20 Bản Tổ Cái Gốc Của Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ - BacLieu

Navigation
  • Skip to Content
Product Admin Menu BacLieu

20 Bản tổ cái gốc của Đờn ca tài tử Nam bộ - ttptqnd

  • Cổng chính
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Cơ cấu tổ chức
Quá trình hình thành và phát triển Trung tâm Phát triển Quỹ nhà và đất Cơ cấu tổ chức của TTPTQNĐ Chức năng nhiệm vụ của TTPTQNĐ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
      • Chức năng nhiệm vụ
      • Tiểu sử lãnh đạo
      • Quy chế phát ngôn
    • Tổ chức
      • Cơ cấu tổ chức
      • Sơ đồ tổ chức
      • Thông tin liên hệ
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ
  • Tin tức - Sự kiện
    • Công tác xây dựng Đảng
    • Hoạt động - Phong trào
    • Hoạt động Đoàn thể
    • Tin thời sự
    • Tin thời sự trong tỉnh
  • Tin chuyên ngành
    • Công tác quản lý quỹ nhà & đất
    • Công tác giải phóng mặt bằng
    • Quy hoạch - Kế hoạch
    • Thông tin đấu giá, đấu thầu
    • Thông báo
    • Thông tin đấu thầu
  • Văn bản - Tài liệu
    • Tài liệu PBGDPL
    • Tài liệu tuyên truyền
    • Văn bản chỉ đạo điều hành
    • Văn bản quy phạm pháp luật
    • Bảng giá đất
    • Văn bản Tỉnh
    • VBPL chuyên ngành

Thăm dò Thống kê truy cập

null 20 Bản tổ cái gốc của Đờn ca tài tử Nam bộ

3847 Views Festival ĐCTTQG Bạc Liêu 2014 Thứ tư, 02/04/2014, 14:44 Màu chữ Cỡ chữ 20 Bản tổ cái gốc của Đờn ca tài tử Nam bộ

Hai mươi bản tổ hiện nay vẫn chưa thống nhất về tên gọi và số câu ở một số địa phương, điển hình là hai miền: Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, (còn gọi là miền trên, miền dưới). Thí dụ: Miền Tây gọi: Phụng hoàng, Phụng cầu, Giang nam thì Miền Đông gọi: Phụng hoàng lai nghi, Phụng cầu hoàng duyên, Giang nam cửu khúc. Hoặc các bản bắc, miền dưới gọi vắn tắt là Xuân tình, Tây thi, Bình bán, Cổ bản; trong khi miền trên thường thêm chữ “trường” hay “chấn”, như Xuân tình chấn, Bình bán chấn… chỉ riêng bản Lưu thủy trường, hai miền gọi giống nhau. Về số câu cũng vậy, có một số bản vẫn chưa nhất quán với nhau.

