2 Dược động Học - SlideShare

2 dược động họcDownload as PPTX, PDF51 likes51,837 viewsDdactrung drFollow

Duoc Dong hoc Khang SinhRead less

Read more1 of 31Download nowDownloaded 294 timesDƯỢC ĐỘNG HỌC  DƯỢC ĐỘNG HỌC HẤP THU PHÂN BỐ CHUYỂN HOÁ THẢI TRỪ  1. SỰ HẤP THU THUỐC  • Là sự vận chuyển thuốc từ nơi dùng thuốc (uống, tiêm, bôi…) vào máu để đi khắp cơ thể, tới nơi tác dụng. • Phụ thuộc bản chất màng tế bào  Các yếu tố ảnh hưởng hấp thu thuốc: Tính hoà tan của thuốc Nồng độ thuốc tại nơi hấp thu pH nơi hấp thu Tuần hoàn nơi hấp thu Bề mặt nơi hấp thu  Các đường hấp thu thuốc TIÊU HOÁ HÔ HẤP QUA DA TIÊM CHÍCH  Hấp thu qua đường tiêu hoá • Hấp thu qua niêm mạc miệng: thuốc vào tuần hoàn mà không bị gan biến đổi • Hấp thu qua niêm mạc dạ dày: hệ thống mao mạch ít phát triển, các acid yếu được hấp thu qua niêm mạc dạ dày • Hấp thu qua niêm mạc ruột non: dễ dàng nhất vì: hệ thống mao mạch phát triển, S hấp thu rộng, tg lưu lâu, nhu động ruột giúp phân tán thuốc • Hấp thu qua niêm mạc ruột già (trực tràng): có ưu điểm: tránh 1 phần tác động tại gan, liều dùng nhỏ hơn, tiện dùng, tác dụng tại chỗ  Hấp thu qua đường hô hấp • Sau khi tiếp xúc với niêm mạc hô hấp, thuốc đi vào tuần hoàn, không bị phân huỷ tại gan • Liều dùng khoảng liều tiêm dưới da  Hấp thu qua đường tiêm chích • Đường tiêm dưới da (SC): hấp thu chậm và đau hơn tiêm bắp • Đường tiêm bắp (IM) • Đường tiêm tĩnh mạch (IV): thuốc thâm nhập nhanh chóng và toàn vẹn, tránh dùng chất gây kích ứng, các chất gây tiêu huyết hay có hại cho cơ tim; không dùng chất dầu hay chất không tan  Hấp thu qua da • Cấu tạo da:  • Nguyên tắc vận chuyển thuốc qua da: - Lớp sừng là hàng rào cản trở thấm qua da - Sự hấp thu qua da phụ thuộc hệ số phân chia D/N của thuốc. • Đường thấm qua da có thể gây được tác dụng từ nông đến sâu và cả tác động toàn thân. • Các yếu tố ảnh hưởng; - hydrat hoá lớp sừng - Loại tá dược - độ dày lớp sừng - chà xát, xoa bóp da - Tuổi tác  2. SỰ PHÂN PHỐI THUỐC  Phân phối thuốc là đưa thuốc từ tuần hoàn đến các mô Sự phân phối thuốc không chỉ ảnh hưởng đến khởi đầu tác động mà còn ảnh hưởng cả thời gian tác động.  Sau khi hấp thu vào máu, thuốc tồn tại ở 2 dạng: + phần thuốc gắn với protein huyết tương + phần thuốc ở dạng tự do Phần tự do sẽ qua được thành mạch để chuyển vào các mô, tới nơi tác dụng (receptor), vào mô dự trữ hoặc bị chuyển hóa rồi thải trừ  MÔ DỰ TRỮ Dạng kết hợp Dạng tự do Dạng thuốc tự do Dạng thuốc kết hợp Chất chuyển hóa NƠI TÁC ĐỘNG “RECEPTOR” Dạng kết hợp Dạng tự do BiẾN ĐỔI SINH HỌC ĐÀO THẢI HẤP THU  2.1. Gắn vào protein huyết tương • Các protein thường gắn thuốc: albumin, globulin, a1- glycoprotein acid, lipoprotein • Tính