2 Trường Hợp Sẽ Xử Phạt Xe Không Chính Chủ
Có thể bạn quan tâm
Xử phạt xe không chính chủ từ ngày 01/01/2022 theo Thông tư 58/2020/TT-BCA. Tuy nhiên tại Nghị định 100/NĐ-CP mới đây vẫn nhiều người sợ rằng đi xe người khác sẽ bị xử phạt. Vậy, hiểu thế nào cho đúng về lỗi xe không chính chủ?
Nội dung 2 trường hợp bị xử phạt xe không chính chủ Xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu? |
Trong Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đều không có cụm từ nào là xe không chính chủ.
Theo điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/NĐ-CP thì lỗi xe không chính chủ là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng,..
Như vậy, không có văn bản pháp luật nào quy định từ xe không chính chủ, mà theo quy định xe không chính chủ là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên mình khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế.
>>> Tham khảo : Dịch vụ sang tên xe ô tô không chính chủ
2 trường hợp bị xử phạt xe không chính chủ
Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/NĐ-CP quy định:
Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.
Lỗi xe không chính chủ không phải cứ đi xe của người khác thì sẽ bị phạt tiền
Theo đó, hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô chỉ bị xử phạt nếu được xác minh để phát hiện hành vi vi phạm trong 02 trường hợp:
- Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông.
- Qua công tác đăng ký xe.
Xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu?
Theo Nghị định 100/NĐ-CP, hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe bị xử phạt như sau:
Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy.
- Cá nhân bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng.
- Tổ chức bị phạt tiền từ 800.000 đồng - 1.2 triệu đồng.
Không làm thủ tục đăng ký sang tên ô tô.
- Cá nhân bị phạt từ 02 - 04 triệu đồng.
- Tổ chức bị phạt từ 04 - 08 triệu đồng.
Điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/NĐ-CP.
Vì vậy, xe không chính chủ là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế.
Lỗi xe không chính chủ không phải cứ đi xe của người khác thì sẽ bị phạt tiền mà chỉ bị xử phạt nếu được xác minh để phát hiện hành vi vi phạm khi thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông và qua công tác đăng ký xe.
TRUNG TÂM SANG TÊN XE HÀ NỘI
136 Hồ Tùng Mậu, Q. Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
Hotline Hà Nội : 0948 84 82 89
TRUNG TÂM SANG TÊN XE TP HCM
208 Nguyễn Hữu Cảnh, Q Bình Thạch, TP Hồ Chí Minh
Hotline TP HCM : 0948 84 82 89
Email: giaytoxevn@gmail.com Website: www.giaytoxe.vn Fanpage: www.facebook.com/giaytoxevn
Từ khóa » Phạt ô Tô Không Chính Chủ
-
Đi Xe Không Chính Chủ: Khi Nào Thì Bị Phạt? Bao Nhiêu Tiền?
-
Một Số Quy định Về Xử Phạt Lỗi Xe Không Chính Chủ - Trang Chủ
-
Người Dân Cần Hiểu Rõ Quy định Về Xử Phạt Lỗi Xe Không Chính Chủ
-
Mức Phạt Lỗi Xe Không Chính Chủ Mới Nhất Năm 2022, đi Xe Của ...
-
CSGT Xử Phạt Xe Không Chính Chủ: Chạy Xe đứng Tên Người Khác Có ...
-
Đi Xe Không Chính Chủ: Khi Nào Bị CSGT Xử Phạt? Khi Nào Cần Sang ...
-
Hiểu đúng Về Lỗi Xe Không Chính Chủ - Huyện Thọ Xuân
-
Cần Hiểu đúng Về Việc Xử Phạt Xe Không Chính Chủ
-
Xe Không Chính Chủ Bị Phạt Bao Nhiêu Theo Nghị định 100/2019?
-
Xử Phạt “xe Không Chính Chủ” - Cần Hiểu đúng Quy định Pháp Luật
-
Không Xử Phạt Hành Vi đi Xe Không Chính Chủ
-
Đi Xe ô Tô Không Chính Chủ Có Bị Phạt Không? - LUCAR
-
Mức Phạt Hành Vi Sử Dụng Xe Không Chính Chủ
-
CSGT TPHCM Nói Gì Về Việc Xử Phạt Xe Không Chính Chủ?