Số lượng bài bản Đờn ca tài tử Nam bộ hiện nay đã có con số khá lớn, những bản thông dụng ngoài hai mươi bản tổ và ba bản Oán tân canh cũng có trên 50 bản. Nổi bật nhất là các bản Dạ cổ hoài lang, Liêu Giang… phổ thông nhất là các bản vắn: Lý con sáo, Ngựa ô bắc, Ngựa ô nam, Sương chiều, Tú anh, Trăng thu dạ khúc, Sâm thương, Khốc hoàng thiên, Hướng mã hồi thành… khó đàn khó ca là các bản Ngũ quan, Xái phỉ… Tất cả các bản này đều có kết cấu bởi các giọng: Ai, Xuân, Oán, Bắc, Bắc lớn… trong hai mươi bản tổ. Điển hình như: Bản Dạ cổ hoài lang, tiền thân của bản Vọng cổ cũng là kết tinh của giọng Oán, giọng Ai. Liêu giang một bản tình ca nổi tiếng cũng được đúc kết bằng các giọng Xuân, Ai, Oán. Kể cả bốn bản được gọi là Tứ Bửu của miền Tây là Minh hoàng thưởng nguyệt, Phò mã giao duyên, Ngự giá đăng lâu và Ái tử kê cũng mang giọng Bắc… Hai mươi bản tổ ra đời trước, mỗi bản đều có kết cấu độc lập, tất cả đều mang tính nghệ thuật cao nên được công nhận là hai mươi bản tổ, có vị trí cao nhất trong Đờn ca tài tử Nam bộ. Hai mươi bản tổ còn có công năng truyền tải những thông tin quan trọng trong hai thời kháng chiến, như các bài: La Văn Cầu, Phùng Ngọc Liêm, Lê Quang Vịnh, Mai Thanh Thế, Trận Tầm Vu… Trong giai đoạn hiện nay hai mươi bản tổ ngoài nhiệm vụ phục vụ văn nghệ giúp vui mọi người, còn góp phần phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Hai mươi bản tổ của Đờn ca tài tử Nam bộ là món ăn tinh thần của người Nam bộ, vừa là công cụ truyền tải thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng vừa dùng để biểu hiện tính chất thật thà, trung hậu, nặng nghĩa, nặng tình của người Nam bộ trong mọi hoàn cảnh xã hội. Hai mươi bản tổ là sản phẩm tinh thần của tiền nhân, là di sản phi vật thể quí báu, chúng ta phải có bổn phận gìn giữ và phát huy. Năm 2014, tỉnh ta tổ chức Festival Đờn ca tài tử Nam bộ chính là cách thể hiện và phát huy tuyệt vời nhất những công lao của tiền nhân. Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin nêu ra hai đề xuất: - Như trên đã nói, hai mươi bản tổ của miền Đông và miền Tây hiện nay có vài bản số câu không giống nhau. Thí dụ: Bản Ngũ đối thượng ở Bạc Liêu có 61 câu vì có thêm một câu ở vị trí thứ 53, còn các nơi khác không có câu này nên chỉ có 60 câu. Bản Đảo ngũ cung theo lối xưa khi đàn xong câu 52 thì tiếp theo là hai lớp Trống Nam xuân, nhưng theo sự cải tiến của Nhạc Khị thì thay vào đó hai lớp Mái Nam ai đàn dây hò 3, gọi là hai lớp Song cước và hai câu 51 và 52 cũng thay đổi cho hợp giọng… Ngoài ra, các bài bản ngoài 20 bản tổ cũng có vài bản số lượng câu không giống nhau. Các chi tiết này tuy không nhiều lắm, nhưng cũng nên lưu ý để tránh sự tranh cải khi thực hiện các cuộc thi sáng tác bài bản Đờn ca tài tử. - Về tên gọi bài bản của Đờn ca tài tử Nam bộ giữa hai miền cũng chưa thống nhất, vì vậy trong các văn bản có liên quan đến Đờn ca tài tử và các bài viết dùng để thuyết minh, cũng nên theo một hệ thống, không thể lúc thì gọi theo miền Đông, lúc gọi theo miền Tây. Thiển nghĩ ta nên gọi theo sách Ca nhạc cổ điển của Trịnh Thiên Tư là tốt nhất, vì đây là tác phẩm nghiên cứu cổ nhạc rất quan trọng trong tiền bán thế kỷ XX được nhiều người tín nhiệm, hai mươi bản tổ ghi trong sách này là hai mươi bản mà Nhạc Khị sau khi hiệu đính đã dùng để dạy học trò của mình như các ông: Cao Văn Lầu, Nguyễn Văn Bình, Lê Văn Túc (Ba Chột), Trịnh Thiên Tư, Trần Tấn Hưng, Lý Khi… Hiện nay, Nhạc Khị lại được giới Đờn ca tài tử các nơi tôn xưng là Hậu Tổ, cho nên theo sách này cũng là điều hợp lý. Trần Phước Thuận

Số lượt xem: 3847

Tin đã đưa
  • Phút Vinh Danh của Đờn ca tài tử (31/03/2014)
Tin đọc nhiều nhấT
Công tác xây dựng Chi bộ “Trong sạch vững mạnh” gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Thông tư 12/2022/TT-BNV hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Giải phóng mặt bằng
Thực trạng công tác Giải phóng mặt bằng giai đoạn 2018 - 2020
Các giải pháp cơ bản đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác Giải phóng mặt bằng
Nghị định 101/2024/NĐ-CP về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp GCN quyền sử dụng đất và Hệ thống thông tin đất đai
Hội thi nấu ăn chào mừng kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3
Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
Văn bản hợp nhất 1/VBHN-BNV năm 2024 do Bộ Nội vụ ban hành hợp nhất Nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
Quy hoạch khu tái định cư Sân vận động phường 7, thành phố Bạc Liêu
Liên kết web - Chọn Website - Sở Tư Pháp Văn phòng UBND Tỉnh Sở Kế hoạch và Đầu tư

Dịch vụ công Quốc gia Hệ thống văn bản của tỉnh CSDL hộ kinh doanh Một cửa điện tử © TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ NHÀ VÀ ĐẤT TỈNH BẠC LIÊU Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Tam Trung, Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ nhà và đất Địa chỉ: Số 183, đường 23/8, Phường 8, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Điện thoại: 02913.955.663 Email: ttptqnd@baclieu.gov.vn
  • Trở về đầu trang
  • |
  • Trang chủ
  • |
  • Liên hệ
  • |
  • Góp ý
  • |
  • Sơ đồ site
  • |
  • Đăng nhập
  • |
  • ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang

Từ khóa » Ca Cổ Bản Vắn Phụng Hoàng