20+ đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Kinh Tế được Chọn Lọc Mới Nhất

4/5 - (10 bình chọn)
20-de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-kinh-te-duoc-chon-loc-moi-nhat
20+ đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế được chọn lọc mới nhất

Bạn đang gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm ý tưởng cho đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế của mình? Đừng quá lo lắng, Luận Văn Việt có thể giúp bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ bí quyết để có một đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế hay và ấn tượng kèm theo danh sách các mẫu đề tài tiêu biểu mới nhất hiện nay. Hãy tham khảo ngay và chọn cho mình đề tài ưng ý nhé!

Mục lục Ẩn
  • 1. Mách bạn mẹo lựa chọn đề tài nghiên cứu kinh tế
    • Bước 1: Tìm kiếm ý tưởng đề tài hay
    • Bước 2: Xác định hướng nghiên cứu
    • Bước 3: Lựa chọn đề tài
    • Bước 4: Lập dàn ý sơ bộ cho đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế
    • Bước 5: Chọn ra đề tài cuối cùng đề nghiên cứu
  • 2. Tham khảo mẫu đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế tiêu biểu
    • 1. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Việt Nam
    • 2. Xây dựng đề án khởi nghiệp áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt vào sản xuất nông nghiệp sau khi học tập và làm việc tại Israel
    • 3. Huy động vốn qua thị trường trái phiếu cho doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng tại Việt Nam
    • 4. Hoàn thiện công tác kế toán hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đức Huy
    • 5. Tính độc lập của ngân hàng trung ương trong mối quan hệ với lạm phát – Nghiên cứu thực tế tại Việt Nam
    • 6. Rủi ro hệ thống ngân hàng và các cú sốc kinh tế
    • 7. Mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực và các biến số kinh tế cơ bản, bằng chứng thực nghiệm ở Trung Quốc và Hàn Quốc, mở rộng nghiên cứu ở Việt Nam
    • 8. Biến động tỷ giá hối đoái và tăng trưởng năng suất vai trò của phát triển tài chính
    • 9. Nhân tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Mô hình định giá thích hợp cho thị trường chứng khoán Việt Nam
    • 10. Mối quan hệ giữa độ nhạy cảm của lượng tiền mặt nắm giữ và dòng tiền của doanh nghiệp – bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam
    • 11. Huy động vốn qua phát hành trái phiếu chuyển đổi – nghiên cứu tình huống Công ty đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM
    • 12. Marketing địa phương thị xã Châu Đốc qua phát triển du lịch
    • 13. Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam
    • 14. Nghiên cứu so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: tình huống Bình Dương và Vĩnh Phúc
    • 15. Nhận dạng, đo lường hiệu ứng đám đông trên thị trường chứng khoán Việt Nam và phân tích các nhân tố ảnh hưởng
    • 16. Phân tích chuỗi giá trị hàng đan thủ công xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Âu
    • 17. Phân tích lợi ích – chi phí nhà máy điện Phước Thể Bình Thuận
    • 18. Quyền sở hữu trí tuệ và phát triển công nghệ trong ngành công nghệ thông tin Việt Nam
    • 19. Tác động của chính sách quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu tỉnh An Giang
    • 20. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu tình huống Thành phố Đà Nẵng

1.  Mách bạn mẹo lựa chọn đề tài nghiên cứu kinh tế 

Meo-lua-chon-de-tai-nghien-cuu-kinh-te
Mẹo lựa chọn đề tài nghiên cứu kinh tế

Chọn đề tài cho bài nghiên cứu khoa học về kinh tế là một trong những bước vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của cả công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, việc tìm kiếm và lựa chọn đề tài là không hề dễ dàng và mất nhiều thời gian. Để có thể chọn được một đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế vừa mới mẻ vừa phù hợp với năng lực, bạn có thể làm theo 5 bước sau:

