[2019 – 2020] Thi Học Sinh Giỏi Lớp 12 – Tỉnh Đồng Tháp
Có thể bạn quan tâm
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Thời gian làm bài: 90 phút
⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:
1C | 2A | 3A | 4D | 5B | 6B | 7D | 8C | 9D | 10D |
11B | 12C | 13A | 14C | 15D | 16D | 17C | 18B | 19C | 20B |
21B | 22A | 23D | 24D | 25B | 26C | 27C | 28B | 29C | 30A |
31A | 32B | 33A | 34D | 35D | 36D | 37B | 38A | 39A | 40A |
41B | 42D | 43A | 44C | 45C | 46C | 47B | 48D | 49D | 50A |
Câu 1: Amin nào sau đây là amin bậc 2?
A. metyl amin. B. phenyl amin. C. đimetyl amin. D. trimetyl amin.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Poli (metyl matacrylat) có mạch phân nhánh.
B. Amilopectin có mạch phân nhánh.
C. Tơ niton (olon) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
D. Nilon-6 thuộc loại poliamit.
Câu 3: Các loại thủy hải sản như lươn, cá…thường có nhiều nhớt, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hầu hết các chất này đều là protein (chủ yếu là muxin). Để làm sạch nhớt thì không thể sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Rửa bằng nước lạnh. B. Dùng nước cốt chanh. C. Dùng tro thực vật. D. Rửa bằng giấm ăn.
(Xem giải) Câu 4: Tổng số đồng phân đơn chức mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 5: X là một muối trung hòa. Công thức hóa học của X là
A. NaHSO4. B. Na2HPO3. C. NaH2PO4. D. NaHSO3.
Câu 6: Nhận xét nào sau đây sai?
A. Amoniac lỏng được dùng làm chất gây lạnh trong máy lạnh.
B. Diêm tiêu có công thức là NaNO3.
C. Khí nitơ lỏng được dùng làm bảo quản máu và các mẫu sinh vật.
D. Phot pho có trong xương, răng, bắp thịt của người và động vật.
Câu 7: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Lên men X, thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là
A. fructozơ và sobitol. B. saccarozơ và glucozơ.
C. glucozơ và sobitol. D. glucozơ và ancol etylic.
(Xem giải) Câu 8: Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (không có không khí) đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được chất rắn Y. Các chất trong rắn Y gồm:
A. Al2O3, Fe và Al. B. Al2O3, Fe, Fe3O4 và Al.
C. Al2O3, Fe và Fe3O4. D. Al2O3 và Fe.
(Xem giải) Câu 9: Kim loại M có thể điều chế được bằng cả 3 phương pháp thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân. Kim loại M là
A. Na. B. Mg. C. Al. D. Cu.
(Xem giải) Câu 10: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng được với
A. CuSO4. B. MgSO4. C. Ag. D. Cl2.
(Xem giải) Câu 11: Cho các phát biểu sau: (1) Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac. (2) Phân tử tetra peptit Ala – Gly – Val – Glu có 10 nguyên tử oxi. (3) Dung dịch anilin có thể làm hồng phenolphathalein. (4) Các peptit đều tham gia phản ứng thủy phân. Số phát biểu sai là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
(Xem giải) Câu 12: Cho các phát biểu sau: (a) Mỗi mắc xích trong phân tử xenlulozơ có 3 nhóm -OH, nên hòa tan được Cu(OH)2. (b) Metyl fomat, axetilen, glucozơ đều tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3. (c) Dung dịch amin bậc 1 làm quì tím chuyển sang màu xanh. (d) Các peptit Ala – Gly; Gly – Val – Val đều có phản ứng màu biure. (e) Tơ tằm, tơ olon, tơ visco thuộc loại tơ thiên nhiên. (f) Saccarozơ, tinh bột, glucozơ đều thuộc loại polisaccarit. Số phát biểu sai là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
(Xem giải) Câu 13: Cho các phát biểu sau: (a) Fructozơ và glucozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc. (b) Saccarozơ và tinh bột đều bị thủy phân trong môi trường kiềm. (c) Tinh bột được tạo thành từ cây xanh nhờ quá trình quang hợp. (d) Amilozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 14: Dãy chất nào sau đây đều tác dụng với dung dịch X chứa FeCl2 và FeCl3 ?