chất của sự gắn thuốc – protein huyết tương - Không có tính chuyên biệt - Phức hợp thuốc – protein không sinh tác động dược lực, không bị chuyển hoá và thải trừ - Khả năng gắn phụ thuộc từng loại thuốc  2.2. Tích luỹ tại các mô • Khác nhau tuỳ loại thuốc • Ý nghĩa: - Thuốc tích luỹ nhiều chỉ cần sử dụng 1 liều/ ngày, sử dụng lâu phải giảm liều - Dịch thể chứa ít protein (bạch huyết, dịch não tuỷ): liều sử dụng thấp - Lưu ý sự cạnh tranh protein huyết tương của 2 thuốc - Trẻ sơ sinh, khả năng gắn protein HT kém - Thuốc gắn mạnh protein HT thì liều tấn công phải cao  2.3. Sự phân phối thuốc vào não • Tính thấm qua HRMN tăng khi màng não bị viêm • Ở bào thai, trẻ sơ sinh, HRMN chưa hoàn chỉnh  thận trọng • Nếu thuốc không thấm qua não thì tiêm tuỷ sống  2.4. Sự phân phối thuốc qua nhau thai • 90% lượng thuốc vào tuần hoàn bào thai tiếp xúc với nhu mô gan • Gan chưa hoàn chỉnh nên hầu hết thuốc ko được chuyển hoá và gây độc, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ  3. SỰ CHUYỂN HOÁ THUỐC  Gồm: • Sự biến đổi sinh học trước khi hấp thu (tiêu hóa) • Sự biến đổi sinh học trong máu • Sự biến đổi sinh học trong mô (thận, phổi, cơ lách…) nhưng quan trọng nhất là ở gan.  Người ta chia sự biến đổi sinh học thuốc thành 2 loại: •Các pư không liên hợp: oxy hoá, khử, thuỷ phân •Các pư liên hợp: acid glucuronic, glycin, glutamin, sulfat, acetyl hoá, glutathion  Các phản ứng không liên hợp (phản ứng ở pha I) • Qua pha này, các thuốc dang ở dạng tan được trong lipid sẽ trở nên có cực hơn, dễ tan trong nước hơn, về mặt tác dụng thì: – Đa số các thuốc bị mất hoặc giảm hoạt tính – Một số thuốc còn hoạt tính – Một số thuốc bắt đầu có hoạt tính • Phản ứng oxy hóa * là phản ứng thường gặp • Phản ứng thủy phân • Phản ứng khử  Các phản ứng liên hợp (pha II) • Qua pha này, thuốc trở thành các phức hợp không còn hoạt tính, tan dễ trong nước và bị thải trừ. • Các phản ứng ở pha II gồm: – Phản ứng liên hợp * là phản ứng thường gặp – Phản ứng acetyl hóa – Phản ứng metyl hóa • Các phản ứng này đòi hỏi năng lượng và cơ chất nội sinh  Các yếu tố làm thay đổi tốc độ chuyển hoá thuốc • Tuổi • Di truyền • Yếu tố ngoại lai: sự ức chế hay cảm ứng enzym gan • Bệnh lý  4. SỰ THẢI TRỪ THUỐC  4.1. Thải trừ thuốc qua thận • Đường thải trừ chủ yếu của các chất phân cực, tan trong nước, phân tử lượng nhỏ, các thuốc bị chuyển hoá chậm. • Thay đổi pH nước tiểu sẽ giúp thải trừ theo ý muốn  4.2. Thải trừ thuốc qua mật • Thường là các hợp chất có PTL cao (>500), các thuốc có cực, các chất liên hợp • Chu kỳ gan ruột: - Thuốc có chu kỳ gan ruột có thời gian tác động dài - Giúp bảo quản 1 số chất nội sinh: acid mật, vit D, a. folic, estrogen - Các