Bước 1: Tìm kiếm ý tưởng đề tài hay

Tim-kiem-y-tuong-de-tai-hay
Tìm kiếm ý tưởng đề tài hay

Để lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế, trước tiên bạn cần tìm kiếm ý tưởng. Vậy làm thế nào để có một ý tưởng hay? Dưới đây là gợi ý một số cách thức tiếp cận để tìm ý tưởng cho đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế:

  • Thông qua báo chí, những đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế đã có trước: đây là nguồn tài liệu rất rộng và hữu ích cho bạn để tìm kiếm ý tưởng. Bạn có thể nghiên cứu tài liệu về các bài nghiên cứu khoa học về kinh tế trong nước và cả nước ngoài. Vì có rất nhiều đề tài hay vẫn chưa được thực hiện tại Việt Nam hoặc thực hiện chưa hiệu quả. 
  • Thông qua quan sát thực tế: nghiên cứu luôn gắn liền với thực tế. Do đó, hãy dựa vào những thông tin được cập nhật mỗi ngày hoặc kinh nghiệm của bản thân, tìm hiểu và những vấn đề kinh tế “nóng” đang được xã hội quan tâm và có tác động trực tiếp đến đời sống con người hay sự phát triển của quốc gia để tìm kiếm ý tưởng cho đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế
  • Thông qua những đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế giảng viên đang thực hiện: bên cạnh công tác giảng dạy, các giảng viên cũng sẽ thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học để cập nhật thông tin và đóng góp cho đất nước. Do đó, sinh viên có thể cùng tham gia hỗ trợ nghiên cứu chung đề tài với giảng viên để học hỏi kiến thức và vận dụng vào nghiên cứu của mình.

Bước 2: Xác định hướng nghiên cứu

Xac-dinh-huong-nghien-cuu
Xác định hướng nghiên cứu

Dựa vào năng lực và điều kiện của bản thân để xác định hướng nghiên cứu cho phù hợp, có tính khả thi khi thực hiện đề tài. Một số tiêu chí cần cân nhắc khi xác định hướng nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế:

  • Thời gian thực hiện: Tùy vào thời hạn nghiên cứu cho phép để tìm và quyết định quy mô của nghiên cứu nên như thế nào (lớn, vừa hay nhỏ). Vì nếu thời gian hạn hẹp bạn lại chọn đề tài với phạm vi lớn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không đảm bảo.
  • Nguồn lực thực hiện: Các yếu tố như vật lực, tài lực và nhân lực cũng rất quan trọng khi định hướng nghiên cứu. Bạn cần xem xét thật kỹ để quyết định hướng đi nghiên cứu đề tài của mình.
  • Lĩnh vực thực hiện: Bạn nên lựa chọn các chủ đề nghiên cứu có liên quan đến chuyên ngành đang theo học. Hoặc đề tài bạn thực sự yêu thích. Điều này sẽ giúp bạn có đủ nguồn tài liệu, kiến thức, kỹ năng cần thiết để nghiên cứu. Ngoài ra nó tạo sự hứng thú để thực hiện các đề tài nghiên cứu kinh tế.

Bước 3: Lựa chọn đề tài

Lua-chon-de-tai
Lựa chọn đề tài

Sau khi đã tìm được ý tưởng và hướng nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế, việc tiếp theo bạn cần làm là lựa chọn đề tài. Cách làm đơn giản như sau:

  • Liệt kê tất cả các đề tài mà bạn suy nghĩ đến ra giấy.
  • Chọn ra 2 đến 3 đề tài tâm đắc nhất đảm bảo đáp ứng được hướng nghiên cứu. Các yêu cầu liên quan như: mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

Bước 4: Lập dàn ý sơ bộ cho đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế

Lap-dan-y-so-bo-cho-de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-kinh-te
Lập dàn ý sơ bộ cho đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế

Bạn hãy tiến hành lập một dàn ý sơ bộ cho từng đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế của mình đã chọn ở trên. Ở bước này giúp bạn có cái nhìn rõ nét và bao quát về vấn đề của đề tài. Các nội dung chính trong dàn ý của một đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế bao gồm:

