2 Kiểu Hư Hỏng đường Bê Tông Xi Măng | Công Ty Phương Đông

Mặt đường bê tông xi măng hỏng là sự phát sinh các hư hại về tình trạng mặt đường sau đó sẽ hình thành những hư hỏng về kết cấu. Hư hỏng mặt đường bê tông xi măng liên quan đến tình trạng mặt đường là những hư hỏng làm ảnh hưởng điều kiện chạy xe êm thuận, tính an toàn, sự tiện nghi cũng như đến môi trường xung quanh dọc theo đường do rung động, tiếng ồn và cuối cùng sẽ dẫn đến sự suy giảm độ bền cũng như cường độ của kết cấu mặt đường.

Đường bê tông hỏng liên quan đến kết cấu là những hư hỏng trực tiếp làm giảm độ bền cũng như cường độ của kết cấu mặt đường bê tông.

hong-duong-be-tong

Hỏng đường bê tông xi măng từ các nguyên nhân và có tác động khác nhau đến tính năng sử dụng:thiết kế, quá trình khai thác sử dụng, điều kiện khí hậu, môi trường liên quan đến kết cấu.

Do vậy hiện tượng hư hỏng bê tông  cần phải được phát hiện sớm để xử lý thích hợp nhằm kéo dài giảm tuổi thọ kết cấu đường.

Xin mời tham khảo chi tiết

Công nghệ sửa chữa các loại hư hỏng mặt đường bê tông xi măng Tccs 12 : 2016/TCĐBVN 

  1. Phân loại đường bê tông hỏng
    1. 1.Nứt một phần
      1. Vết nứt ban đầu
    2. 2.Nứt vỡ liên quan đến kết cấu
      1. Ảnh hưởng của nhiệt độ
    3. 3.Các hư hỏng khác

Phân loại đường bê tông hỏng

Hư hỏng bề mặtPhân loạiGiải thích
-Nứt một phần -Vết nứt chưa lan hết chiều dày tấm-Vết nứt ban đầu -Vết nứt thẳng đứng và vết nứt ở góc tấm tại khe nối -Nứt gần các bộ phận kết cấu kỹ thuật
-Cập kênh -Tấm bê tông cập kênh -Cập kênh tại vị trí các kết cấu kỹ thuật-Cập kênh giữa các tấm tại vị trí khe nối hay tại vết nứt -Cập kênh giữa tấm bê tông và kết cấu -Cập kênh giữa phần mặt đường bê tông và mặt đường nhựa
-Biến dạng -Ghồ ghề theo hướng dọcMấp mô theo chiều đứng của các tấm bê tông mặt đường tại khe nối hay vết nứt
Mài mòn -Mài nhẵn -Mài nhẵn do bánh xe-Bong tróc -Bong vữa bề mặt
Hư hỏng khe nối -Hư hỏng vật liệu chèn khe -Hư hỏng tại mép khe nối-Bong vật liệu chèn khe, nứt, hóa già và thiếu vật liệu chèn khe -Vỡ góc hay nứt cạnh khe nối
-Hư hỏng khác -Rỗ mặt tấm Các hố nhỏ xuất hiện trên bề mặt tấm
Hư hỏng kết cấu-Nứt toàn bộ -Vết nứt phát triển đến đáy tấm-Nứt tất cả các hướng -Bứt da cá sấu
Uốn vồng và vỡ mặt đường -Uốn vồng -Vỡ-Vồng lên do áp suất nén -Hư hỏng do ứng suất nén
-Hư hỏng khác -Xói lởBập bênh do ảnh hưởng của nước

1.Nứt một phần

Vết nứt dạng này không phát triển đến đáy tấm có hai loại vết nứt đó là các vết nứt phát sinh trong quá trình thi công, và các vết nứt phát sinh sau khi thi công. Chiều sâu của loại vết nứt đầu tiên nhiều nhất đến 1/3 chiều dày của tấm tính từ bề mặt tấm, nhưng loại thứ hai thì đôi khi lan đến tận đáy tấm.

Vết nứt ban đầu

Nứt do co ngót trong quá trình ninh kết và nứt co dẻo trong vết nứt ban đầu thường xuất hiện trong phạm vi nhất định với chiều dài từ vài Cm đến vài chục Cm. Vết nứt ban đầu có thể được chia làm 3 loại sau : nứt do co ngót khi ninh kết, co ngót dẻo, nứt do nhiệt độ.