kháng sinh làm giảm chu kỳ gan ruột  4.3. Thải trừ thuốc qua phổi và qua sữa mẹ • Thải trừ qua phổi chỉ quan trọng đối với các chất hơi hay dễ bay hơi (ethanol, ether, cloroform,…) • Thải trừ qua sữa mẹ: 1% lượng thuốc mẹ dùng, phụ thuộc vào từng loại thuốc, mẹ và đứa trẻ (các chất tan mạnh trong lipid, PTL <200)  4.4. Các đường thải trừ khác • Da, lông, tóc • Niêm mạc mắt, mũi • Mồ hôi • Nước bọt  4.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các đường thải trừ thuốc • Làm tăng hiệu quả chữa bệnh • Tránh tai biến do dùng thuốc • Góp phần tăng tốc độ thải trừ chất độc trong cấp cứu ngộ độc

More Related Content

2 dược động học

  • 1. DƯỢC ĐỘNG HỌC
  • 2. DƯỢC ĐỘNG HỌC HẤP THU PHÂN BỐ CHUYỂN HOÁ THẢI TRỪ
  • 3. 1. SỰ HẤP THU THUỐC
  • 4. • Là sự vận chuyển thuốc từ nơi dùng thuốc (uống, tiêm, bôi…) vào máu để đi khắp cơ thể, tới nơi tác dụng. • Phụ thuộc bản chất màng tế bào
  • 5. Các yếu tố ảnh hưởng hấp thu thuốc: Tính hoà tan của thuốc Nồng độ thuốc tại nơi hấp thu pH nơi hấp thu Tuần hoàn nơi hấp thu Bề mặt nơi hấp thu
  • 6. Các đường hấp thu thuốc TIÊU HOÁ HÔ HẤP QUA DA TIÊM CHÍCH
  • 7. Hấp thu qua đường tiêu hoá • Hấp thu qua niêm mạc miệng: thuốc vào tuần hoàn mà không bị gan biến đổi • Hấp thu qua niêm mạc dạ dày: hệ thống mao mạch ít phát triển, các acid yếu được hấp thu qua niêm mạc dạ dày • Hấp thu qua niêm mạc ruột non: dễ dàng nhất vì: hệ thống mao mạch phát triển, S hấp thu rộng, tg lưu lâu, nhu động ruột giúp phân tán thuốc • Hấp thu qua niêm mạc ruột già (trực tràng): có ưu điểm: tránh 1 phần tác động tại gan, liều dùng nhỏ hơn, tiện dùng, tác dụng tại chỗ
  • 8. Hấp thu qua đường hô hấp • Sau khi tiếp xúc với niêm mạc hô hấp, thuốc đi vào tuần hoàn, không bị phân huỷ tại gan • Liều dùng khoảng liều tiêm dưới da
  • 9. Hấp thu qua đường tiêm chích • Đường tiêm dưới da (SC): hấp thu chậm và đau hơn tiêm bắp • Đường tiêm bắp (IM) • Đường tiêm tĩnh mạch (IV): thuốc thâm nhập nhanh chóng và toàn vẹn, tránh dùng chất gây kích ứng, các chất gây tiêu huyết hay có hại cho cơ tim; không dùng chất dầu hay chất không tan
  • 10. Hấp thu qua da • Cấu tạo da:
  • 11. • Nguyên tắc vận chuyển thuốc qua da: - Lớp sừng là hàng rào cản trở thấm qua da - Sự hấp thu qua da phụ thuộc hệ số phân chia D/N của thuốc. • Đường thấm qua da có thể gây được tác dụng từ nông đến sâu và cả tác động toàn thân. • Các yếu tố ảnh hưởng; - hydrat hoá lớp sừng - Loại tá dược - độ dày lớp sừng - chà xát, xoa bóp da - Tuổi tác
  • 12. 2. SỰ PHÂN PHỐI THUỐC
  • 13. Phân phối thuốc là đưa thuốc từ tuần hoàn đến các mô Sự phân phối thuốc không chỉ ảnh hưởng đến khởi đầu tác động mà còn ảnh hưởng cả thời gian tác động.