  • Câu hỏi nghiên cứu: Đưa ra các câu hỏi cần tìm câu trả lời khi thực hiện nghiên cứu
  • Mục tiêu nghiên cứu: Trình bày mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể cần hoàn thành.
  • Giả thuyết nghiên cứu: Nhận định sơ bộ và nêu ra một kết luận giả định về vấn đề mà sẽ được chứng minh hoặc bác bỏ sau khi có kết quả nghiên cứu.
  • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Chỉ ra cụ thể các sự vật, sự việc, hiện tượng nghiên cứu. Các giới hạn về phạm vi thời gian và không gian.
  • Phương pháp nghiên cứu: Liệt kê các phương pháp nghiên cứu khoa học (thực tiễn và lý thuyết) sẽ áp dụng trong bài nghiên cứu.
  • Các luận điểm chính: Nêu lên những nội dung về đề tài nghiên cứu cần được triển khai trong bài viết.
  • Tài liệu tham khảo: Tìm kiếm và hệ thống các nguồn tài liệu tham khảo hữu ích có liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

Bước 5: Chọn ra đề tài cuối cùng đề nghiên cứu

Chon-ra-de-tai-cuoi-cung-de-nghien-cuu
Chọn ra đề tài cuối cùng đề nghiên cứu

Khi đã lập các dàn ý sơ bộ cho các đề tài tâm đắc, bạn sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế của mình. Sự lựa chọn này cần đáp ứng tốt nhất các tiêu chí:

  • Tính mới mẻ, độc đáo: Thể hiện dưới nhiều hình thức như đề tài hoàn toàn mới. Đề tài sử dụng cách tiếp cận mới, đề tài sử dụng số liệu mới hoặc đề tài có những đóng góp mới.
  • Tính khả thi: Có thể tiếp cận dễ dàng cơ sở lý luận cần thiết cũng như nguồn tài liệu liên quan dùng trong nghiên cứu; có khả năng thực hiện các hoạt động ngoài thực tế phục vụ cho việc nghiên cứu
  • Tính ứng dụng: Đưa ra được các giải pháp hoặc kế hoạch nhất định cho việc triển khai áp dụng kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế này vào thực tiễn nhằm đem lại hướng cải thiện vấn đề.

Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về mẫu và biết cách viết nghiên cứu khoa học sao cho đúng chuẩn, bạn có thể tham khảo dịch vụ thuê người viết luận văn của Luận Văn Việt. Với cam kết bảo mật thông tin khách hàng cùng mức giá ưu đãi có hạn, còn chần chừ gì mà không liên hệ tới chúng tôi!

2. Tham khảo mẫu đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế tiêu biểu

Các đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế rất đa dạng và phong phú, chủ yếu xoay quanh những vấn đề cốt lõi của nền kinh tế như doanh thu, lợi nhuận, chi phí; xuất – nhập khẩu; các vấn đề về kinh tế – môi trường; cơ cấu ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…

Tham-khao-mau-de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-ve-kinh-te-tieu-bieu
Tham khảo mẫu đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế tiêu biểu

Do đó, nếu bạn vẫn đang băn khoăn chưa biết lựa chọn đề tài nào, hãy tham khảo 20+ mẫu đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế tiêu biểu và hot nhất hiện nay trong danh sách tổng hợp dưới đây:

1. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Việt Nam

Ưu điểm

  • Nghiên cứu các báo cáo phân tích thực trạng và hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá của nước ngoài (Trung Quốc). Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
  • Đề xuất các giải pháp hợp lý, toàn diện với các chủ thể liên quan như: Giải pháp vĩ mô cho phía doanh nghiệp và giải pháp vi mô cho phía nhà nước.
  • Nêu lên một số kiến nghị đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế của Việt Nam đối với Chính phủ, đối với UBND tỉnh/thành phố và với các doanh nghiệp.

Nhược điểm

  • Do hạn chế về thời gian, kinh phí, nguồn lực hỗ trợ của các phía quản lý doanh nghiệp nên cỡ mẫu không cao. Chỉ thực hiện ở 217 công ty, doanh nghiệp
  • Không trình bày về các điểm mới về đề nghiên cứu và các vấn đề khắc phục được từ những nghiên cứu trước.

