20 Loại Cây Trồng Ban Công Chịu Nắng Tốt Cho Chung Cư Nhà Phố

Phía Tây nắng nhiều thì nên trồng loại cây trồng ban công chịu nắng nào là phù hợp? Không chỉ ban công, bất kỳ hướng nào của các tầng chung cư, biệt thự đều muốn lựa chọn cây xanh trồng để tránh nắng. Việc chọn cây cũng không hề đơn giản, bởi chúng phải đáp ứng được khả năng thích khi với thời tiết, nhiều nắng và nhiệt độ cao.

Hiểu điều này, trong bài viết hôm nay, Kiến Trúc Cảnh Quan 235 sẽ tổng hợp các loại cây trồng ban công chịu nắng tốt nhất hiện nay.

20 loại cây trồng ban công chịu nắng tốt cho chung cư
20 loại cây trồng ban công chịu nắng tốt cho chung cư

Nội dung chính

  • 1 1. Điều kiện khi tìm cây trồng ban công chịu được nắng
    • 1.1 1.1 Cây vừa và nhỏ
    • 1.2 1.2 Cây chịu hạn tốt
    • 1.3 1.3 Cây có khả năng phát triển tốt
  • 2 20 Loại cây trồng ban công chịu nắng tốt nhất cho ban công
    • 2.1 1. Cây Trúc Quân Tử
    • 2.2 2. Cây cúc tần Ấn Độ
    • 2.3 3. Cây Xương Rồng
    • 2.4 4. Cây Dương Xỉ
    • 2.5 5. Cây Vạn Tuế
    • 2.6 6. Cây Kim Tiền
    • 2.7 7. Cây Lưỡi Hổ
    • 2.8 8. Cây Lô Hội
    • 2.9 9. Cây Sen Đá
    • 2.10 10. Cây Sống Đời
    • 2.11 11. Cây Hoa Hồng Leo
    • 2.12 12. Cây Thường Xuân
    • 2.13 13. Cây Hoa Giấy
    • 2.14 14. Cây Trầu Bà
    • 2.15 15. Cây Hoa Mười Giờ
    • 2.16 16. Cây Hoa Giun
    • 2.17 17. Cây Hồng Môn
    • 2.18 18. Cây Cọ Nhật
    • 2.19 19. Cây Hoa Hoàng Thảo
    • 2.20 20. Cây Hoa Hồng Anh
  • 3 Một số mẹo chăm sóc cây trồng ban công chịu nắng
    • 3.1 Kết hợp trồng cây vi sinh
    • 3.2 Thường xuyên tưới nước cho cây
    • 3.3 Bón phân
  • 4 Lời kết

1. Điều kiện khi tìm cây trồng ban công chịu được nắng

Như đã nói ở trên, không phải loại cây nào cũng có thể trồng ở ban công, bởi đây là khu vực nhiều nắng, nhiệt độ cao, nhận ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Chính vì vậy, muốn trồng cây ở đây, cây xanh cần phải đáp ứng được các tiêu chí:

1.1 Cây vừa và nhỏ

Khi chọn cây trồng ở ban công, nên chọn những loại cây vừa và nhỏ. Bởi ban công thường là nơi lấy nắng, lấy gió cho không gian phòng bên trong, thậm chí là cả ngôi nhà. Chính vì thế mà gió thường rất to, đặc biệt là những công trình có tiểu cảnh sân vườn ban công nhìn về hướng Tây thì gió còn mạnh hơn rất nhiều. Nên nếu chọn trồng những cây lớn những khi gió to sẽ gây ra nhiều nguy hiểm vào bên trong nhà hay người đi đường bên dưới khi bị đổ hoặc bật rễ.

Nên chọn những loại cây vừa và nhỏ
Nên chọn những loại cây vừa và nhỏ

1.2 Cây chịu hạn tốt

Vào mùa hè, nhiệt độ ở ban công lên tới hơn 40 độ C hoặc thậm chí là hơn trong những ngày nóng đỉnh điểm. Chọn cây trồng ở đây cần phải đảm bảo chúng có khả năng chịu hạn, chịu nhiệt tốt, có như vậy mới có thể phát triển trong điều kiện khắc nghiệt.