  • 14. Sau khi hấp thu vào máu, thuốc tồn tại ở 2 dạng: + phần thuốc gắn với protein huyết tương + phần thuốc ở dạng tự do Phần tự do sẽ qua được thành mạch để chuyển vào các mô, tới nơi tác dụng (receptor), vào mô dự trữ hoặc bị chuyển hóa rồi thải trừ
  • 15. MÔ DỰ TRỮ Dạng kết hợp Dạng tự do Dạng thuốc tự do Dạng thuốc kết hợp Chất chuyển hóa NƠI TÁC ĐỘNG “RECEPTOR” Dạng kết hợp Dạng tự do BiẾN ĐỔI SINH HỌC ĐÀO THẢI HẤP THU
  • 16. 2.1. Gắn vào protein huyết tương • Các protein thường gắn thuốc: albumin, globulin, a1- glycoprotein acid, lipoprotein • Tính chất của sự gắn thuốc – protein huyết tương - Không có tính chuyên biệt - Phức hợp thuốc – protein không sinh tác động dược lực, không bị chuyển hoá và thải trừ - Khả năng gắn phụ thuộc từng loại thuốc
  • 17. 2.2. Tích luỹ tại các mô • Khác nhau tuỳ loại thuốc • Ý nghĩa: - Thuốc tích luỹ nhiều chỉ cần sử dụng 1 liều/ ngày, sử dụng lâu phải giảm liều - Dịch thể chứa ít protein (bạch huyết, dịch não tuỷ): liều sử dụng thấp - Lưu ý sự cạnh tranh protein huyết tương của 2 thuốc - Trẻ sơ sinh, khả năng gắn protein HT kém - Thuốc gắn mạnh protein HT thì liều tấn công phải cao
  • 18. 2.3. Sự phân phối thuốc vào não • Tính thấm qua HRMN tăng khi màng não bị viêm • Ở bào thai, trẻ sơ sinh, HRMN chưa hoàn chỉnh  thận trọng • Nếu thuốc không thấm qua não thì tiêm tuỷ sống
  • 19. 2.4. Sự phân phối thuốc qua nhau thai • 90% lượng thuốc vào tuần hoàn bào thai tiếp xúc với nhu mô gan • Gan chưa hoàn chỉnh nên hầu hết thuốc ko được chuyển hoá và gây độc, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ
  • 20. 3. SỰ CHUYỂN HOÁ THUỐC
  • 21. Gồm: • Sự biến đổi sinh học trước khi hấp thu (tiêu hóa) • Sự biến đổi sinh học trong máu • Sự biến đổi sinh học trong mô (thận, phổi, cơ lách…) nhưng quan trọng nhất là ở gan.
  • 22. Người ta chia sự biến đổi sinh học thuốc thành 2 loại: •Các pư không liên hợp: oxy hoá, khử, thuỷ phân •Các pư liên hợp: acid glucuronic, glycin, glutamin, sulfat, acetyl hoá, glutathion
  • 23. Các phản ứng không liên hợp (phản ứng ở pha I) • Qua pha này, các thuốc dang ở dạng tan được trong lipid sẽ trở nên có cực hơn, dễ tan trong nước hơn, về mặt tác dụng thì: – Đa số các thuốc bị mất hoặc giảm hoạt tính – Một số thuốc còn hoạt tính – Một số thuốc bắt đầu có hoạt tính • Phản ứng oxy hóa * là phản ứng thường gặp • Phản ứng thủy phân • Phản ứng khử
  • 24. Các phản ứng liên hợp (pha II) • Qua pha này, thuốc trở thành các phức hợp không còn hoạt tính, tan dễ trong nước và bị thải trừ. • Các phản ứng ở pha II gồm: – Phản ứng liên hợp * là phản ứng thường gặp – Phản ứng acetyl hóa – Phản ứng metyl hóa • Các phản ứng này đòi hỏi năng lượng và cơ chất nội sinh
  • 25. Các yếu tố làm thay đổi tốc độ chuyển hoá thuốc • Tuổi • Di truyền • Yếu tố ngoại lai: sự ức chế hay cảm ứng enzym gan • Bệnh lý
  • 26. 4. SỰ THẢI TRỪ THUỐC
  • 27. 4.1. Thải trừ thuốc qua thận • Đường thải trừ chủ yếu của các chất phân cực, tan trong nước, phân tử lượng nhỏ, các thuốc bị chuyển hoá chậm. • Thay đổi pH nước tiểu sẽ giúp thải trừ theo ý muốn
  • 28. 4.2. Thải trừ thuốc qua mật • Thường là các hợp chất có PTL cao (>500), các thuốc có cực, các chất liên hợp • Chu kỳ gan ruột: - Thuốc có chu kỳ gan ruột có thời gian tác động dài - Giúp bảo quản 1 số chất nội sinh: acid mật, vit D, a. folic, estrogen - Các kháng sinh làm giảm chu kỳ gan ruột
  • 29. 4.3. Thải trừ thuốc qua phổi và qua sữa mẹ • Thải trừ qua phổi chỉ quan trọng đối với các chất hơi hay dễ bay hơi (ethanol, ether, cloroform,…) • Thải trừ qua sữa mẹ: 1% lượng thuốc mẹ dùng, phụ thuộc vào từng loại thuốc, mẹ và đứa trẻ (các chất tan mạnh trong lipid, PTL <200)