Link tải miễn phí: Tại đây

2. Xây dựng đề án khởi nghiệp áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt vào sản xuất nông nghiệp sau khi học tập và làm việc tại Israel

Ưu điểm

  • Đề tài nghiên cứu đáp ứng tính mới mẻ và tính cấp thiết thiết. Nghiên cứu về vấn đề khởi nghiệp có áp dụng công nghệ trong nông nghiệp.
  • Phân tích mô hình SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) theo tình hình thực tế tại trang trại khi thực hiện ý tưởng khởi nghiệp.
  • Nêu rõ doanh thu và hiệu quả kinh tế khi áp dụng đề án

Nhược điểm

  • Đề tài chưa nghiên cứu sâu và chi tiết về tính lâu dài và ổn định của dự án vì thời gian hạn chế.
  • Không cung cấp các phương án dự phòng trong trường hợp rủi ro xảy ra.

Link tải miễn phí: Tại đây 

3. Huy động vốn qua thị trường trái phiếu cho doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng tại Việt Nam

Ưu điểm

  • Xây dựng câu hỏi nghiên cứu và sử dụng các phương pháp nghiên cứu hợp lý, khoa học để giải quyết cho vấn đề đặt ra.
  • Có những đóng góp mới về hệ thống cơ sở lý thuyết khoa học. Bổ sung các dữ liệu và mô hình mới cho các nghiên cứu mở rộng về chủ đề này trong tương lai.

Nhược điểm

  • Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2006 – 2008 nên còn tồn tại những đặc điểm không phù hợp với thực tế hiện nay.
  • Mục tiêu nghiên cứu đề tài thiếu sự rõ ràng, khó đo lường và đánh giá chính xác.

Link tải: Tại đây

4. Hoàn thiện công tác kế toán hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đức Huy

Ưu điểm

  • Hệ thống cơ sở lý thuyết chi tiết và rõ ràng, có cơ sở đáng tin cậy đạt tiêu chuẩn nghiên cứu sâu.
  • Có đóng góp về thực tiễn: Đưa ra các ưu điểm và hạn chế trong tổ chức công tác kế toán; Hạch toán chi phí – doanh thu và xác định kết quả kinh doanh

Nhược điểm

  • Không mô tả chi tiết về các phương pháp nghiên cứu, cách thức chọn mẫu. Thu thập dữ liệu nghiên cứu được sử dụng khi thực hiện đề tài.
  • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu còn hạn chế. Chỉ nên áp dụng kết quả nghiên cứu cho một đơn vị cụ thể.

Link tải: Tại đây

5. Tính độc lập của ngân hàng trung ương trong mối quan hệ với lạm phát – Nghiên cứu thực tế tại Việt Nam

Ưu điểm

  • Mô tả chi tiết về cách chọn mẫu và thu thập số liệu, phương pháp nghiên cứu được sử dụng phù hợp đảm bảo nghiên cứu đạt kết quả tốt.
  • Đáp ứng ý nghĩa thực tiễn của đề nghiên cứu khoa học kinh tế đó là nghiên cứu về lạm phát. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu của nền kinh tế.

Nhược điểm

  • Hạn chế trong thu thập số liệu. Sử dụng chỉ số độc lập phát định có thể ảnh hưởng đến kết quả trong một số trường hợp nhất định.
  • Hạn chế về sự khác nhau giữa thể chế và luật pháp giữa các nước đang phát triển.

Link tải: Tại đây

6. Rủi ro hệ thống ngân hàng và các cú sốc kinh tế

Ưu điểm

  • Đề tài nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ giữa rủi ro hệ thống ngân hàng và sự gián đoạn trong các điều kiện của nền kinh tế.
  • Đưa ra một số gợi ý mấu chốt về tầm quan trọng của các yếu tố chính trong nền kinh tế vĩ mô liên quan tới việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế.