1.3 Cây có khả năng phát triển tốt

Nên ưu tiên những loại cây trồng ở ban công là cây có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ mà không tốn nhiều công chăm sóc. Cây dễ trồng, dễ chăm sóc, khả năng thích nghi tốt với môi trường. Những cây có nhiều hình thái phát triển, bộ rễ cắm sâu, hút nước tốt, thân mọng nước cũng nên ưu tiên để trồng ở ban công. Nhất là những mẫu ban công ở nhà ống, nhà phố, ban công chung cư.

Cây có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ mà không tốn nhiều công chăm sóc
Cây có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ mà không tốn nhiều công chăm sóc

20 Loại cây trồng ban công chịu nắng tốt nhất cho ban công

Khi chọn cây trồng ban công chịu nắng tốt, ngoài các yếu tố ở trên, gia chủ cũng nên quan tâm đến yếu tố thẩm mỹ. Bởi ban công là phần hướng ra bên ngoài, ảnh hưởng rất nhiều đến mặt tiền của công trình. Dựa theo sở thích, diện tích khu vực trồng để gia chủ chọn loại cây cho nhà mình. Ngoài các yếu tố trên, có thể cân nhắc thêm cả yếu tố phong thủy theo mệnh của chủ nhà.

1. Cây Trúc Quân Tử

Trúc quân tử có ý nghĩa, tượng trưng cho sự uyên bác, trí tuệ tinh thâm và tinh thần ngay thẳng. Chính có thể chịu được bão tố mà không hề gãy đổ. Thêm vào đó, cây còn có khả năng thanh lọc không khí, hạn chế được bụi bẩn bay vào nhà nên rất tiện để trồng ở ban công.

Xét về yếu tố thẩm mỹ, một hàng Trúc quân tử trồng ở ban công sẽ tạo được cảnh quan đẹp mắt với màu xanh tự nhiên. Tuy nhiên, Trúc cũng thuộc họ Tre, nên khi gió lớn, cây rụng lá khá nhiều. Gia đình nên chủ động đóng cửa khi gió để tránh lá bay vào nhà.

Cây Trúc quân tử tượng trưng cho sự uyên bác, trí tuệ
Cây Trúc quân tử tượng trưng cho sự uyên bác, trí tuệ

2. Cây cúc tần Ấn Độ

Với ban công chung cư thì Cúc tần Ấn Độ không phải là một sự lựa chọn tốt nhất, bởi chúng có thể rủ xuống và khuất tầm nhìn của các tầng bên dưới. Tuy nhiên, với nhà riêng, nhà phố hay biệt thự thì lại khác. Chính bởi đặc tính thân leo, thâm mềm mại rủ xuống như một thác nước khiến cho Cúc được yêu thích hơn cả. Chỉ cần trồng ở tầng cao nhất mà tất cả các tầng bên dưới đều tránh được nắng.

Cúc tần phát triển nhanh, dễ trồng, dễ chăm sóc, đặc biệt chúng có khả năng thích nghi tốt trong môi trường nhiều ánh sáng và ít nước.

Cúc tần thích nghi tốt trong môi trường nhiều ánh sáng
Cúc tần thích nghi tốt trong môi trường nhiều ánh sáng

3. Cây Xương Rồng

Cây Xương Rồng có rất nhiều loại với hình thái khác nhau. Chúng có thể trồng ở bên trong nhà làm tiểu cảnh hoặc ban công đều rất đẹp. Nhờ vào khả năng thích nghi trong môi trường khô cằn, không cần tưới nước thường xuyên nên Xương Rồng được nhiều người lựa chọn làm cây trồng ở ban công.

Cây xương rồng có khả năng thích nghi trong môi trường khô cằn
Cây xương rồng có khả năng thích nghi trong môi trường khô cằn

4. Cây Dương Xỉ

Dương Xỉ không chỉ là cây trồng ở ban công chịu nắng tốt, chúng còn được sử dụng nhiều trong việc trang trí tiểu cảnh, cắm hoa nghệ thuật. Một loại cây với hình dáng thú vị chính là điểm nhấn, mang đến sự yêu thích.