A. Fe, Ag, Br2, Na2SO4, KOH. B. Mg, CuCl2, Cl2, NaHSO4, H2S.
C. Cu, AgNO3, Br2, KI, H2S. D. Cu, Ag, Cl2, NaNO3, HNO3.
(Xem giải) Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 1 lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl, thu được dung dịch X và a mol khí H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Al, Al2O3, AlCl3, Na2CO3, NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
(Xem giải) Câu 16: Xét các phát biểu: (a) SO2 và NO2 là những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit. (b) Khử mùi tanh của cá (chủ yếu do trimetylamin gây nên) bằng giấm ăn. (c) Dùng kim loại kẽm để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép (Fe – C) (d) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “rêu cua” nổi lên là do sự đông tụ protein. Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
(Xem giải) Câu 17: Cho 2 muối A, B thỏa mãn điều kiện sau: (A) → (X) + (Y)↑ + (Z)↑ (Y)↑ + (Z)↑ + H2O → (T) (A) + (T) → (C) + (E)↑ + H2O (A) + (B) → (C) + K2SO4 + (E)↑ + H2O + (F) Công thức hóa học của muối A, B lần lượt là
A. (NH4)2CO3 và KHSO4. B. Cu(NO3)2 và KHSO4. C. Fe(NO3)2 và KHSO4. D. Fe(NO3)3 và H2SO4.
Bạn đã xem chưa: [2015 - 2016] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Thái Bình(Xem giải) Câu 18: Este X có công thức phân tử là C4H8O2. Cho X tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y và ancol Z. Oxi hóa Z bằng CuO, thu được chất hữu cơ Z1. Khi cho Z1 tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được tối đa 4 mol Ag. Tên gọi của X là
A. isopropyl fomat. B. metyl propionat. C. etyl axetat. D. propyl fomat.
(Xem giải) Câu 19: Tiến hành các thí nghiệm sau : (a) Cho a mol dung dịch NaOH vao dung dịch chứa a mol KHSO4. (b) Sục khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 theo tỉ lệ mol 3:2. (c) Cho dung dịch Ca(OH)2 đến dư vào dung dịch NaHCO3. (d) Cho hỗn hợp BaO và Al2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào nước dư. (e) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl dư. (f) Cho a mol Ba vào dung dịch chứa 2a mol NaHSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
(Xem giải) Câu 20: Cho các phát biểu sau: (a) Phản ứng thủy phân este luôn luôn là phản ứng một chiều. (b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. (c) Để rửa ổng nghiệm đựng anilin có thể dùng dung dịch HCl. (d) Muối đinatri glutamat dùng làm gia vị thức ( gọi là mì chính). (e) Các amino axit như glyxin, valin đều chưa hai nhóm –COOH trong phân tử. (f) Trong công nghiệp dược phẩm, methionin được sử dụng làm thuốc bổ gan. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 21: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử C8H10O2. Cứ 1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1 mol NaOH. Đun nóng X với H2SO4 đặc ở 170°C thu được chất hữu cơ Y cho được phản ứng trùng hợp tạo polime. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 5 B. 6 C. 3 D. 9
(Xem giải) Câu 22: Cho các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. (b) Cho phèn chua vào dung dịch Ba(OH)2 dư. (c) Cho khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3. (d) Cho khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. Số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
(Xem giải) Câu 23: Cho thí nghiệm sau (a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng. (b) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3. (c) Cho thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng. (d) Cho thanh kẽm vào dung dịch CuSO4. Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
(Xem giải) Câu 24: Cho a mol Ba vào dung dịch chứa a mol KHCO3, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Nhiệt phân hoàn toàn kết tủa Y, rồi dẫn lấy khí sinh ra vào dung dịch X, thu được dung dịch Z. Chất tan có trong dung dịch Z là
A. Ba(HCO3)2, KHCO3. B. K2CO3. C. KHCO3, K2CO3. D. KHCO3.
(Xem giải) Câu 25: Cho chất hữu cơ X (có công thức phân tử C6H10O5) tác dụng với NaHCO3 hoặc với Na thì số mol khí sinh ra luôn bằng số mol X phản ứng. Cho biết X và các sản phẩm Y, Z, T tham gia phản ứng theo phương trình hóa học sau: X + 2NaOH → 2Y + H2O Y + HCl → Z + NaCl Z → T + H2O Tên gọi của T là
A. axit metacrylic. B. axit acrylic. C. axit axetic. D. axit propionic.
(Xem giải) Câu 26: Nung 14,04 gam hỗn hợp X gồm Al và oxit sắt trong khí trơ, sau thời gian thu được chất rắn Y. Chia chất rắn Y thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 vào dung dịch NaOH dư, thu được 1,008 lít H2 đktc, còn lại chất rắn Z. Hòa tan hết Z vào trong dung dịch HNO3 dư, thu được 1,232 lít NO đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5. Phần 2 tác dụng tối đa với 32,34 gam H2SO4 đặc, nóng trong dung dịch, thu được SO2 là sản phẩm khử duy nhất của S+6. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là