  • 30. 4.4. Các đường thải trừ khác • Da, lông, tóc • Niêm mạc mắt, mũi • Mồ hôi • Nước bọt
  • 31. 4.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các đường thải trừ thuốc • Làm tăng hiệu quả chữa bệnh • Tránh tai biến do dùng thuốc • Góp phần tăng tốc độ thải trừ chất độc trong cấp cứu ngộ độc

Editor's Notes

  1. Tính hòa tan của thuốc Thuôc dạng dung dịch nước dễ hấp thu hơn dd dầu, dạng dịch treo hay dạng rắn vì thuốc nhanh chóng được hòa tan vào pha nước nơi hấp thu 2. Nồng độ thuốc tại nơi hấp thu Nồng độ này càng lớn, sự hấp thu càng nhanh đv các thuốc qua màng bằng cách khuếch tán qua lớp lipid 3. pH nơi hấp thu Đa số các thuốc là acid yếu hoặc base yếu nên sự hấp thu thuốc phụ thuộc vào pH nơi hấp thu. Vd: pH dạ dày thấp (1-2) nên các acid yếu sẽ được hấp thu nhanh hơn. (dạng không ion hóa) 4. Tuần hoàn nơi hấp thu Hệ thống mao mạch tại nơi hấp thu càng phát triển, sự hấp thu thuốc càng dễ dàng. Do đó khi cần tăng tốc độ hấp thu thì dùng nhiệt hoặc xoa bóp để tăng lưu lượng máu. Trái lại khi muốn giảm tốc độ hấp thu thì làm lạnh hoặc dùng thuốc co mạch. 5. Bề mặt nơi hấp thu bề mặt nơi hấp thu càng lớn sự hấp thu càng nhanh như biểu mô phổi, phế nang. Ruột non hấp thu nhanh hơn dạ dày vì có bề mặt hấp thu rộng, lưu lượng máu cao.
  2. Hấp thu qua niêm mạc miệng: niêm mạc miệng mỏng, hệ thống mạch máu dồi dào nhưng diện tích hấp thu ở niêm mạc miệng không lớn, khó giữ thuốc lâu trong miệng để đủ thời gian hấp thu thuốc hoàn toàn, đặc biệt là dạng viên rắn tan chậm. Khắc phục bằng viên đặt dưới lưỡi hoặc đặt vào phần giữa má và nướu răng. Chỉ sử dụng đv những chất không có mùi khó chịu, không gây kích ứng, liều tương đối thấp, bị phân hủy bởi gan và đường tiêu hóa. Hấp thu qua niêm mạc dạ dày: vì pH thấp (1-2) nên hấp thu các base yếu như diazepam sẽ chậm vì ở dạng ion hóa, trái lại hấp thu các acid yếu như paracetamol sẽ nhanh hơn vì phần lớn ở dajg không ion hóa trong dạ dày. Hấp thu qua niêm mạc ruột non: các yếu tố ảnh hưởng hấp thu thuốc bằng đường uống Thức ăn (sữa, gel nhôm hydroxyd, muối Ca2+, Mg2+) Nhu động ruột: giảm nhu động ruột làm chậm hấp thu thuốc, tăng nhu động ruột quá mạnh như tiêu chảy cũng làm giảm hấp thu thuốc. Tính chất lý hóa của thuốc: vd viên nang được thiết kế để gữ nang nguyên vẹn trong vài giờ sau khi uống để kéo dài tác dụng. Có những viên nang chứa những hạt có tốc độ phóng thích thuốc khác nhau: hạt phóng thích nhanh để khởi đầu tác dụng sớm, hạt phóng thích chậm để kéo dài tác dụng. Kích thước hạt, tốc độ làm rỗng dạ dày… Ưu điểm đường uống: tiện lợi, kinh tế và an toàn nhất Nhược điểm: sự hấp thu phụ thuộc nhiều yếu tố, nên tốc độ hấp thu chậm không dùng được khi khẩn cấp. Thuốc bị hủy hoại ở gan phải tăng liều hoặc sd theo đường dùng khác, không dùng đường uống đv thuốc có mùi vị khó chịu, gây kích ứng hoặc BN trong tình trạng bất tỉnh. Hấp thu qua niêm mạc ruột già: Thuốc rửa, thuốc thụt, thuốc đạn. Hấp thu qua hệ thống tĩnh mạch trực tràng. Tránh được một phần tác động của gan và của dịch tiêu hóa nên liều dùng nhỏ hơn liều uống Dùng tiện lợi đv thuốc có mùi khó chịu và đv BN dễ bị nôn mửa hay bị hôn mê Cho tác dụng tại chỗ như trĩ, viêm trực tràng…
  3. Hấp thu qua đường mũi họng: cho tác dụng tại chỗ như sát trùng (thuốc xông), tác dụng co mạch trị nghẹt mũi (epherin) Hấp thu qua niêm mạc khí quản, cuống phổi, bì mô phế nang: diện tích hấp thu rộng, tính thấm cao, hệ thống mạch máu dồi dào chất được hấp thu phải ở dạng hơi hay dễ bay hơi, hoạc các chất lỏng dạng khí dung Sau khi tiếp xúc với niêm mạc hô hấp, thuốc đi vào tuần hoàn, không bị phân huỷ tại gan Liều dùng khoảng liều tiêm dưới da. Ưu điểm: thuốc tập trung vào phổi nhiều (liều dùng nhỏ), khởi đầu tác dụng nhanh và ít tác dụng phụ.
