(2) Cua Biển – Các đặc điểm Sinh Học Và Sinh Sản - VPAS

Vòng đời và môi trường sống

Cua đào hang, trú ngụ trong rừng ngập mặn và vùng đáy mềm, nông, ở vùng triều (do đó nó có tên là cua biển, cua rừng). Người ta thường dùng bẫy bằng tre hoặc lưới để bắt cua, hoặc bắt bằng tay không. Vòng đời của cua biển được minh họa như hình bên dưới. Việc tìm kiếm “bạn tình” và giao phối xảy ra ở vùng nước lợ. Cua S. serrata di cư xa bờ để đẻ trứng. Các loài cua còn lại thì thích điều kiện sinh sản ít mặn hơn (khoảng 20 - 25 phần ngàn).

Trứng đẻ ra bám vào các lông tơ ở nắp bụng con cái. Trứng nở thành ấu trùng zoea rồi trải qua năm giai đoạn (zoea 1 đến 5), sau đó nó trở thành ấu trùng megalopa. Megalopa lột xác một lần và có hình dạng giống cua con. Cua con thường được tìm thấy ở cửa sông, bãi triều và rừng ngập mặn nơi chúng đào hang vào bùn, cát, ẩn mình dưới lá rụng hoặc ở các khu vực có bóng râm khác vào ban ngày. Cua con trải qua nhiều lần lột xác cho đến khi trưởng thành hoàn toàn.

Hình mô tả vòng đời của cua biển từ vùng cửa sông (estuary) đến bờ biển (coastal water) và biển khơi (open sea)

Thức ăn và tính ăn

Zoea và megalopa ăn động vật phù du. Cua nhỏ chủ yếu ăn động vật giáp xác, động vật thân mềm, giun, cá và thực vật. Cua tiền trưởng thành (sub-adult) và cua trưởng thành ăn cua, còng nhỏ, nhuyễn thể hai mảnh vỏ…

Lột xác và tái sinh

Cua lột xác để lớn lên. Bộ xương ngoài khá mềm ngay sau khi lột xác. Khi lột xác, cua gia tăng kích thước cơ thể, chân bơi và càng, bằng cách hấp thụ nước, trước khi lớp vỏ mới cứng lại. Kích thước cua sau khi lột xác tăng khoảng 30-50%.

Khi nhỏ, cua lột xác thường xuyên, nhưng ít thường xuyên hơn khi ngày càng lớn. Cua mới lột xác dễ bị ăn thịt, do đó nó tìm nơi trú ẩn hoặc đào hang để thoát khỏi sự săn mồi. Một con cua có thể “tự ý cắt bỏ” chân bơi hoặc càng của mình ở gốc khi có tổn thương tệ hại hoặc chúng cần thoát thân khi bị động vật khác bắt làm mồi.

Cua có khả năng tái tạo lại các chân và càng đã mất. Trước khi lột xác, một chồi chân hoặc càng mới mọc ra khỏi khớp. Sau khi lột xác, chân hoặc/và càng trở nên lớn hơn và cứng hơn.

Thành thục sinh dục

Cua đực

Cặp tinh hoàn (tetis) cua đực nằm bên cạnh gan tụy, ngay dưới mai. Mỗi tinh hoàn kết nối với một ống dẫn tinh (vas deferens) (đó một ống mỏng màu trắng, cuộn lại), dẫn đến một ống phóng tinh (ejaculatory duct) mở ra ở bên bụng của chân bò cuối cùng.

Khi con đực trưởng thành, càng to ra sau khi lột xác thành thục, các ống sinh tinh xuất hiện trong ống dẫn tinh, và tinh hoàn trở nên to hơn. Cua đực trưởng thành có tinh hoàn lớn lấp đầy khoang dưới mai.

Hình mô tả tinh hoàn (bên trái) và buồng trứng (bên phải) của cua.

Con cái

Cua cái có cặp buồng trứng (ovary) và ống dẫn trứng (oviduct) nằm dưới mai. Phần của ống dẫn trứng cũng đóng vai trò là nơi chứa tinh trùng (spermatheca hoặc seminal receptacle) mở ra bên ngoài qua lỗ sinh dục (vulva).