Nhược điểm

  • Không mô tả chi tiết cách thức tiếp cận. Thu thập dữ liệu để đánh giá phương pháp nghiên cứu có phù hợp với đề tài và mục tiêu đặt ra không.
  • Không có giải pháp triệt nhằm giải quyết và phòng ngừa các khả năng rủi ro có thể xảy ra.

Link tải: Tại đây

7. Mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực và các biến số kinh tế cơ bản, bằng chứng thực nghiệm ở Trung Quốc và Hàn Quốc, mở rộng nghiên cứu ở Việt Nam

Ưu điểm

  • Nghiên cứu về chủ đề được nhiều nhà phân tích kinh tế học quan tâm và có ảnh hướng lớn đến quan hệ kinh tế đối ngoại của quốc gia, đó là tỷ giá hối đoái.
  • Khảo sát, so sánh thực trạng về vấn đề giữa các quốc gia trên thế giới: Trung Quốc, Hàn Quốc. Qua đó rút kinh nghiệm cho Việt Nam.

Nhược điểm

  • Vấn đề nghiên cứu khá phổ biến chưa có tính sáng tạo, đã có nhiều công trình nghiên cứu trước đó.
  • Tính khả thi áp dụng đề tài nghiên cứu vào thực tiễn chưa cao và chưa được thể hiện rõ trong bài viết.

Link tải: Tại đây

8. Biến động tỷ giá hối đoái và tăng trưởng năng suất vai trò của phát triển tài chính

Ưu điểm

  • Trình bày tổng quan về các nghiên cứu trước đây. Từ đó nêu lên những mâu thuẫn chưa được giải quyết triệt dẫn trong lý thuyết và thực tiễn dẫn đến việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế này.
  • Đề ra định hướng phát triển đề tài sau này phù hợp về các biến về chính trị và thanh khoản của các ngành công nghiệp.

Nhược điểm

  • Các mô hình nghiên cứu và hệ thống cơ sở lý thuyết trong bài viết chưa bao quát và đầy đủ.
  • Chưa có tính đóng góp trong thực tiễn cao như đề xuất các giải pháp hoặc phương án hoàn thiện vấn đề.

Link tải: Tại đây

9. Nhân tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Mô hình định giá thích hợp cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Ưu điểm

  • Đáp ứng tính cấp thiết của đề tài. Tìm ra câu trả lời mô hình nào phù hợp cho thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
  • Đề tài hoàn thành được các mục đích nghiên cứu đặt ra.

Nhược điểm

  • Đề tài còn nhiều khía cạnh chưa được khai thác, có thể mở rộng nghiên cứu thêm.
  • Không thể hiện khả năng áp dụng. Kế hoạch thực hiện các kết quả nghiên cứu đề tài vào thực tế.

Link tải: Tại đây

10. Mối quan hệ giữa độ nhạy cảm của lượng tiền mặt nắm giữ và dòng tiền của doanh nghiệp – bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam

Ưu điểm

  • Đóng góp vào cơ sở lý thuyết. Bổ sung mô hình nghiên cứu thực nghiệm về độ nhạy cảm của tiền mặt đối với dòng tiền của doanh nghiệp.
  • Mục tiêu nghiên cứu đề tài rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi.

Nhược điểm

  • Khả năng ứng dụng của đề tài vào thực tế chưa cao.
  • Nội dung bài làm chưa thực sự thống nhất với tên đề tài và mục tiêu nghiên cứu đã đề xuất.

Link tải: Tại đây

11. Huy động vốn qua phát hành trái phiếu chuyển đổi – nghiên cứu tình huống Công ty đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM

Ưu điểm

  • Đóng góp một số chính sách nâng cao hiệu quả quá trình huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chuyển đổi.
  • Đưa ra các ưu và nhược điểm khi áp dụng trái phiếu chuyển đổi để huy động vốn. 

Nhược điểm

  • Chủ đề của đề tài nghiên cứu bị trùng lặp nhiều qua các năm. Đề tài chưa thể hiện tính mới và sáng tạo.
  • Chưa giới thiệu về bộ công cụ sử dụng để thu thập số liệu trong nghiên cứu. Đây cũng là một yếu tố quan trong trong đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế.

