2 Lời Khuyên Cho Người Kinh Doanh Giày Dép Nếu Không Muốn Phá Sản

Mách nước các mẹo kinh doanh giày dép hiệu quả cho người mới bắt đầu

Khởi nghiệp kinh doanh chưa bao giờ là dễ dàng cả, khi đã có vốn trong tay thì bạn cần phải biết khách hàng của mình muốn gì. Nắm bắt được những xu hướng giày dép hiện đại, bài viết dưới đây là chia sẻ của các chủ shop về kinh nghiệm mở shop giày dép được tích lũy từ khi họ bắt đầu kinh doanh giày dép.

Trong nội dung bài viết dưới đây, Blog Sapo sẽ cho bạn thấy những khó khăn trong hành trình khởi nghiệp và kinh nghiệm mở shop giày dép giúp bạn thành công. Hãy theo dõi kỹ nhé, biết đâu bạn sẽ nhìn thấy chính bản thân mình ở đấy và tìm ra hướng đi đúng đắn hơn cho shop giày dép trong tương lai.

Mở cửa hàng kinh doanh giày dép thường gặp những khó khăn gì?

Trên thương trường cạnh tranh khốc liệt với muôn vàn khó khăn, không ai có thể tự tin nói rằng mình luôn thuận buồm xuôi gió trong suốt quá trình khởi nghiệp. Các chủ shop kinh doanh nói chung và kinh doanh giày dép online nói riêng luôn gặp phải rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như:

– Không nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu hướng thị hiếu của người tiêu dùng về màu sắc, mẫu mã và chất lượng;

– Không biết tìm kiếm nhiều nguồn hàng đa dạng có sản phẩm đẹp với mức giá hợp lý để đáp ứng nhu cầu của người mua; cũng như là những nhà cung cấp giày dép uy tín, có khả năng đáp ứng được những đơn hàng gấp.

kinh nghiệm mở shop giày dép

– Cần vốn nhiều để nhập hàng với số lượng lớn, vì khi nhập ít thì giá thường cao hơn nên không có nhiều lợi nhuận, hoặc khó cạnh tranh được với các đối thủ khác;

– Chưa biết cách tận dụng các kênh tiếp thị để thu hút khách hàng tiềm năng và giữ chân họ lâu dài;

– Thường xuyên bị tồn hàng, phải gánh thêm chi phí quản lý hàng tồn kho và không biết cách thanh lý những sản phẩm tồn này.

Và rất rất nhiều những khó khăn khác chưa thể kể hết trong những kinh nghiệm mở shop giày dép được chia sẻ trên đây. Vậy làm thế nào để giải quyết những khó khăn trên để thúc đẩy kinh doanh hơn nữa? Đó là nỗi niềm trăn trở của rất nhiều chủ cửa hàng giày dép hiện nay.

biết nên chọn hàng như thế nào.

Mẹo 1: Việc nhập hàng gì phụ thuộc vào định hướng kinh doanh và đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới. Ví như bán giày dép thương hiệu nước ngoài cho những khách hàng hạng sang; giày VNXK và giày dép các hãng trong nước cho khách hàng tầm trung và bình dân chẳng hạn.

kinh nghiệm mở shop giày dép

Mẹo 2: Kinh nghiệm mở cửa hàng giày dép nên tìm nhập hàng từ các địa chỉ cung cấp uy tín với nhiều chính sách ưu đãi cho các chủ shop như chính sách đổi trả hàng tồn kho, hỗ trợ chi phí vận chuyển,… Chẳng hạn muốn nhập hàng giày dép VNXK, bạn có thể tin tưởng vào một số nhà cung cấp được nhiều shop kinh doanh ưa chuộng hiện nay như Xưởng giày thuộc Công Ty TNHH An Thái Minh có kho tại địa chỉ số 111 Định Công, P. Thịnh Liệt, Q. Hoàng Mai, Hà Nội; Xưởng giày gia công Việt Hải tại số 28 – Ngõ 389/17 Cầu Giấy – Hà Nội; Xưởng giày gia công của Công ty cổ phần thời trang Mai Nguyên ở số 144 Lương Ngọc Quyến, phường 5, quận Gò Vấp, Tp.HCM; hay như xuonggiay, giaydepdep.vn, biby.vn,…

Mẹo 3: Khảo giá thị trường trước khi nhập hàng, đồng thời nên nhập từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo mẫu mã đa dạng và giá cả phải chăng nhất. Một số địa chỉ để bạn có thể khảo giá như: chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp (Hà Nội), chợ Lim (Bắc Ninh), chợ Tân Bình (tp.HCM), các cửa khẩu sang Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Camphuchia; thậm chí là sang tận Quảng Châu, Thượng hải để tìm hiểu nguồn hàng.

Để tìm được một nguồn hàng chất lượng, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

Mẹo chọn mặt bằng kinh doanh

kinh nghiệm mở shop giày dép

Địa điểm bán hàng là một trong những yếu tố quan trọng trong kinh doanh đối với một cửa hàng giày dép truyền thống. Để thu hút được khách hàng và để họ dễ tìm đến, bạn nên thuê mặt bằng ở khu đông dân cư, nhiều người qua lại, có chỗ để xe rộng rãi, thuận tiện để người mua ghé thăm cửa hàng, tốt nhất là thuê địa điểm mặt đường các phố tập trung nhiều cửa hàng kinh doanh giày dép và hàng thời trang như Tôn Đức Thắng, Nguyễn Quý Đức, Cầu Giấy, Kim Mã,…

Mẹo định giá sản phẩm

kinh nghiệm mở shop giày dép

Trừ khi là những mặt hàng cao cấp đáp ứng cho tập khách hàng không mấy nhạy cảm về giá, còn nếu chỉ kinh doanh những sản phẩm giày dép bình dân không có sự khác biệt về sản phẩm so với đối thủ, bạn sẽ không thể nào cạnh tranh nổi nếu như không tạo nên sự khác biệt về giá. Do đó, điều cần làm là phải liên tục cập nhật tình hình giá cả trên thị trường, nắm bắt nhanh các chiêu thức khuyến mãi của đối thủ cạnh tranh để có những điều chỉnh phù hợp cho cửa hàng của mình.

Nếu sản phẩm của bạn không có sự khác biệt thì việc định giá cần phải dựa vào các yếu tố như: sản phẩm đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống; thị hiếu của người mua; và đặc biệt là mức giá bán phổ biến trên thị trường.

Mẹo tiếp thị và quảng cáo

kinh nghiệm mở shop giày dép

Để tiếp thị và quảng cáo hiệu quả thì ngay từ đầu, bạn cần chuẩn bị trước một kế hoạch cụ thể những gì mình cần làm để thu hút khách hàng, chẳng hạn như phát tờ rơi; xây dựng cộng đồng mạng dựa trên fanpage facebook, forum, diễn đàn,..; chạy quảng cáo facebook, quảng cáo Google Adwords; đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá;… Đặc biệt, dịch vụ bảo hành và giao hàng tận nơi sẽ giúp cửa hàng kinh doanh giày dép của bạn tạo nên sự khác biệt ghi điểm cộng trong mắt khách hàng

Bên cạnh đó, bạn nên bán hàng trên nhiều kênh để có thể tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng như

Nếu quan tâm về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

Hy vọng một số kinh nghiệm mở shop giày dép trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình theo đuổi giấc mơ kinh doanh mặt hàng giày dép. Chúc bạn thành công!

Đăng ký ngay

Từ khóa » Bán Giày Dép Có Lãi Không