Nứt do co ngót khi ninh kết:

Nứt do co ngót khi ninh kết: xuất hiện ngay sau khi đổ bê tông do ảnh hưởng của các hoạt động cản trở bê tông ninh kết của lưới thép và thanh cốt thép

nut-do-co-ngot-khi-ninh-ket

Nứt co dẻo:

Nứt co dẻo xuất hiện trong trường ợp khi bề mặt bê tông khô đột ngột trong điều kiện nhiệt độ cao hay gió mạnh sau khi đổ bê tông..

duong-nut-do-co-deo

Nứt do nhiệt:

Nứt do nhiệt xuất hiện do ứng suất nhiệt (do kéo giãn) trong tấm bê tông xi măng tại thời điểm từ khoảng 20 giờ đến vài ngày sau khi rải bê tông khi độ chênh lệch nhiệt độ giữa mặt trên và mặt dưới của tấm bê tông 10 độ C. Khe nối được thi ông ở trạng thái ướt để tránh nứt do nhiệt

duong-nut-do-co-dan-nhiet

Vết nứt cạnh các kêt cấu kỹ thuật

Trong trường hợp các kết cấu kỹ thuật ngầm như hố ga trong phạm vi tấm bê tông xi măng mặt đường, vết nứt xuất hiện do sự dịch chuyển của tấm bê tông xung quanh kết cấu này.

vet-nut-canh-ho-ga

Cập kênh

Cập kênh là hiện tượng ghồ gề giữa các tấm bê tông tại khu vực khe nối hay khu vực nứt, giữa lân cận các kết cấu (như phần nối vào cầu) và tấm bê tông mặt đường, hay trong trường hợp cắt qua hệ thống thoát nước chôn sâu dưới lòng đường, tại khu vực tiếp nối giữa mặt đường bê tông xi măng và mặt đường nhựa

duong-cap-kenh

Đường nứt do cập kênh

nut-do-ket-cau-ngam

Nguyên nhân của dạng hư hỏng này được đánh giá là do chức năng truyền tải trọng không đảm bảo cốt thép truyền tải trọng, thanh chốt, lưới thép, giữa các tấm bê tông hoặc với các kết cấu liền kề, thiếu công đầm nén trong thi công, cường độ nền đường không đảm bảo do thân nền đường và kết cấu áo đường bị ngập nước, lún không đều của nền đất,….

Biến dạng

Biến dạng được định nghĩa là sự không bằng phẳng với bước sóng tươn gđối dài theo hướng dọc đường và những mấp mô theo chiều thẳng đứng tại khe nối và vị t rí vết nứt trên đường. Nguyên nhân chủ yếu là do cường độ nền mặt đường không đảm bảo cũng như lún không đều của đất nền,…

Mài mòn và/hoặc mài nhẵn

Mài mòn là hiện tượng bề mặt đường trở nên nhẵn và trơn trượt do giảm cấu trúc nhám bề mặt do tác dụng lặp lại của bánh xe cao su.

duong-hong-do-mai-mon

Bong tróc

Vữa bị tróc khỏi bề mặt đường do chất lượng bê tông kém..

Hư hỏng tại khe nối

Hư hỏng vật liệu chèn khe: bong vật liệu chèn, chảy, lồi ra, hóa già, nứt và mất mát, khe nối bị kéo, nén ép khi xe cộ chạy qua, do tác dụng của phụt nước, phụt bùn tại khu vực khe nối.Đặc biệt trong trường hợp mất vật liệu chèn khe, cạnh khe nối sẽ sớm bị phá hoại do sự xâm nhập của nước và đất vào các khe nối.

chay-vat-lieu-chen-khe

Hư hỏng mép khe nối gây ra nứt và khuyết góc tại khu vực mép khe nối của tấm mặt đường.Nguyên nhân chính được xác định là do có lực quá lớn tác động vào phần mép khe nối của tấm do vật liệu chèn khe bị vỡ và nền đường bị xói do tác dụng cập kênh và phụt bùn, nước tại khe nối

khuyet-mep-khe-noi

2.Nứt vỡ liên quan đến kết cấu

Nứt hoàn toàn

Các vết nứt hoàn toàn sâu xuống tận mặt đáy của tấm bê tông. Loại nứt này ba gồm cả những vết nứt dọc và vết nứt ngang, nứt tại phần góc giao của các tấm và những vết rạn nứt hình mai ra. Các vết nứt này phần lớn là những vết nứt cục bộ phát triển sau thời gian khai thác lâu dài và thường tạo ra hiện tượng khuyết góc tại các vị trí vết nứt.