Link tải: Tại đây

12. Marketing địa phương thị xã Châu Đốc qua phát triển du lịch

Ưu điểm

  • Xác định và giải quyết được đầy đủ các vấn đề trong câu hỏi nghiên cứu. Đưa ra mục tiêu nghiên cứu đề tài đã đặt ra.
  • Có tính ứng dụng thực tiễn cao: đưa ra một số kiến nghị về chiến lược quy hoạch tổng thể dài hạn trong phát triển du lịch phù hợp với xu thế hiện nay  cho các nhà quản lý, lãnh đạo .

Nhược điểm

  • Chưa mô tả chi tiết về cách thức tổ chức, thu thập số liệu cho nghiên cứu.
  • Không đưa ra cách thức, yêu cầu khi áp dụng các chiến lược nghiên cứu đã đề ra vào thực tế.

Link tải: Tại đây

13. Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam

Ưu điểm

  • Tổng quan kết quả áp dụng mô hình năng lực cạnh tranh của nước ngoài (Trung Quốc và Ấn Độ). Từ đó đúc kết bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
  • Có sử dụng và kế thừa từ các nghiên cứu trước kết hợp với các dữ liệu thu thập được hiện tại để phát triển nghiên cứu toàn diện.

Nhược điểm

  • Không nêu ra những gì được và chưa được từ các nghiên cứu trước. Những hạn chế cần giải quyết cũng chưa nêu ra để khẳng định tính cấp thiết của đề tài.
  • Chưa làm rõ mục tiêu nghiên cứu và cách tiếp cận phương pháp nghiên cứu.

Link tải miễn phí: Tại đây

14. Nghiên cứu so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: tình huống Bình Dương và Vĩnh Phúc

Ưu điểm

  • Kết quả nghiên cứu đáng tin cậy, có giá trị thực tiễn đáp ứng mục tiêu đặt ra ban đầu.
  • Nghiên cứu tổng quát về tình hình của cả thế giới, Việt Nam và 2 tỉnh Bình Dương, Vĩnh Phúc.

Nhược điểm

  • Không mô tả chi tiết phương pháp nghiên cứu khoa học mà bà viết đã sử dụng.
  • Các khuyến nghị còn mang tính bao quát. Nó chưa làm rõ từng vấn đề và cách thức tiến hành như thế nào.

Link tải: Tại đây

15. Nhận dạng, đo lường hiệu ứng đám đông trên thị trường chứng khoán Việt Nam và phân tích các nhân tố ảnh hưởng

Ưu điểm

  • Trình bày cụ thể và rõ ràng về kết quả nghiên cứu bao gồm: Kết quả đo lường số liệu thực tế; Kết quả phân tích khi kết hợp với các mô hình lý thuyết.
  • Đóng góp một số kiến nghị, chính sách nâng cao hiệu quả chất lượng.
  • Nêu ra một số phản biện về tính hiệu quả, khả thi của chính sách so với tình hình thực tế. Sau đó tìm cách khắc phục.

Nhược điểm

  • Nghiên cứu được thực hiện năm 2010 nên có thể còn nhiều điểm không phù hợp với giai đoạn hiện nay.
  • Nghiên cứu vẫn còn nhiều khía cạnh chưa được khai thác để có thể phát triển vấn đề một cách toàn diện hơn.

Link tải: Tại đây

16. Phân tích chuỗi giá trị hàng đan thủ công xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Âu

Ưu điểm

  • Tiếp cận và sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp. Thu thập dữ liệu phân tích kết hợp tài liệu trong nước và nước ngoài. Thiết kế các buổi phỏng vấn trực tiếp với các chuyên gia.
  • Đề tài đóng góp một số định hướng phát triển nền kinh tế của Việt Nam. Mở ra các nguồn thị trường xuất khẩu tại nước ngoài, cụ thể là châu Âu.

Nhược điểm

  • Không trình bày rõ ràng các mô hình, sơ đồ. Hệ thống cơ sở lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu.
  • Các khuyến nghị đề xuất vẫn còn tính chung chung. Chưa cụ thể cho từng lĩnh vực, đối tượng tiến hành.

