Điểm Của Cây Đọt Mọt
Cây mọt là một loại cây thân gỗ to, cao từ 15 – 30m. Tán cây lớn và có lá rũ xuống. Vỏ cây có màu nâu đỏ, thường được dùng để làm bàn ghế, nội thất đều được.
Lá cây mọt là loại lá kép chẵn, có hình dáng hơi giống lưỡi liềm. Lá có màu hồng nhạt, trắng hoặc vàng xanh. Ăn vào có vị chua chua, chát chát đặc biệt.
Hoa cây đọt thường xuất hiện vào khoảng tháng 6 – 8. Mỗi lần ra hoa không nhiều, nhưng màu sắc hoa có sự chuyển biến từ trắng sang nâu. Quả mọt dài khoảng 2 – 3cm, có lông to, bề mặt vỏ xù xì. Đây là loại quả hạch có từ 2 – 3 hạt và thường kết quả từ tháng 9 – 10 cho đến tháng 1 – 5 năm sau.
Giới Thiệu Về Rau Đọt Mọt
Rau đọt mọt tức là phần lá của cây, có hình dáng thuôn dài từ 7 – 12cm, nhưng lại mềm mịn như nhung. Rau có màu xanh nhạt pha chút vàng phơn phớt. Khi ăn có vị chua chua, chát chát rất đặc trưng.
Người miền Tây rất thích ăn kèm loại rau này với các món cá kho, như cá bống kho, cá cơm kho, cá lòng tong kho, cá linh nấu ăn,… ăn rất đưa cơm. Các món mắm kho, bánh xèo cũng không thể nào thiếu đi loại rau lá lụa này.
Các tỉnh Vĩnh Long, An Giang thì lại rất chuộng món cá lòng tong đá kho tộ với lá lụa. Cá lòng tong đá là loại cá có kích thước to, nhiều thịt. Mỗi bữa ăn chỉ cần “độc tấu” mỗi món cá kho này với gạo mới thì phải gọi là “tuyệt vời ông trời”, kẻo có khi sơn hào hải vị lại không thể sánh kịp.
Công Dụng Của Đọt Mọt Là Gì?
Cây đọt không phải là một loại thực vật quý hiếm. Nhưng công dụng mà chúng mang lại thì quả thực là quý hiếm. Nó không chỉ có lá lụa để làm rau ăn mà các bộ phận khác cũng có dược tính dùng để chữa bệnh.
Dùng Trong Các Bữa Ăn
Người ta sẽ chọn những lá lụa còn non để làm rau sống ăn kèm trong bữa cơm. Lá mọt non rất mềm, mỏng và mịn như nhung. Rau này ăn kèm với lẩu mắm, bánh xèo hoặc chấm cá kho đều được. Dù được ăn kèm với nhiều loại rau khác cùng lúc, nhưng lá lụa vẫn nổi bật lên các vị chua chua, chát chát vươn lại trong cổ họng.
Dùng Làm Thuốc Tây Y Và Đông Ý
Thực tế, hiếm có loài thực vật nào được ứng dụng ở cả hai trường phái Đông y và Tây y. Trong đó, rau mọt là trường hợp ngoại lệ.
Đọt Mọt Trong Đông Y
Trong Đông y, người Ấn Độ sẽ nấu sôi phần lá với sữa bò, có cho thêm một chút mật ong, để đắp lên chỗ bị ghẻ lở, phong hủi. Tinh dầu từ hạt của cây này cũng được có tác dụng chữa các bệnh ngoài da. Còn phần rễ thì được dùng như một loại thuốc xổ giun.
Đọt Mọt Trong Tây Y
Trong Tây y, người ta cũng không ngừng thực hiện nhiều nghiên cứu để chứng minh các dược tính của loài thực vật này. Đầu tiên là khả năng chống ung thư Cytotoxic. Lá này được chứng minh rằng có tác dụng chống lại các tế bào ung thư ruột kết, ung thư dạ dày và ung thư vú. Bởi nó có khả năng gây độc cho các dòng tế bào ung thư với mức chọn lọc cao và khác nhau.
Thứ hai là hoạt tính kháng khuẩn. Thành phần Phytochemical có tác dụng chống các trường hợp viêm nướu răng, giảm lượng đường, saponin. Do đó, lá của cây mọt có tác dụng kháng lại các vi khuẩn E. coli, Vibrio cholerae, Enterococci, S.sonnei. S.aureus, S.typhi, S.flexneri,…
Cuối cùng là tác dụng làm giảm hàm lượng glucose trong máu. Những con chuột thí nghiệm đã được cho ăn đường sucrose và cả lá lụa. Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng đường huyết trong máu của chúng đã giảm đáng kể so với trường hợp không ăn lá lụa. Do đó, người ta rất kỳ vọng vào khả năng điều hòa đường huyết, ngăn ngừa tiểu đường của loại thực vật này.
Tóm lại, đọt mọt cũng là một loại rau rừng có tác dụng tốt với sức khỏe mỗi người. Bạn hãy thử ngay loại rau này để trải nghiệm hương vị độc đáo của chúng và bảo vệ sức khỏe của mình.
Từ khóa » Cây Lụa ăn Lá
-
Vị Thuốc Cây Lá Lụa | BvNTP
-
Cây Lá Lụa - Thông Tin đầy đủ, Chi Tiết Về Cây Và Cách Chăm Sóc
-
Lá Lụa Về đợt Hàng Mới, Dạng Cây Chiết, được Dưỡng Sẵn, Cao ...
-
Lá Lụa, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Lá Lụa
-
Cây Lá Lụa - Cynometra Ramilflora L. - Hoa Kiểng Đồng Tháp
-
Lá Lụa - Cây Thuốc Nam Quanh Ta
-
Cây Lá Lụa ăn Lẩu Mắm - Nhà Thuốc Thọ Xuân Đường
-
HGTV | Cây Lụa 50 Tuổi Khiến Người Mua Mê Mẩn - YouTube
-
Tôi Cần Mua Hạt Giống Cây Lá Lụa, Nhờ Trung Tâm Cung Cấp địa Chỉ ...
-
Lá Lụa - Cynometra - Vuon Duoc Thao
-
Lá Lụa - Cây Thuốc Nam Quanh Ta - MarvelVietnam
-
Top 14 Hạt Cây Lá Lụa