  4. Ưu điểm: hấp thu trực tiếp nên nhanh, dùng khi khẩn cấp, liều dùng nhỏ hơn liều uống. Dùng được đv thuốc có mùi khó chịu, không tan trong lipid, dễ bị hủy hoại khi uống và dùng được cho BN bị nôn mửa hay hôn mê. Nhược điểm: bất tiện, đòi hỏi điều kiện vô trùng cao, người chuyên môn, kém an toàn, đắt tiền, gây đau, có thể gây tổn thương dây thần kinh. SC: không SC các thuốc gây kích ứng mô, gây đau, hoại tử như CaCl2, ouabain IM: tương tự như SC nhưng nhanh hơn (vì xuống sâu hệ thống mao mạch phát triển hơn) và ít đau hơn (vì ít dây TK cảm giác) IV: không còn sự hấp thu thuốc, thuốc thâm nhập nhanh chóng và toàn vẹn, dùng được khi khẩn cấp, liều dùng chính xác và kiểm soát được. Dùng đường này khi không thể dùng các đường tiêm chích khác như thuốc gây đau (ưu trương) hay hoại tử (ouabain), các chất không dùng được bằng đường khác (máu, chất thay thế huyết tương) Lưu ý: khi truyền 1 lượng lớn cần đẳng trương tiêm chậm để tránh sự thay đổi cân bằng huyết tương, theo dõi phản ứng BN dung môi thường là nước tránh dùng các chất gây kích ứng, nghẽn mạch, chất dầu, chất không tan, chất tiêu huyết, gây kết tủa, hại cơ tim. Bất lợi: nếu quá liều khó khắc phục hậu quả, có thể gây huyết khối, dễ nhiễm khuẩn, là đường lây lan HIV
  5. Từ ngoài vào trong gồm có 3 lớp chính: Biểu bì: lớp sừng ngoài cùng, các tb đã bị keratin hóa nên còn gọi là lớp keratin. Lớp sừng là hàng rào che chở da bởi khó bị thủy giải bởi acid, base loãng hay enzym nhưng đó cũng là hàng rào cản trở làm chậm hấp thu của hầu hết thuốc. Trung bì: là mô liên kết chống đỡ gồm có sợi collagen, sợi đàn hồi, mạch máu, sợi thần kinh, tuyến mồ hôi, nang lông Hạ bì: mô mỡ
  6. Đường thấm qua da có thể gây tác dụng từ nông đến sâu và cả tác dụng toàn thân Tác dụng ngoài da: thuốc mỡ, cao dán, thuốc xoa bóp Tác dụng nông tại chỗ: thuốc sát khuẩn, chống nấm Tác dụng tới lớp bì: tinh dầu, salicylat, hormon Tác dụng toàn thân: miếng dán nitroglycerin trị đau thắt ngực, scopolamin chống say tàu xe. Các miếng dán này phóng thích thuốc ổn điinh nên giảm tác dụng phụ, tránh mất hoạt tính khi uống. Phần lớn các thuốc không thấm được qua da lành, khi da bị tổn thương (viêm nhiễm, bỏng…) bị mất lớp sừng, làm cho thuốc hấp thu qua da tăng lên nhiều và có thể gây độc. Giữ ẩm nơi bôi thuốc (băng ép), xoa bóp, dùng thuốc giãn mạch, siêu âm đều làm tăng ngấm thuốc qua da. Da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có lớp sừng mỏng manh, tính thấm mạnh, dễ bị kích ứng nên cần thận trọng khi sử dụng thuốc bôi ngoài da và khi dùng cần hạn chế diện tích bôi thuốc.