Link tải: Tại đây

17. Phân tích lợi ích – chi phí nhà máy điện Phước Thể Bình Thuận

Ưu điểm

  • Phân tích chi tiết về mô hình dự án: mô tả về dự án, hoạch định tài chính của dự án. Phân tích rủi ro và đặc điểm kinh tế – xã hội.
  • Sử dụng các cơ sở, dữ liệu logic, khoa học. Lập và đưa ra các dẫn chứng số liệu cụ thể thông qua các bảng biểu, sơ đồ, báo cáo,…

Hạn chế

  • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài còn hạn chế, chưa mang tính bao quát.
  • Nội dung đề tài chưa giải quyết đầy đủ các vấn đề đã đặt ra ban đầu trong câu hỏi nghiên và mục tiêu nghiên cứu.

Link tải: Tại đây

18. Quyền sở hữu trí tuệ và phát triển công nghệ trong ngành công nghệ thông tin Việt Nam

Ưu điểm

  • Đề tài đáp ứng tính mới mẻ và thực tiễn đối với thực trạng của Việt Nam trong giai đoạn phát triển và đổi mới. Các vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và phát triển công nghệ.
  • Phân tích, đánh giá các mặt mạnh và mặt yếu của các nghiên cứu trước để tìm ra những hạn chế cần giải quyết.

 Nhược điểm

  • Chưa mô tả chi tiết về cách chọn mẫu và lý do chọn mẫu để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề tài.
  • Không có đóng góp mới về lý thuyết khoa học, chỉ kế thừa những hệ thống lý luận cũ vào nghiên cứu.

Link tải: Tại đây

19. Tác động của chính sách quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu tỉnh An Giang

Ưu điểm

  • Đề tài có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Nó bàn luận về vấn đề rất được xã hội quan tâm hiện nay là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Trình bày khoa học, đầy đủ và tương thích về kết quả nghiên cứu so với nội dung và mục tiêu nghiên cứu ban đầu. 

Nhược điểm

  • Phạm vi đề tài còn hạn chế trong một ngành hàng ở một địa phương. Có thể mở rộng hướng nghiên cứu thêm nhiều khía cạnh khác.
  • Chưa có nhiều đóng góp mới vào thực tiễn vì đề tài nghiên cứu quá phổ biến.

Link tải: Tại đây

20. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu tình huống Thành phố Đà Nẵng

Ưu điểm

  • Phân tích toàn diện các khía cạnh của vấn đề liên quan đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại địa bàn thành phố Đà Nẵng.
  • Cung cấp các chính sách, giải pháp gợi ý cụ thể và rõ ràng cho từng đối tượng liên quan để hoàn thiện thể chế chính sách và phát triển, thu hút đầu tư.

Nhược điểm

  • Phạm vi và đối tượng nghiên cứu còn hạn chế ở một khu vực, có thể mở rộng hướng nghiên cứu ra cả nước.
  • Đề tài chỉ kế thừa cơ sở lý thuyết có sẵn để thực hiện nghiên cứu. Mức độ đóng góp cho khoa học chưa cao.

Link tải: Tại đây

Trên đây Luận Văn Việt đã chia sẻ cách chọn đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế đơn giản và hiệu quả cùng với danh sách tổng hợp 20+ mẫu đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế mới và xuất sắc nhất hiện nay. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, bạn sẽ tìm được các ý tưởng hay cho đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế của mình và đạt kết quả thật xứng đáng nhé. Chúc bạn thành công!

4.7/5 (3 Reviews) Lưu Hà Chi( Content Leader )

CEO Helen Lưu Hà Chi – Nhà sáng lập website luanvanviet.com , nơi cung cấp các dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp, tiểu luận, essay, Assignment, cùng với các giải pháp chuyên sâu về xử lý số liệu bao gồm SPSS, STATA, EVIEWS, và SmartPLS.

Post Views: 24.614

Từ khóa » Bài Mẫu Nghiên Cứu Khoa Học Về Kinh Tế