Đặc tính của cây Dương Xỉ là loại cây sinh sống và phát triển được ở trên núi đá, các khu rừng nhiệt đới, vùng ẩm ướt. Chúng cũng thích hợp để trồng ở ban công chung cư, nhà ống bởi sức sống tốt, khả năng thanh lọc không khí, khói bụi từ bên ngoài.

Cây dương xỉ có khả năng chịu nắng rất tốt
Cây dương xỉ có khả năng chịu nắng rất tốt

5. Cây Vạn Tuế

Cây Vạn Tuế rất ưa sáng, ưa nhiệt độ cao nên sống ở ban công không phải là vấn đề lớn. Loại cây này có sức sống tốt, quanh năm tươi tốt, rất có phong thái để đặt ở mặt tiền của ngôi nhà. Tuy Vạn Tuế không phải có tán quá rộng nhưng để che nắng cho các cây nhỏ ở ban công thì vẫn rất tốt.

Cây vạn tuế có sức sống mãnh liệt
Cây vạn tuế có sức sống mãnh liệt

6. Cây Kim Tiền

Với những ai từng tìm hiểu về các loại cây phong thủy, hợp mệnh thì hẳn không còn xa lạ với cây Kim Tiền, một loại cây có ý nghĩa cực kỳ lớn với những người mệnh Thủy.

Cây Kim Tiền thân và lá mọng nước, gốc to, nhỏ dần về phía ngọn. Đây chính là nơi để “cất giữ” nguồn nước của riêng chúng. Nhờ vậy mà người trồng không cần tưới nước thường xuyên cây vẫn có thể phá triển tốt.

Cây Kim Tiền phù hợp với người mệnh Thủy
Cây Kim Tiền phù hợp với người mệnh Thủy

7. Cây Lưỡi Hổ

Cây Lưỡi Hổ không phải là cây cho bóng mát, nhưng làm cây trồng ở ban công chịu nắng thì lại rất tốt. Ở loại cây này toát lên được vẻ uy nghi, không hề yếu đuối như người ta vẫn nghĩ. Dù là cây không có thân, xong lá mọc từ gốc, bên trong được tích trữ nước để cung cấp cho cây, điều này khiến chúng có thể phát triển một cách khỏe mạnh, cứng cáp hơn rất nhiều loại cây khác.

Cây lưỡi hổ bên trong luôn được tích trữ nước
Cây lưỡi hổ bên trong luôn được tích trữ nước

8. Cây Lô Hội

Cây Lô Hội hay Cây Nha Đam vẫn được biết đến là một loại nguyên liệu cực kỳ phổ biến để làm đẹp đối với chị em phụ nữ. Ngoài những vườn Lô Hội quy mô lớn thì người ta vẫn nhìn thấy những chậu Lô Hội trồng tại ban công, hiên nhà. Đặc tính của Lô Hội là nhiều nước, lá phát triển từ rễ nên rất chắc, không hề mềm chút nào. Bởi khả năng tích trữ nước ngay trong thân khiến cho Lô Hội thích nghi tốt trong môi trường thiếu nước, nhiệt độ cao như ban công, sân thượng.

Cây Lô Hội thích nghi tốt trong môi trường thiếu nước
Cây Lô Hội thích nghi tốt trong môi trường thiếu nước

9. Cây Sen Đá

Sen Đá không chỉ được trồng trong những chậu nhỏ đặt bàn, chúng sinh sống và phát triển mạnh mẽ ở sân thượng, tiểu cảnh trước nhà, ban công. Giống như Xương Rồng, Sen Đá là một loại cây lá mọng nước, phát triển từ rễ. Với Sen Đá, chúng không cần nhiều nước để phát triển, đặc biệt là rất phù hợp với nơi nhiều ánh nắng mặt trời. Do đó, không đâu tốt hơn là trồng Sen Đá ở ban công, chịu nắng, chịu hạn đều rất tốt.

