2 Công Thức Viết Lý Do Chọn Đề Tài Hay & Hấp Dẫn Người Đọc
Có thể bạn quan tâm
Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu là phần không thể thiết trong bất cứ một bài luận văn nào. Đây chính là phần thể hiện sự cần thiết khi của đề tài nghiên cứu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến cách viết và một số mẫu lý do chọn đề tài dành cho bài nghiên cứu khoa học, tiểu luận, luận văn hay nhất.
Hướng dẫn viết lý do chọn đề tài
Cách viết lý do chọn đề tài
Cách 1: Viết lý do chọn đề tài theo lối trực tiếp
Đây là cách viết rất phổ biến và thường thấy trong các bài luận văn. Nó tập trung khai triển tất cả các nội dung cần có để củng cố cho đề tài, luận điểm chính của bài thành từng đoạn. Phần lý do chọn đề tài cần phải đảm bảo đủ 3 nội dung sau:
- Tầm quan trọng của đề tài.
- Những điểm hạn chế/ bất cập của đề tài.
- Những điểm hạn chế/ bất cập liên quan đến đề tài của cơ quan/ địa phương nghiên cứu.
Cách 2: Viết lý do chọn đề tài theo lối gián tiếp
Nếu bạn đã quá chán sự lặp đi lặp lại “mô típ” cũ và muốn tạo dấu ấn cá nhân thì có thể chọn cách viết gián tiếp ấn tượng và độc đáo. Tuy nhiên, muốn áp dụng cách viết này thì đòi hỏi bạn phải biết cách vận dụng tốt sức mạnh ngôn từ và sáng tạo trong cách trình bày. Bạn có thể tham khảo một số cách viết lý do chọn đề tài dưới đây:
- Bắt đầu bằng 1 ví dụ: Trước khi đề cập đến vấn đề chính cần giải quyết thì bạn có thể đưa một ví dụ, lời trích dẫn hay câu nói có liên quan đến đề tài bạn chọn để gây sự chú ý với người đọc. Cách làm này sẽ giúp cho phần mở đầu của bạn trở nên mượt mà hơn và hấp dẫn hơn.
- Xây dựng luận điểm gây tranh cãi: Luận điểm là trọng tâm của toàn bộ luận văn. Thay vì đưa ra những luận điểm thông thường thì bạn có thể mở đầu bằng một luận điểm gây tranh cái để duy trì sự chú ý của đọc giả. Tuy nhiên, với cách làm này bạn cần phải thận trọng để luận điểm của mình không đi quá giới hạn.
- Bắt đầu bằng 1 số thông tin không xuất hiện trong bài viết: Nhưng nó liên quan đến đề tài và cho mọi người biết bạn đang muốn nói đến vấn đề gì. Thông tin này có thể là tài liệu nghiên cứu có liên quan, bối cảnh lịch sử hay dữ liệu thực tế để thiết lập “tâm trạng”.
Nếu như bạn đọc vẫn còn những khúc mắc trong viết lý do chọn đề tài hoặc bất kỳ phần nào trong bài tiểu luận, luận văn hãy liên hệ ngay đến dịch vụ viết thuê tiểu luận tại Luận Văn 123 nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi vấn đề của bạn 24/24.
Có thể bạn quan tâm:
Có nên thuê viết luận văn hay không? Những lợi ích và rủi ro của dịch vụ viết thuê luận văn
Tham khảo các lý do chọn đề tài mẫu
Mẫu lý do chọn đề tài tiểu luận số 1
Đề tài: Chính sách tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp tại TP HCM
Thực trạng sinh viên ra trường không có việc làm là một vấn đề nan giải trong nhiều năm nay tại Việt Nam. Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động Quý 4/2017, trong quý 4 năm 207 cả nước có hơn 1 triệu lao động trong độ tuổi thất nghiệp. Trong đó là 215.300 người có trình độ đại học trở lên bị thất nghiệp, nhóm trình độ cao đẳng có 78.800 người thất nghiệp. Đáng lưu ý, tỷ lệ thất nghiệp trong quý 4/2017 ở mức 7,29% so với cùng kỳ năm 2016.
Mặt khác, hiện tượng sinh viên ra trường không thất nghiệp nhưng lại phải làm những công việc tạm thời, không đúng chuyên ngành đào tạo còn rất phổ biến. Thực trạng này đã gây ra những tâm lý tiêu cực cho sinh viên, đặc biệt là những sinh chuẩn bị tốt nghiệp cũng mang tâm lý hoang mang lo lắng về việc làm sau khi rời ghế giảng đường.
Sinh viên là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Thế nhưng, tình trạng sinh viên sau những năm học miệt mài, vất vả tích lũy kiến thức lại phải chịu cảnh thất nghiệp hay chấp nhận làm một công việc không đúng với chuyên ngành mình được học đang diễn ra khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Đây thực sự là nỗi lo của toàn xã hội, là vấn đề nhức nhối cần có phương án giải quyết. Một mặt, nó còn làm lãng phí thời gian, công sức và của cải của sinh viên cùng gia đình họ; mặt khác là làm lãng phí nguồn lao động tri thức trẻ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
TP HCM là một trong những nơi có nhiều sinh viên sau khi ra trường lựa chọn ở lại tìm việc làm. Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng vấn đề việc làm và chính sách tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp tại TP HCM là vô cùng cần thiết. Đây chính là một trong những căn cứ nhằm đề xuất các giải pháp góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho sinh viên cũng như đảm bảo an sinh xã hội, sử dụng nguồn nhân lực trẻ trong xây dựng và phát triển đất nước một cách hiệu quả.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Chính sách tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp tại TP HCM” để thực hiện luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế của mình. Và câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: TP HCM cần phải làm gì và làm như thế nào để hoàn thiện chính sách tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp?