nut-doc

Nguyên nhân là do cường độ hoặc khả năng chịu lực của nền móng đường không đảm bảo, kết cấu và chức năng của các khe nối không tốt (sự ăn mòn cốt thép, lắp đặt cốt thép không tốt), chiều dày tấm bê tông không đủ, nền lún không đều, chất lượng bê tông không tốt.

nut-ngang

Các vết nứt được cho là sẽ xuất hiện khi ứng suất và biến dạng xuất hiện trong tấm bê tông mặt đường vượt quá cường độ và khả năng chịu kém của bê tông do tải trọng giao thông, thay đổi thời tiết, co ngót khi mất nước. Để hiểu được nguyên nhân phát sinh nứt, cần phân tích sự phân bố ứng suất trong tấm bê tông mặt đường Phần nội dung sau đây giải thích về ứng suất do tải trọn và ứng suất do nhiệt độ trong tấm bê tông xi măng.

Ứng suất do tải trọng

Trong trường hợp đặt tải với trọng lượng 8 tấn lên giữa tấm , góc tấm, các cạnh tự do và mép khe nối của tấm có chiều dày 25cm , giá trị ứng suất lớn nhất đo được tại mỗi điểm được thể hiện trong hình

ung-suat

Từ hình vẽ , có thể thấy nếu so với ứng suất kéo lớn nhất khi đặt tải ở giữa tấm, thì ứng suất khi đặt tải tại cạnh tự do, hoặc phần mép khe nối tự do lớn gấp 1.7 lần. Ngoài ra, ứng suất khi đặt tải tại mép khe ngang giả (có thanh truyền lực bằng thép trơn) và mép khe nối dọc dạng ngàm (thanh truyền lực bằng thép gờ) nhỏ hơn, khoảng 0.8÷1.3 lần. Điều này do nhờ hiệu quả truyền tải trong của các thanh truyền l ực.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng lâu dài nếu thanh cốt thép bị gỉ và sửa chữa bằng mặt đường bê tông thường được thực hiện, các khe nối có thanh truyền lực sẽ dần chuyển sang làm việc giống như cạnh tự do hoặc góc tự do tùy thuộc độ mở của khe nối. Kết quả là hiện tượng nứt sẽ xuất hiện do sự suy giảm cường độ hoặc năng lực chịu tải của nền đường.

Ảnh hưởng của nhiệt độ

Tác dụng của ứng suất nhiệt gồm ứng suất do tác dụng ngăn cản tấm bị vồng lên và tác dụng ứng suất trong tấm. Các tác dụng này xuất hi ện trong tấm bê tông do có sự khác nhau về nhiệt độ

nut-do-nhiet-do

Những loại hư hỏng có nguyên nh ân trực tiếp từ ứng suất hiệt là các vết nứt nhiệt do có sự chênh lệch về nhiệt. Có thể kết luận là tác động của nhiệt độ cũng là một trong những nguyên nhân gây nứt tấm.

Uốn vồng

Trong hiện tượng đẩy vồng do các hoạt động uốn vồng, giãn nở của tấm bê tông xảy ra đồng thời với việc tăn nhiệt độ vào ban ngày trong thời tiết mùa hè nóng và do đó tấm bê tông bị vồng lên đột ngột do hiện tượng ứng s uất theo ph ương dọc tạo ra lực nén và chiều dày dự trữ của khe nối không còn.

nut-do-uon-vong

Ngoài ra, hư hỏng do nén bê tông ở gần mép khe nối hay vết vứt gọi là ép dập.

3.Các hư hỏng khác

Xói mòn

Kết quả của hiện tượng này là phần dưới tấm BTXM tại vị trí vết nứt hoặc khe nố i sẽ hình thành những lỗ hổng, gọi là xói mòn dẫn đến suy giảm chức năng của các lớp nền móng làm nứt tấm bê tông.

nut-do-xoi-mon

Như vậy chúng tôi đã trình bày nguyên nhân và các dạng hư hỏng đường bê tông xi măng thường gặp trong thực tế. Nắm chắc được tình trạng đường hư hỏng chúng ta sẽ có cách sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng hay sửa chữa lớn nhỏ vị trí hư hỏng một cách chuẩn xác nhất để giảm thiểu thiệt hại và tăng tuổi thọ công trình

Mong những thông tin này là hữu ích cho công việc của Bạn

5/5 - (1 bình chọn)Xin mời Theo Dõi và Thích chúng tôi tại:fb-share-icon940 Tweet 2k

Từ khóa » đổ Bê Tông đường Bị Nứt