2 Loại Thuốc Kháng đông Dạng Uống Có Thể Cứu Bệnh Nhân COVID ...
Có thể bạn quan tâm
Truy cập nội dung luôn
2 loại thuốc kháng đông dạng uống có thể cứu bệnh nhân COVID-19 khi điều trị tại nhà
11/08/2021 | 16:38 PM
|Ngày 11/8, Sở Y tế TP. HCM đã có văn bản cập nhật hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà. Trong đó, bổ sung 2 loại thuốc kháng đông dạng uống để điều trị COVID-19, nâng số loại thuốc kháng đông dạng uống cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà lên 3 loại.
news-relatePGS. TS Tăng Chí Thượng – Phó Giám đốc Sở Y tế TP. HCM cho biết, theo ý kiến của Hội đồng khoa học và công nghệ mở rộng về các thuốc kháng đông dạng uống, ngành y tế thành phố đã cập nhật thêm 2 loại thuốc kháng đông dạng uống.
Sở Y tế đề nghị giám đốc các bệnh viện, trung tâm y tế nhanh chóng bổ sung 2 loại thuốc kháng đông dạng uống này nhằm đảm bảo an toàn, điều trị hiệu quả cho người mắc COVID-19.
Cụ thể, 2 loại thuốc kháng đông dạng uống được bổ sung là Apixaban và Dabigatran. Trước đó, Sở Y tế đã cập nhật sử dụng thuốc kháng đông dạng uống Rivaroxaban.
Đội phản ứng nhanh lên đường hỗ trợ điều trị cho F0 tại nhà. Ảnh: SV Tấn
Người mắc COVID-19 điều trị tại nhà được chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm corticoid và 1 trong 3 thuốc kháng đông dạng uống trên trong trường hợp có triệu chứng sớm của suy hô hấp (cảm giác khó thở và/hoặc nhịp thở > 20 lần/phút và/hoặc SpO2 < 95%, nếu có) và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ.
- Apixaban: Liều lượng 2,5 mg, uống 2 lần/ngày.
- Hoặc Rivaroxaban: Liều lượng: 10mg, uống 1 lần/ngày
- Hoặc Dabigatran: Liều lượng: 220mg, uống 1 lần/ngày
Sở Y tế lưu ý thời gian sử dụng các thuốc trên tối đa là 7 ngày, chỉ sử dụng cho người trên 18 tuổi và thận trọng khi sử dụng cho người trên 80 tuổi; chống chỉ định: phụ nữ có thai và cho con bú, người suy gan, suy thận, có tiền căn xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tiết niệu, có các bệnh lý dễ chảy máu; khi sử dụng cần theo dõi các dấu hiệu xuất huyết (như xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa…).
Hà Nội thêm 25 ca mắc COVID-19 mới, 4 ca phát hiện qua sàng lọc ho, sốt
Đối với thuốc kháng viêm corticoid, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau:
- Dexamethasone: Liều lượng Người lớn: 6mg/lần/ngày. Trẻ em: 0,15mg/kg/ngày (tối đa 6mg/ngày), uống sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng). Nếu không có sẵn Dexamethasone, có thể sử dụng một trong các thuốc thay thế sau:
- Prednisolone: Liều lượng Người lớn: 40mg/lần/ngày. Trẻ em: 1mg/kg/ngày (tối đa 40mg/ngày), uống sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng).
- Hoặc dùng Methylprednisolone: Liều lượng Người lớn: 16mg/lần, uống 2 lần/ngày cách 12 giờ. Trẻ em 0,8mg/kg/lần, 2 lần/ngày cách 12 giờ (tối đa 32mg/ngày), uống sau khi ăn (buổi sáng và buổi tối).
Người có bệnh dạ dày cần uống kèm thuốc dạ dày, nếu có đáp ứng tốt, thời gian sử dụng tối đa là 7 ngày.
Ngoài thuốc kháng viêm corticoid và thuốc kháng đông dạng uống dành cho trường hợp có chỉ định, những bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà cần chuẩn bị các thuốc thiết yếu gồm thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng (vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các thuốc y học cổ truyền).