Sen đá sinh sống và phát triển mạnh mẽ ở sân thượng
Sen đá sinh sống và phát triển mạnh mẽ ở sân thượng

10. Cây Sống Đời

Cây Sống Đời có màu hoa rất đẹp, nổi bật trong một không gian nhỏ. Đây là loại cây nhiệt đới được trồng nhiều ở nước ta cũng như các nước Á Đông. Ngoài tên Sống Đời, chúng còn được gọi với tên ” Lá Bỏng” hay “Cây Thuốc Bỏng”. Đúng như tên gọi, Cây Sống Đời có khả năng chữa lành các vết bỏng do đặc tính làm mát da.

Đặc điểm của cây là thân, cành, lá đều mọng nước nên giữ được nước tốt. Cây sinh trưởng tốt, phát triển khỏe mạnh, chịu nắng và chịu hạn tốt ở bất kỳ đâu.

Cây đời sống là loại cây nhiệt đới
Cây đời sống là loại cây nhiệt đới

11. Cây Hoa Hồng Leo

cây trồng ban công chịu nắng

12. Cây Thường Xuân

Cây trồng ban công chịu nắng

13. Cây Hoa Giấy

cây trồng ban công chịu nắng

14. Cây Trầu Bà

Cây trồng ban công chịu nắng

15. Cây Hoa Mười Giờ

cây trồng ban công chịu nắng

16. Cây Hoa Giun

Cây hoa giun hay còn được gọi với các tên khác là cây Sử quân tử. Loại cây này khác đặc biệt, thích hợp cả về yếu tố thẩm mỹ và cây chắn năng cho ban công. Chúng được phát triển và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó, màu của hoa cũng thay đổi theo. Từ trắng, sang hồng và cuối cùng là đỏ. Nhờ vào sự đặc biệt này mà cây Hoa giun được rất nhiều người lựa chọn. Giống như trồng một cây mà được đến 3 loại khác nhau vậy.

Về đặc điểm, cây Hoa gian mọc theo dạng từng chùm một. Số lượng bông cho mỗi chùm là từ 15 -20 bông, đan xen giữa các màu với nhau. Đây là một loại cây thân leo, bởi vậy, nó rất thích hợp trồng ở ban công, làm cây chắn nắng và bản thân cây Sử quân tử cũng chịu nắng rất tốt.

Cây trồng ban công chịu nắng

17. Cây Hồng Môn

Hồng môn không chỉ được biết đến là một loại cây trồng hợp phong thủy cho nhà ở. Nó còn là cây trồng chịu nắng rất tốt. Dù đó là ban công hay dưới mặt đất, ngoài vườn thông thường.

Một dạng cây bụi, sức sống mãnh liệt, sống được lâu năm và tốc độ sinh trưởng của nó cũng rất nhanh. Khi trồng Hồng Môn, bạn không cần phải tưới quá nhiều nước, bởi chúng chịu hạn tốt, nhu cầu không quá lớn. Nếu diện tích ban công không quá lớn thì có thể treo ở bên ngoài cửa sổ sẽ giúp thanh lọc không khí cho căn phòng.

Cây Hồng Môn

18. Cây Cọ Nhật

Nhắc tới Cọ Nhật, người ta nghĩ ngay đến loại cây khử độc tố rất tốt cho ngôi nhà. Nó có tác dụng giúp loại bỏ được các chất độc gây hại cho con người như Ammonia, xua đuổi côn trùng bò vào trong nhà và giảm được một lượng nhất định các loại kim loại nặng bị lẫn trong không khí.

Về hình dáng, Cọ Nhật phân ra thành nhiều nhánh khác nhau, vươn cao thẳng lên phía trước, không tán quá rộng nhưng đủ để che nắng ở phần ban công.

Cây cọ nhật

19. Cây Hoa Hoàng Thảo

Nếu như bạn thích một cây thân leo trồng ở ban công thì đừng bỏ qua loại cây này. Hoa hoàng thảo phát triển nhanh trong một thời gian ngắn, khả năng leo bám của chúng là rất tốt. Hoa có màu vàng, 5 cánh, nổi bật giữa giàn lá xanh.

Bạn cũng không mất quá nhiều công chăm sóc với loại cây này. Bởi chúng có sức sống mãnh liệt, ưa nắng, chịu hạn rất tốt.

