20 Phụ Nữ Có Tầm ảnh Hưởng Lớn Trên Thế Giới

20 phụ nữ có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới

20:19, 08/03/2015
  • Tweet
Bất cứ ở lĩnh vực nào - từ chính trị đến văn học, từ âm nhạc đến khoa học, phụ nữ đều tạo dấu ấn cho riêng mình. Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2015, Tạp chí IBTimes của Anh đã bình chọn 20 phụ nữ có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới ở tất cả các lĩnh vực, và họ đã trở thành biểu tượng nữ quyền.

1. Maya Angelou (1928-2014)

Bà Maya Angelou là 1 nhà thơ người Mỹ, là người tiên phong trong công cuộc chống phân biệt chủng tộc, giới tính, vì công bằng xã hội và trở thành biểu tượng đại diện cho quyền lợi phụ nữ, cho tổ chức nhân quyền. Bà đã xuất bản nhiều tự truyện, sách tiểu luận, và một số tập thơ và có có một danh sách các vở kịch, phim ảnh và chương trình truyền hình kéo dài hơn năm mươi năm. Bà đã nhận được hàng chục giải thưởng và danh dự.

Bà Maya Angelou đã được nhận Huân chương Tự do Tổng thống năm 2010, giải thưởng dân sự cao nhất của Mỹ

Maya Angelou được mọi người biết nhiều nhất với loạt bài tự truyện. Tôi biết vì sao chim trong lồng vẫn hót là cuốn tự truyện nổi tiếng nhất của bà sản xuất năm 1969 đã làm thổn thức mọi trái tim của người đọc là câu chuyện kể về thời ấu thơ cho đến năm bà 13 tuổi, quãng thời gian bà phải vật lộn với những vấn nạn như phân biệt chủng tộc, chấn thương, cưỡng bức và bị ruồng bỏ. Tuy nhiên, Tôi biết vì sao chim trong lồng vẫn hót thể hiện sức mạnh, niềm tin và lòng dũng cảm để vùng lên chiến đấu với những đau khổ và khó khăn thử thách trong tuổi trẻ của bà.

2. Queen Elizabeth I

Nữ hoàng Elizabeth I là một trong những người nổi tiếng và được ngưỡng mộ nhất ở Anh Quốc thế kỷ XVI. Bà nổi tiếng một phần vì khẳng định được những thế mạnh của một phụ nữ nắm quyền và làm thay đổi nhận thức này. Thời trị vì của Elizabeth I kéo dài 45 năm, nổi bật với hai sự kiện: Vương quốc Anh trở nên một thế lực có ảnh hưởng toàn cầu và những tranh chấp tôn giáo luôn sục sôi trong nước.

3. Emmeline Pankhurst (1858-1928)

Emmeline Pankhurst không phải là người phụ nữ đầu tiên đấu tranh đòi quyền bầu cử cho giới mình, càng không phải là người một người tạo lập sự công bằng trong chính sách bầu cử của một quốc gia, nhưng bà đã dành gần như trọn đời mình cho quyền bầu cử của phụ nữ thì chỉ có bà là duy nhất.

Emmeline Pankhurst với con gái Christabel năm 1910

Bà Emmeline Pankhurst cũng nổi tiếng với những chiến lược đấu tranh dành quyền được hưởng quyền lợi ngang nhau trong bầu cử cho phụ nữ ở nước Anh.

4. Benazir Bhutto (1953-2007)

Bà Benazir Bhutto (Ảnh: Reuters)

Năm 1982, 3 năm sau khi xảy ra vụ ám sát cha mình, bà Benazir Bhutto, 29 tuổi trở thành chủ tịch Đảng Nhân dân Pakistan và trở thành người phụ nữ đầu tiên ở Pakistan lãnh đạo một chính đảng. 6 năm sau, Benazir Bhutto đã trở thành người phụ nữ đầu tiên được bầu làm Thủ tướng của một nhà nước Hồi giáo. Benazir Bhutto nổi tiếng với những cách lãnh đạo và các sáng kiến mang tính đột phá khôi phục kinh tế của Pakistan.