A. 75%. B. 50%. C. 60%. D. 80%.
(Xem giải) Câu 27: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe(OH)2, FeCO3, Fe3O4 (số mol Fe3O4 bằng 1/8 số mol hỗn hợp) bằng dung dịch HNO3 dư thu được 1,792 lít khí gồm NO, NO2 và CO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 1 : 2. Cô cạn dung dịch thu được (m + 32,08) gam muối khan. Khối lượng của FeO trong hỗn hợp X là
A. 2,32. B. 3,60. C. 5,76. D. 4,64.
(Xem giải) Câu 28: X là một amino axit no (phân tử chỉ có một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Cho 0,036 mol X tác dụng với dung dịch chứa 0,06 mol HCl thu được dung dịch Y. Thêm 0,12 mol NaOH vào Y, sau phản ứng hoàn toàn thu được 9,474 gam chất rắn. Tên gọi của X là
A. alanin. B. valin. C. glyxin. D. lysin.
Câu 29: Cho X, Y, Z, T lần lượt là các dung dịch chưa trong các lọ bị mất nhãn. Lấy một ít mỗi dung dịch tác dụng với các dung dịch còn lại, kết quả được ghi lại trong bảng sau:
Dung dịch | X | Y | Z | T |
X | – | ↑ | ↓ | – |
Y | ↑ | – | ↓ | ↓ |
Z | ↓ | ↓ | – | – |
T | – | ↓ | – | – |
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
A. K2CO3; H2SO4; MgCl2; BaCl2. B. K2CO3; H2SO4; MgCl2; NaOH.
C. H2SO4; K2CO3; BaCl2; MgCl2. D. H2SO4; K2CO3; NaOH; MgCl2.
(Xem giải) Câu 30: Cho X, Y, Z là các hợp chất vô cơ, tiến hành các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho 0,1 mol X vào lượng dư dung dịch Y, sau phản ứng thu được a gam kết tủa. Thí nghiệm 2: Cho 0,1 mol X vào lượng dư dung dịch Z, sau phản ứng thu được b gam kết tủa. Biết b – a = 6,4. Công thức hóa học của X, Y, Z lần lượt là
Bạn đã xem chưa: [2018 - 2019] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Phú ThọA. Ba(HCO3)2; NaHSO4, Ca(OH)2. B. NaHSO3; Ca(OH)2; Ba(OH)2.
C. Ca(HCO3)2; NaOH, Ba(OH)2. D. Ba(HCO3)2; NaHSO4; NaOH.
(Xem giải) Câu 31: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm C và S và dung dịch HNO3 dư, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm hai khí, tỉ khối của Z so với H2 bằng 22,929. Cho toàn bộ lượng khí Z hấp thụ hết trong 800ml dung dịch KOH 2M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 140,3 gam chất rắn T. Mặt khác, cho dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy tạo thành m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất là
A. 34,95. B. 46,60. C. 28.59. D. 40,16.
(Xem giải) Câu 32: Dẫn 1,65 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ thu được 2,85 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch chứa Ba(OH)2, sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol CO2 của hỗn hợp Y được biểu diễn bằng đồ thị bên dưới.
Giá trị của m là
A. 15,76. B. 29,55. C. 9,85. D. 19,70.
(Xem giải) Câu 33: Cho 1 mol X (C4H10O2) tác dụng với Na dư thu được 1 mol khí. Mặt khác, khi cho 1 mol X tác dụng với CuO dư đun nóng, sau phản ứng khối lượng chất rắn giảm 16 gam.Có các phát biểu sau: (a) X có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. (b) X có mạch cacbon không phân nhánh. (c) Khi đun nóng X với H2SO4 đặc ở 170°C có thể tạo ra tối đa 3 anken. (d) Sản phẩm thu được từ phản ứng của X với CuO đun nóng không tham gia phản ứng tráng bạc. Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
(Xem giải) Câu 34: Hỗn hợp X gồm C4H8, C6H12, CH3OH, C3H7OH, C3H7COOH và CH3COOC2H5. Đốt cháy hoàn toàn 14,6 gam X cần dùng vừa đủ x mol O2, thu được y mol CO2 và 0,9 mol H2O. Mặt khác, để tác dụng hết với 14,6 gam X trên cần dùng vừa đủ 25 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Tỷ lệ x : y là
A. 24 : 35 B. 59 : 40 C. 40 : 59 D. 35 : 24
(Xem giải) Câu 35: Hỗn hợp E chứa ba axit béo X, Y, Z và chất béo T được tạo ra từ X, Y, Z với glixerol. Đốt cháy hoàn toàn 26,12 gam E cần dùng vừa đủ 2,36 mol O2. Nếu cho lượng E trên vào dung dịch chứa Br2 dư thì thấy có 0,1 mol Br2 phản ứng. Mặt khác, cho lượng E trên vào dung dịch NaOH (dư 15% so với lượng phản ứng) thì thấy có 0,09 mol NaOH phản ứng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất là