Cua cái được coi là trưởng thành khi nó đã trải qua quá trình lột xác thành thục với kèm theo đó là vùng bụng ngày càng giãn rộng và thâm đen.

Buồng trứng chưa chín thì mỏng và trong suốt đến màu vàng. Buồng trứng trưởng thành có màu cam sẫm và lấp đầy khoang dưới mai.

Giao phối

Ở các loài giáp xác thuộc họ portunid (cua, còng, ghẹ…), việc giao phối xảy ra ngay sau khi con cái trưởng thành lột xác. Cua đực dùng chân bơi kẹp chặp cua cái từ phía lưng rồi xoay cua cái để các bề mặt dưới bụng gặp nhau với các phần nắp mở rộng. Cua đực phóng tinh vào các lỗ sinh dục của cua cái sau đó, tinh dịch được lưu trữ trong ở khoang chứa tinh trong cua cái. Các tế bào sinh tinh có thể được giữ lại trong quá trình lột xác. Tinh trùng trong tế bào sinh tinh vẫn tồn tại trên 6 tháng trong cơ thể cua cái. Tinh trùng nhận được trong một lần giao phối có thể thụ tinh qua 2 - 3 lứa trứng. Tuy nhiên, lứa trứng thứ ba có thể có tỷ lệ thụ tinh thấp hơn.

Đẻ trứng

Cua biển đẻ trứng bất cứ lúc nào trong năm. Trứng được thụ tinh khi chúng đi qua ống chứa tinh. Những quả trứng được đẻ qua lỗ sinh dục và được gắn vào các lô mềm của ổ bụng. Các trứng mới đẻ có màu cam sáng, mờ đục. Con cái mang trứng đôi khi được gọi là “berried”.

Sự phát triển của tế bào sắc tố và mắt, khối lượng trứng sẫm lại thành màu cam xám, rồi cuối cùng chuyển sang xám đậm.

Số lượng trứng do một con cái đẻ trong một lần có thể đạt từ 1 đến 6 triệu. Một cua cái có thể đẻ ít nhất ba lần với khoảng cách giữa các lần sinh sản là 34-59.

Số lượng trứng được tạo ra mỗi lần sinh sản của mỗi loài như sau:

- S. serrata (cua cái có trọng lượng từ 480 - 915 g/con): 0,50 - 6,60 triệu zoeae

- S. tranquebarica (300 - 480 g/con cái): 0,30 - 3,5 triệu zoeae

- S. olivacea (250 - 465 g/con cái): 0,30 - 2,7 triệu zoeae

Sự phát triển của phôi

Trứng cua có dạng gần như hình cầu. Trứng mới đẻ có kích thước 0,31 đến 0,32 mm ở S. olivacea và S. tranquebarica, và 0,32 đến 0,35 mm ở S. serrata. Sự phát triển của phôi được trình bày trong bên dưới. Mất 7-14 ngày để trứng cua nở. Thời gian phát triển của phôi thay đổi theo nhiệt độ, chất lượng trứng và các yếu tố khác.

Hình minh họa các giai đoạn phát triển của phôi, bắt đầu từ trứng mới đẻ ban đầu cho đến giai đoạn prehatching. Cột stage là tên các giai đoạn của phôi, cột cuối cùng là thời gian tương tứng cần thiết để phôi phát triển qua từng giai đoạn (ký hiệu "h" là giờ, "d" là ngày). Cột "Description" mô tả chi tiết các giai đoạn phát triển của phôi với số tế bào nhân lên sau mỗi giai đoạn.

Sự phát triển của ấu trùng

Zoea có gai dài, gai lưng và gai bên ngắn trên mai. Quá trình phát triển ấu trùng của cua biển được thể hiện trong hình. Mất 14-16 ngày để biến đổi từ zoea 1 đến megalopa và 7-10 ngày nữa đến giai đoạn cua con đầu tiên.

Hình mô tả các giai đoạn biến đổi của ấu trùng cua biển sau khi nở

Nguồn: Emilia T. Quinitio, Fe Dolores Parado - Estepa - Biology and hatchery of Mud Crabs, T7.2008

Dịch bởi: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận - VPAS JSC

Từ khóa » Trứng Cua Biển Nằm ở đâu