2. Thuyết Êlectron. Định Luật Bảo Toàn điện Tích - Củng Cố Kiến Thức
Có thể bạn quan tâm
I. Thuyết Êlectron
1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố
a) Nguyên tử có cấu tạo gồm một hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm và các êlectron mang điện âm chuyển động xung quanh. Hạt nhân có cấu tạo gồm hai loại hạt là nơtron không mang điện và prôtôn mang điện dương.
Êlectron có điện tích là -1,6.10-19 C và khối lượng là 9,1.10-31 kg. Prôtôn có điện tích là +1,6.10-19 C và khối lượng là 1,67.10-27 kg. Khối lượng của nơtron xấp xỉ bằng khối lượng của prôtôn.
Số prôtôn trong hạt nhân bằng số êlectron quay xung quanh hạt nhân nên độ lớn của điện tích dương của hạt nhân bằng độ lớn của điện tích âm của các êlectron và nguyên tử ở trạng thái trung hoà về điện.
b) Điện tích của êlectron và điện tích của prôtôn là điện tích nhỏ nhất mà ta có thể có đượcvà được gọi là những điện tích nguyên tố (âm hoặc dương).
2. Thuyết êlectron
Thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các êlectron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật gọi là thuyết êlectron.
a) Êlectron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Nguyên tử bị mất êlectron sẽ trở thành một hạt mang điện dương gọi là ion dương.
b) Một nguyên tử trung hoà có thể nhận thêm êlectron để trở thành một hạt mang điện âm và được gọi là ion âm.
c) Một vật nhiễm điện âm khi số êlectron mà nó chứa lớn hơn số điện tích nguyên tố dương (prôtôn). Nếu số êlectron ít hơn số prôtôn thì vật nhiễm điện dương.
II. Vận dụng
1. Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện
- Vật (chất) dẫn điện là vật (chất) có chứa nhiều điện tích tự do. Điện tích tự do là điện tích có thể di chuyển từ điểm này đến điểm khác trong phạm vi thể tích của vật dẫn.
Các chất dẫn điện: Kim loại; các dung dịch axit, bazơ và muối.
- Vật (chất) cách điện là vật (chất) không chứa hoặc chứa rất ít điện tích tự do.
Các chất cách điện: Không khí khô, dầu, thuỷ tinh, sứ, cao su, một số nhựa,...
2. Sự nhiễm điện do tiếp xúc
Nếu cho một vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện thì nó sẽ bị nhiễm điện cùng dấu với vật đó. Đó là sự nhiễm điện do tiếp xúc.
3. Sự nhiễm điện do hưởng ứng
Đưa một quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của một thanh kim loại MN trung hoà về
điện. Ta thấy đầu M nhiễm điện âm, còn đầu N nhiễm điện dương. Sự nhiễm điện của thanh
kim loại MN là sự nhiễm điện do hưởng ứng (hay hiện tượng cảm ứng tĩnh điện).
III. Định luật bảo toàn điện tích
Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.
Hệ vật cô lập về điện là hệ vật không có trao đổi điện tích với các vật khác ngoài hệ.
Từ khóa » Electron Là Gì Lớp 11
-
Lý Thuyết Về Thuyết êlectron. Định Luật Bảo Toàn điện Tích
-
Lý Thuyết Thuyết Êlectron. Định Luật Bảo Toàn điện Tích Hay, Chi Tiết Nhất
-
Vật Lý 11 Bài 2: Thuyết Êlectron Và định Luật Bảo Toàn điện Tích
-
Lý Thuyết Lý 11 Về Thuyết Electron Và định Luật Bảo Toàn điện Tích
-
Thuyết êlectron. định Luật Bảo Toàn điện Tích - ICAN
-
Electron – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài 2: Thuyết Electron. Định Luật Bảo Toàn điện Tích (Nâng Cao)
-
Nguyên Tử Là Gì? Lớp Electron Là Gì? Cấu Tạo Hạt Nhân Nguyên Tử
-
[ Vật Lý 11 ] Thuyết Êlectron Và Định Luật Bảo Toàn điện Tích
-
[CHUẨN NHẤT] Electron Mang điện Tích Gì? - TopLoigiai
-
Thuyết Electron - Môn Vật Lý - Lớp 11 - Bút Bi Blog
-
Bài 2. Thuyết êlectron. Định Luật Bảo Toàn điện Tích - Hoc24
-
6 Dạng Câu Trắc Nghiệm Về Định Luật Bảo Toàn Điện Tích Vật Lý 11
-
Soạn Vật Lí 11 Bài 2: Thuyết êlectron. Định Luật Bảo Toàn điện Tích