Mẫu lý do chọn đề tài luận văn số 2
Đề tài: Phân tích tình hình phát triển sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 - 2025
Công nghiệp được xem là một ngành kinh tế trọng yếu và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều năm qua, Đồng Nai luôn là tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp. Ngành công nghiệp chiếm 57% trong cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp sao cho phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là nhiệm vụ của ngành công nghiệp mà còn là thách thức cần phải vượt qua của toàn Tỉnh Đồng Nai trong những năm tới.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Phân tích tình hình phát triển sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 - 2025” để nghiên cứu. Từ đó sẽ tìm ra những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục nhằm thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất của ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai vươn đến 1 tầm cao mới trong những năm tới.
Lý do chọn đề tài luận văn thạc sĩ số 3
Đề tài: Quản lý nhà nước hiện tại về bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế và xã hội mà hầu hết các nước trên thế giới phải đối mặt. Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp được thể hiện rõ nét nhất là kết quả tất yếu của sự phát triển công nghiệp. Để ngăn chặn thất nghiệp và bảo vệ người lao động khỏi tình trạng thất nghiệp không chỉ là nhiệm vụ đặc biệt của mỗi quốc gia mà còn là mục tiêu chung của các tổ chức quốc tế, tổ chức hội nhập kinh tế và khu vực, v.v ... Thất nghiệp là tình trạng một phần của lao động xã hội không được tiếp cận công việc phù hợp với khả năng của bản thân, mặc dù họ có thể tìm kiếm và chấp nhận thu nhập phổ biến. Một số nhà kinh tế cho rằng vấn đề thất nghiệp là bình thường và nó sẽ buộc người lao động làm việc phải làm việc tốt hơn và hiệu quả hơn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế lại cho rằng thất nghiệp là một vấn đề đáng lo ngại. Đối với những người thất nghiệp, tình trạng này có nghĩa là mất thu nhập và cuộc sống bấp bênh và có thể dẫn đến sự tha hóa trong lối sống và hành vi. Thất nghiệp là sự thiếu sót trong việc tạo ra việc làm đáp ứng cho người dân. Do đó nền kinh tế khó có thể tăng trưởng như mong đợi. Tóm lại, thất nghiệp có tác động hai mặt bao gồm cả mặt tiêu cực đem đến tác động bất lợi đến tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và phát triển con người. Do đó, các chính phủ đặc biệt quan tâm đến thất nghiệp.
Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý thất nghiệp, ngăn chặn tình trạng thất nghiệp xảy ra quá phổ biến và tác động tiêu cực đến nguồn lực lao động và cuộc sống của người lao động. Tuy nhiên, quản lý thất nghiệp hoàn toàn không dễ dàng vì nó phụ thuộc vào lợi ích và hành vi của tất cả các chủ lao động về việc làm, thu nhập của người lao động trong hoạt động kinh doanh của họ. Để quản lý thất nghiệp, chính phủ bắt buộc phải tác động đến cả người sử dụng lao động và người lao động để đảm bảo lợi ích lâu dài của cả hai bên nhằm giảm thiểu việc sa thải và mất việc làm của người lao động.
Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng số người thất nghiệp tại Việt Nam là 1.344 nghìn vào năm 2010, con số này giảm xuống còn 926 nghìn người vào năm 2012, nhưng sau đó đã tăng lên 1.038 nghìn và 1045 nghìn người vào năm 2013 và năm 2014 . Tỷ lệ thất nghiệp của dân số trong độ tuổi lao động ở Việt Nam là trên 2% trong giai đoạn 2010 - 2014, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên nói riêng là 5,5 đến 7,0%. Ngoài ra, có hơn 3,5 triệu người trẻ trong tình trạng việc làm bấp bênh và không ổn định.
Dựa trên những vấn đề thực tế nêu trên, tác giả đã chọn đề tài "Quản lý nhà nước hiện tại về bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam" cho luận văn tiến sĩ Quản lý kinh tế tại Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM).
Mong rằng những chia sẻ về cách viết và mẫu lý do chọn đề tài mà Luận Văn 123 đã đề cập trong bài viết sẽ là nguồn tư liệu hữu ích giúp bạn hoàn thành tốt bài tiểu luận, luận văn của mình. Chúc bạn học tốt!
Từ khóa » Chọn đề Tài Là Gì
-
TOP 10 Lý Do Chọn Đề Tài Cho Bài Luận Văn, Tiểu Luận Gây Ấn ...
-
2 Cách Viết Lý Do Chọn đề Tài Luận Văn Và Một Số Mẫu Tham Khảo
-
Hướng Dẫn Cách Viết Lý Do Chọn đề Tài Trong Tiểu Luận, Luận Văn
-
Cách Viết Lý Do Chọn đề Tài Luận Văn Và Một Số Mẫu Tham Khảo
-
Chi Tiết Cách Viết Lý Do Chọn đề Tài Từ A đến Z - Luận Văn 1080
-
10 Mẫu Lý Do Chọn đề Tài Nghiên Cứu - Báo Cáo Thực Tập - 123doc
-
Tiêu Chí Chọn đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
-
[PDF] LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ - VNU
-
Lưu ý Khi đặt Tên đề Tài Nghiên Cứu - RCES
-
Cách Viết Lý Do Chọn đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Thật Hay
-
Lý Thuyết Chọn đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học - Xử Lý Định Lượng
-
Hướng Dẫn Trình Bày Mục đích Nghiên Cứu đề Tài Tiểu Luận
-
Hướng Dẫn Cách Làm Bài Tiểu Luận Chi Tiết Nhất Từ A đến Z
-
Quy Trình Thực Hiện Nghiên Cứu Khoa Học - RCES