Đặc biệt, người mắc COVID-19 cách ly tại nhà cần liên hệ nhân viên y tế khi có dấu hiệu bất thường sau:
- Có các triệu chứng như sốt trên 38ºC, ho, đau họng, tiêu chảy, mất mùi vị, đau ngực, nặng ngực, cảm giác khó thở thì liên hệ nhân viên y tế qua tổng đài "1022" (bấm số 3) để được tư vấn từ Hội Y học TP.HCM, hoặc số 4 để được tư vấn từ "Thầy thuốc đồng hành", hoặc gọi số điện thoại của tổ phản ứng nhanh phường, xã, quận, huyện để được tư vấn và hướng dẫn xử trí.
- Khi có dấu hiệu chuyển nặng như khó thở biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần phút, li bì, lừ đừ, tím tái môi, đầu chi, nồng độ oxy trong máu (SpO2) <95% (nếu có dụng cụ đo SpO2 tại nhà) thì liên hệ ngay tổng đài "115" hoặc số điện thoại của tổ phản ứng nhanh phường xã, quận, huyện để được cấp cứu và vận chuyển đến bệnh viện điều trị kịp thời./.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
- Tweet
Tin liên quan
- Hành lang pháp lý cho mua bán thuốc trực tuyến
- Hai lần mạnh mẽ vượt qua ung thư
- Người già đột quỵ tăng trong giá rét, nhiều trẻ mắc sởi biến chứng nặng
- Thúc đẩy hợp tác quốc tế, nghiên cứu, ứng dụng AI vào cải thiện chất lượng giấc ngủ của người Việt
- Phẫu thuật miễn phí cho hàng trăm em nhỏ bị dị tật khe hở môi, vòm miệng
- Nhân lực phục hồi chức năng chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu người dân
- Gia tăng bệnh nhân mắc viêm mũi xoang, đến 70% là viêm mũi dị ứng
TIN LIÊN QUAN
Bộ Y tế đã cắt giảm trên 50% dòng hàng thực phẩm phải kiểm tra trước thông quan Bệnh nhân ca ghép phổi khiến bác sĩ "cân não" được xuất viện Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, công khai để người dân biết 5 ngày thực hiện 3 cuộc phẫu thuật, bác sĩ cứu thiếu niên từ cõi chết trở vềHoạt động Lãnh đạo Bộ
Tin tổng hợp
Thông tin chỉ đạo điều hành
Hoạt động của địa phương
Điểm tin Y tế
Chuyển đổi số y tế
Liên kết
---Trang liên kết--- Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ Các Bộ, Ngành Các đơn vị thuộc Bộ Khối Bệnh viện Khối Viện Khối trường Đại học, Cao đẳng Các Tổng công ty Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW Y tế các ngànhThăm dò ý kiến
- %
Từ khóa » Dexamethasone 6mg Là Thuốc Gì
-
Dexamethasone Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Thuốc Dexamethasone: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý - YouMed
-
Thuốc Dexamethasone Là Gì? Công Dụng, Liều Dùng Và Lưu ý Khi Sử ...
-
Tìm Hiểu Về Thuốc Nhỏ Mũi Dexamethasone - Vinmec
-
Dexamethasone Là Thuốc Gì? Tác Dụng, Liều Dùng, Cách Dùng Và Tác ...
-
Dexamethosone Là Thuốc Gì Và Tại Sao được Coi Là đột Phá Trong Trị ...
-
Thuốc Chống Viêm Rẻ Tiền Dexamethasone Giúp Giảm Tử Vong Vì ...
-
Anh Bắt đầu Chữa Covid-19 Bằng Thuốc Dexamethasone Có Sẵn - BBC
-
Thuốc Dexamethasone: Công Dụng; Liều Dùng; Chỉ định Và Chống ...
-
Có Nên Dùng Sớm Thuốc Corticoid Cho Bệnh Nhân COVID-19? - HCDC
-
Dexamethason - Dược Thư
-
Top 14 Dexamethasone 6mg Là Thuốc Gì
-
Dược Lực Thuốc Dexamethasone
-
Các Loại Thuốc F0 ở TP.HCM Cần Có Khi Cách Ly Tại Nhà - Covid 19