5. Marie Curie (1867-1934)

Bà Marie Curie ở giữa (Ảnh: Reuters)

Marie Curie là nhà vật lý học, nhà hóa học Pháp gốc Ba Lan, nổi tiếng trên thế giới về việc nghiên cứu chất phóng xạ. Bà là người phụ nữ đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới hai lần được nhận giải thưởng Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, được suy tôn là nữ bác học xuất sắc nhất trên toàn thế giới.

Năm 1922, bà được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Pháp. Cùng năm này, Ủy ban Quốc tế hợp tác tri thức của Hội Quốc liên tại Geneve bầu bà làm Phó chủ tịch của tổ chức. Bà đã cống hiến cả sinh mạng cho khoa học.

6. Lena Dunham (1986)

Nữ diễn viên Lena Dunham “gây náo loạn” thảm đỏ trong buổi ra mắt series thứ 3 phim truyền hình Girls- bộ phim đã dành được giải thưởng Quả cầu vàng năm 2013, tổ chức tại London Center ngày 07/01/2014.

Lena Dunham nhận giải Quả cầu vàng tại Beverly Hills năm 2014

Series thứ 3 phim truyền hình Girls là một lí do quan trọng góp phần làm cho Lena Dunham trở thành một biểu tượng nữ quyền trong thế kỷ XXI. Cô cũng chính là phụ nữ đầu tiên đạo diễn xuất sắc trong một loạt phim hài và giành 2 giải thưởng Quả cầu vàng. Điều đặc biệt cô chính là một trong những nữ tác giả viết kịch bản đầu tiên, nhất là về lĩnh vực phụ nữ.

7. Emma Watson (1990)

Emma Watson là Đại sứ thiện chí LHQ về phụ nữ, cô kêu gọi và đề cao vai trò quan trọng của nam giới trong sứ mệnh thúc đẩy quyền của người phụ nữ, chiến dịch nhằm mục đích kêu gọi phái mạnh toàn cầu đứng lên đấu tranh vì quyền bình đẳng giới đã gây tiếng vang lớn. Emma Watson đã có bài phát biểu ấn tượng về bình đẳng giới trong chiến dịch “HeForShe” diễn ra vào ngày 21/09/2014: “Càng nói về nữ quyền, tôi càng cảm thấy điều này thường xuyên bị đánh đồng với sự căm ghét nam giới. Điều đó chắc chắn cần phải dừng lại. Nữ quyền được định nghĩa là sự bình đẳng về quyền và cơ hội giữa nam giới và nữ giới. Đó là lý thuyết về sự bình đẳng trong các quyền về chính trị, kinh tế, bình đẳng xã hội giữa các giới.”

8. Ida B Wells (1862-1931)

Ida B Wells vào năm 1893

Ida B Wells là một nhà báo người Mỹ gốc Phi, là tổng biên tập, nhà xã hội học và cũng là một nhà lãnh đạo hàng đầu trong phong trào dân quyền. Ida B Wells đã từng hoạt động trong các phong trào quyền bầu cử của phụ nữ ở Mỹ, thành lập nhiều tổ chức về phụ nữ đáng chú ý. Bà cũng được biết đến và nổi tiếng với kỹ năng thuyết phục.

9. Malala Yousafzai (1997)

Malala Yousafzai, 17 tuổi, là người trẻ nhất được nhận giải Nobel Hoà bình trong lịch sử hơn 100 năm của giải thưởng danh giá này nhờ những đấu tranh không mệt mỏi cho giáo dục dành cho các em bé gái.

Malala Yousafzai tại lễ trao giải Nobel Hòa bình ở Oslo, tháng 12/2014

Ở Pakistan, cô là biểu tượng của sự đấu tranh của đất nước này chống lại bạo lực của nhóm Hồi giáo cực đoan Taliban. Cô nổi lên, và gây sự chú ý nhiều từ năm 2009, thông qua nhật ký chân thực của mình về những hoạt động vì quyền được đi học của nữ sinh.