  7. Tóm lại, mỗi đường hấp thu có ưu và nhược điểm riêng, ta phải nắm vững để chọn đường sd thuốc sao cho thích hợp với mục đích điều trị và tính chất lý hóa của dược phẩm..
  8. ALBUMIN là protein có nhiều nhất trong huyết tương, chiếm đến 80% áp suất keo của máu. Đóng vai trò quan trọng nhất trong sự gắn protein HT của thuốc. Không có tính chuyên biệt: trên cùng 1 vị trí của protein HT có thể gắn nhiều thuốc khác nhau Phức hợp thuốc – protein không có hoạt tính, chỉ dạng tự do mới có hoạt tính, không bị chuyển hóa và đào thải vì toàn bộ phân tử đã trở nên cồng kềnh. Khả năng gắn tùy từng loại thuốc, có thuốc gắn mạnh (sulfamid, rifampicin), thuốc gắn yếu (barbital), không gắn (heparin, allopurinol)
  9. ở trẻ sơ sinh (nhất là trẻ thiếu tháng) khả năng gắn thuốc vào protein rất kém nên trẻ nhạy cảm với nhiều thuốc Nếu hai thuốc có ái lực trên cùng một nơi của protein HT sẽ có hiện tượng cạnh tranh, chất có ái lực mạnh đẩy chất có ái lực yếu ra khỏi protein Ht gây độc tính. Trong điều trị, liều tấn công của thuốc gắn mạnh vào protein HT phải cao để bão hòa vị trí gắn và đến liều duy trì mới đạt hiệu lực mong muốn Vd: thể tích phân phối thấp, tức là thuốc chủ yếu ở HT, không tích lũy ở mô Hệ số trị liệu thấp Thuốc gắn mạnh vào protein HT nên dạng tự do chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. VD: dicoumarol gắn vào protein đến 97%, dạng tự do có hoạt tính chỉ chiếm 3% nếu bị phenylbutazol đẩy khỏi protein khoảng 3% thì tác động chống đông tăng lên 100%
  10. Riêng sulfamid bị acetyl hóa lại trở nên khó tan trong nước, kết tinh thành tinh thể trong ống thận gây tiểu ra máu hoặc vô niệu Chất chuyển hóa từ pha I có thể liên hợp với acid acetic, acid sulfuric, acid mecaptuic, acid glucuronic trong cơ thể, để cuối cùng cho chất liên hợp ít tan trong lipid, tính phân cực mạnh hơn, từ đó dễ thải qua thận, qua mật và hết độc.
  11. Tuổi: trẻ sơ sinh thiếu nhiều enzym chuyển hóa thuốc, ở người cao tuổi enzyl bị lão hóa Di truyền: do xuất hiện các enzyl không điển hình hay thiếu enzym tham gia chuyển hóa thuốc Yếu tố ngoại lai: + chất gây cảm ứng enzym có tác dụng làm tăng tổng hợp các enzym ở microsom gan, nên làm thuốc bị chuyển hóa nhanh, nhanh mất tác dụng + chất ức chế enzym lại có tác dụng ức chế, làm giảm hoạt tính chuyển hóa thuốc của enzym, do đó làm tăng tác dụng của thuốc dùng chung. Yếu tố bệnh lý: bệnh lý làm tổn thương chức phận gan sẽ làm giảm chuyển hóa thuốc của gan (viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, K gan)  tăng tác dụng hoặc độc tính của thuốc bị chuyển hóa qua gan.
  12. Thuốc có thể được thải trừ dưới dạng nguyên chất hoặc dạng đã bị chuyển hóa qua nhiều đường khác nhau, song có 2 đường thải trừ quan trọng , đó là: Thải trừ qua thận Thải trừ qua mật
  13. Vd: làm giảm thải trừ để tiết kiệm thuốc: penicillin dùng cùng probenecid sẽ làm cho tác dụng của penicillin bền hơn Tăng thải trừ để đtrị ngộ độc: kiềm hóa nước tiểu khi bị ngộ độc phenobarbital Nếu BN suy thận cần phải giảm liều thuốc
Download

Từ khóa » Chu Kỳ Gan Ruột Là Gì