Cây hoa hoàng thảo

20. Cây Hoa Hồng Anh

Tiếp tục là một cây thân leo, dễ trồng, dễ chăm sóc, sức sống mãnh liệt thích hợp để trồng ở ban công. Dù là trong thời tiết mùa hè nắng gắt thì cây vẫn có thể phát triển tốt.

Cây Hoa hồng anh

Một số mẹo chăm sóc cây trồng ban công chịu nắng

Việc trồng cây không phải là quá khó, tuy nhiên, làm sao để cây sống và phát triển tốt thì lại là chuyện khác. Đặc biệt là ở khu vực ban công nơi có nhiệt độ cao, thời tiết khắc nghiệt. Để cây vừa sinh trưởng tốt, gia đình lại có thêm không gian đẹp, bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây.

Kết hợp trồng cây vi sinh

Ngoài chú ý về lượng nước cần tưới cho mỗi loại cây, cũng nên chú ý đến việc trồng cây phủ từ các vật liệu ốp tường. Cùng với đó là kết hợp thêm một số loại cây vi sinh khác đan xen để đạt hiệu quả tốt hơn.

Thường xuyên tưới nước cho cây

Cung cấp nước cho cây cũng quan trọng như việc cung cấp nước uống cho con người vậy. Cây trồng ở khu vực ban công gặp nắng nhiều, dễ mất nước nên cần được tưới nước thường xuyên. Nên lựa chọn thời điểm thích hợp để tưới nước như buổi sáng sớm hoặc buổi chiều. Tránh tưới vào buổi trưa, đặc biệt là khi trời nắng gắt.Khi tưới, nên tưới từ từ, không tưới mạnh, ào ạt và nên tưới vào phần rễ.

Tuy vậy, cũng nên lưu ý, không phải loại cây nào cũng cần tưới 2 lần mỗi ngày như vậy, với xương rồng hay các loại cây ưa nắng thì nên tưới cách ngày hoặc cách tuần.

Bón phân

Cây trồng ở ban công chịu nắng tốt mà vẫn sinh trưởng mạnh cũng cần được chăm sóc, cung cấp chất dinh dưỡng. Cách đơn giản và hiệu quả nhất là bón phân. Cách này vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng, lại giúp cây khỏe mạnh, phòng ngừa và hạn chế được sâu bệnh.

Lời kết

Như vậy, Kiến Trúc Cảnh Quan 235 vừa gửi đến Quý khách Top 20 cây trồng ban công chịu được nắng tốt, dễ chăm sóc và dễ trồng. Đặc biệt, có nhiều loại hoa màu sắc rực rỡ nên phù hợp làm nổi bật cảnh quan khu vực ban công. Đó là lý do chúng được sử dụng rất nhiều trong các mẫu tiểu cảnh ban công đẹp hiện nay.

Kiến Trúc Cảnh Quan 235

  • Địa chỉ: Ngõ 166 Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0978 588 653
  • Email: sanvuon235@gmail.com
  • Website: https://thietkesanvuon235.com/

KTS Đặng Văn Toản

Kiến trúc sư Đặng Văn Toản xuất phát từ một cử nhân khoa Kiến trúc cảnh quan Trường đại học Lâm Nghiệp. Với tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, anh đã không ngừng học tập và trau dồi kiến thức với mong muốn “xanh hóa” không gian sống và làm việc trong lòng thành phố.

Là một KTS trẻ, nhiệt huyết, luôn cập nhật các xu hướng mới và tận tâm với khách hàng. KTS Đặng Văn Toản luôn tư vấn, hỗ trợ hết mình để khách hàng có những trải nghiệm tốt cũng như mang đến các giá trị chất lượng xứng tầm đẳng cấp công trình của nhà đầu tư.

7 năm là quãng thời gian mà KTS Đặng Văn Toản đã tham gia làm việc và công tác tại nhiều công ty, tập đoàn lớn như Kiến Tạo Việt, Vingroup, T&T, Sun Group với vị trí triển khai và lên kế hoạch, ý tưởng cho nhiều dự án lớn bao gồm: công trình nghỉ dưỡng, cảnh quan, cà phê sân vườn, v.v.. với quy mô lên đến 40.000m2.

Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Kiến trúc cảnh quan 235

Từ khóa » Cây Hoa Trồng Ban Công Chịu Nắng