10. Amelia Earhart (1897-1937)

Năm 1923, Amelia Earhart trở thành một trong số 16 phụ nữ đầu tiên được cấp bằng phi công. Đây quả là một thành tích đáng nể của bà, vì thời đó hầu hết phụ nữ đều làm công việc nội trợ.

Amelia Earhart trở thành một nữ phi công huyền thoại khi vào năm 1932, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên - và là người thứ 2 - một mình bay qua Đại Tây Dương, nhân dịp kỷ niệm chuyến bay lịch sử của phi công Charles Lindbergh 5 năm trước đó.

Bà đã viết sách truyền đạt kinh nghiệm trong lĩnh vực nữ phi công được bán chạy thời bấy giờ và cũng là người đấu tranh vì quyền bình đẳng giới.

Năm 1937, bà đã mất tích trong chuyến bay vòng quanh thế giới, sự biến mất của bà vẫn là điều bí ẩn chưa được giải mã, nhưng với nhiều người và nhiều thế hệ cho đến bây giờ bà vẫn là cái tên đi vào huyền thoại về lòng can đảm, nhiệt huyết cống hiến đã làm nên những kỳ tích đáng nể.

11. Mary Wollstonecraft (1759-1797)

Bà Mary Wollstonecraft là một nhà viết văn ở thế kỷ 18. Bà thường được mệnh danh là “nhà nữ quyền đầu tiên” hoặc là “người mẹ của thuyết nữ quyền”.

Bà được biết đến với “A Vindication of the Rights of Woman” là “Bản chứng minh các quyền của phụ nữ”, xuất bản năm 1792 là một tác phẩm cổ điển nêu lên ý tưởng về thuyết nữ quyền. Trong tác phẩm này, bà lý luận rằng, sự thấp kém của phụ nữ không do bẩm sinh mà là hậu quả của một quá trình giáo dục lệch lạc do nam giới áp đặt lên phụ nữ. Do đó, bà gợi ý cả nam và nữ nên cùng được hưởng một nền giáo dục dựa trên lý trí và bà hình dung ra một trật tự xã hội được thiết lập dựa trên lý trí và thoát khỏi mọi định kiến.

12. Simone de Beauvoir (1908-1986)

Jean-Paul Sartre Simone de Beauvoir rời cung điện Justice Paris năm 1970

Simone de Beauvoir là một nhà văn và nhà triết học người Pháp. Bà viết các tiểu thuyết, chuyên đề về triết học, chính trị và các vấn đề xã hội, các bài luận, tiểu sự, tự truyện. Bà còn nổi tiếng là một nhà hoạt động vì nữ quyền. Bà được biết đến nhiều tác phẩm The second sex, viết năm 1949, một tác phẩm phân tích về sự áp bức phụ nữ và đề tài bình đẳng giới. Bà được trao Giải Jerusalem năm 1975. Năm 1978, bà được trao Giải quốc gia Áo cho Văn học châu Âu.

13. Germaine Greer (1939)

Germaine Greer là nhà phê bình, nhà báo người Australia, cô được coi là một trong những nhà hoạt động có tiếng nói lớn của chủ nghĩa nữ quyền ở thế kỷ 20.

Germaine Greer – Nhà chủ trương nam nữ bình quyền và là tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Người Nữ Thái giám” (The Female Eunuch), được xuất bản năm 1970 và là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất thời bấy giờ. Ý tưởng và quan điểm táo bạo về việc giải phóng phụ nữ, về bình đẳng giới đều được đưa ra trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng này.

14. Billie Holiday (1915-1959)

Billie Holiday được coi là nữ ca sĩ da màu nhạc jazz vĩ đại nhất của mọi thời đại. Những bài hát của cô được coi là một sự phản ánh về sự phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính. Billie Holiday kết thúc cuộc đời vào độ tuổi còn trẻ, năm bà 44 tuổi vào năm 1959 sau thời gian dài chống chọi âm ỉ với nạn phân biệt chủng tộc.

15. Oprah Winfrey (1954)

Vươn lên từ nghèo khó để trở thành nữ tỷ phú người Mỹ gốc Phi đầu tiên, Oprah Winfrey là một trong những người phụ nữ có ảnh hưởng nhất trên thế giới.

Oprah Winfrey sinh năm 1954 là người dẫn chương trình đối thoại trên truyền hình, là nhà xuất bản tạp chí, nhà hoạt động chính trị, ủng hộ quyền bình đẳng giới và cũng từng đoạt giải Emmy dành cho người Mỹ gốc Phi. Winfrey là phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên có tên trong danh sách các tỷ phú. Tháng 9 năm 2006, Oprah Winfrey được tạp chí Forbes chọn vào danh sách 100 phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới, với vị trí thứ 14.

16. Angelina Jolie (1975)

Angelina Jolie, ngoài công việclà một nữ diễn viên nổi tiếng, cô còn được biết đến là đại sứthiện chí của tổ chức Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) năm 2001. Cô đã dùng tài năng và danh tiếng của mình để ủng hộ cho những người tị nạn trên thế giới.

Angelina Jolie- đại sứ UNHCR trong chuyến thăm ở Iraq

Angelina Jolie cũng đã làm thay đổi nhận thức của công chúng về bệnh ung thư vú khi cô phải trải qua phẫu thuật cắt bỏ vòng một để ngừa ung thư di truyền từ mẹ của nữ diễn viên nổi tiếng này. Hành động quả cảm đã khiến không biết bao nhiêu người hâm mộ ngỡ ngàng và cảm phục- tạo cảm hứng cho phụ nữ thường xuyên kiểm tra căn bệnh quái ác này.

17. Angela Merkel (1954)

Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters

Nữ ngôi sao chính trị 60 tuổi người Đức, bà Angela Merkel lãnh đạo đất nước từ năm 2005 và lãnh đạo đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc từ năm 2000. Hiện bà là thủ tướng Đức với nhiệm kỳ thứ 3 của mình. Ngoài vai trò chèo lái quốc gia được xem là xương sống của Liên minh châu Âu (EU), bà Merkel còn được biết đến với lập trường mạnh mẽ và cứng rắn trong mọi hoạt động chính trị ở Châu Âu và trên thế giới.

Bà là người thường xuyên đứng đầu danh sách phụ nữ quyền lực nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn hàng năm.

18. Virginia Woolf (1882-1941)

Virginia Woolf là nhà văn người Anh, bà được coi là một trong những nhân vật văn học hiện đại lừng danh nhất thế kỉ 20. Trong suốt thời gian giữa chiến tranh, bà là một nhân vật có tầm ảnh hưởng của xã hội văn học London. Đặc biệt, bà viết rất nhiều về vấn đề phụ nữ xung quanh những hạn chế đối với phụ nữ trong giáo dục đại học hay mất bình đẳng giới.

19. Millicent Fawcett (1847-1929)

Millicent Fawcett được biết đến là một nhà hoạt động đấu tranh không mệt mỏi cho phong trào đấu tranh đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Đặc biệt, vào năm 1901, Millicent Fawcett tập trung vào cuộc đấu tranh để phụ nữ có cơ hội được học đại học.

20. Hillary Clinton (1947)

Hillary Clinton (Ảnh AP)

Từng là đệ nhất phu nhânnước Mỹ, một thượng nghị sĩ Mỹ một cựu Ngoại trưởng Mỹ. Hillary Clinton được mệnh danh là “Người đàn bà thép” và hiện bà đang vận động sẽ ra tranh cử tổng thống vào năm 2016. Bà đã từng khuyến khích nhiều phụ nữ tham gia các lĩnh vực chính trị.

Mỹ Hạnh (Theo Ibtimes )

Từ khóa » Nhân Vật Nữ Nổi Tiếng Thế Giới