A. 25. B. 26. C. 27. D. 28.
(Xem giải) Câu 36: Hỗn hợp khí X chứa một ankan, một anken và một ankin. Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol X cần 0,59 mol O2, thu được 7,56 gam H2O. Biết trong X số mol anken nhỏ hơn số mol ankan là 0,02 mol. Khối lượng của ankin có trong X là
A. 3,2. B. 6,4. C. 0,8. D. 1,6.
(Xem giải) Câu 37: Cho 11,84 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe vào 200 ml dung dịch chứa CuCl2 0,8M và FeCl3 xM. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 18,08 gam rắn Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, thu được 106,22 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,1. B. 0,6. C. 0,7. D. 0,2.
(Xem giải) Câu 38: Thực hiện phản ứng điều chế isoamyl axetat (dầu chuối) theo trình tự sau: -Bước 1: Cho 2 ml ancol isoamylic, 2 ml axit axetic nguyên chất và 2 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm khô. -Bước 2: Lắc đều, đun cách thủy hỗn hợp 8-10 phút trong nồi nước sôi. -Bước 3: Làm lạnh,sau đó rót 2ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 3, tách lấy isoamyl axetat bằng phương pháp chiết. (b) Sau bước 3, hỗn hợp thu được tách thành 2 lớp. (c) Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn ancol isoamylic và axit axetic. (d) H2SO4 đặc vừa là chất xúc tác, vừa tác dụng hút nước làm tăng hiệu suất của phản ứng. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
(Xem giải) Câu 39: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol: (a) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O (đun nóng) (b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4 (c) nX3 + nX4 → Poli(etilen terephtalat) + 2nH2O (đun nóng, xúc tác) (d) X3 + 2X2 ⇌ X5 + 2H2O (H2SO4 đặc, đun nóng) Biết X là hợp chát hữu cơ có công thức phân tử C10H10O4, X1, X2, X3, X4, X5 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Cho các phát biểu sau: (a) Cho a mol X2 tác dụng với một lượng dư Na thu được 0,5a mol H2. (b) Phân tử X chỉ chứa một loại nhóm chức. (c) Phân tử X3 là axit hữu cơ đơn chức. (d) Khối lượng mol của X4 là 46g/mol. (e) X1 là muối hữu cơ tạp chức. Số lượng phát biểu sai là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
(Xem giải) Câu 40: Cho 0,045 mol hỗn hợp X (có khối lượng 2,07 gam) gồm hai anđehit đơn chức tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 12,96 gam bạc. Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với 11,76 lít H2 ở đktc có Ni xúc tác, đun nóng. Giá trị của m là
A. 10,35. B. 16,56. C. 12,42. D. 8,28.
(Xem giải) Câu 41: Cho m gam tinh thể Cu(NO3)2.3H2O vào dung dịch chứa NaCl thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ đến khối lượng dung dịch giảm 30,6 gam thì dừng điện phân. Cho 11 gam Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thu được 0,09 mol khi NO ( sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 3,68 gam rắn không tan. Cho các phát biểu sau: (a) Giá trị m là 79,86 gam. (b) Trong quá trình điện phân, cực anot có hai loại khí thoát ra. (c) Khối lượng muối trong dung dịch cuối cùng là 52,9 gam. (d) Khối lượng Fe đã phản ứng là 9,26 gam. Số phát biểu đúng là
Bạn đã xem chưa: [2021 - 2022] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Thái BìnhA. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 42: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, FeS, FeS2, CuS và S trong dung dịch chứa 0,25 mol H2SO4 đặc, nóng (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch Y và có 4,48 lít khí ở đktc SO2 thoát ra. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được 30,7 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thấy thoát ra hỗn hợp chứa a mol NO2 và 0,02 mol SO2. Dung dịch sau phản ứng chứa 15,56 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của a là
A. 0,38. B. 0,34. C. 0,32. D. 0,36.
(Xem giải) Câu 43: Cho X, Y, Z là 3 este đều no và mạch hở (không chứa nhóm chất khác và MX < MY < MZ). Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol T và hỗn hợp F chứa 2 muối A và B (MA < MB, số mol A gấp 3 lần số mol B), dẫn toàn bộ ancol qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng lên 18 gam đồng thời thu được 6,72 lít khí H2 ở đktc. Đốt cháy toàn bộ F thu được Na2CO3, CO2 và 10,8 gam H2O. Cho các phát biểu sau: (a) Công thức phân tử của Z là C7H12O4. (b) Ancol T có tên là etylen glicol. (c) Thành phần phần trăm theo khối lượng muối A trong hỗn hợp F là 68%. (d) Tổng khối lượng trong E là 39,6 gam. Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
(Xem giải) Câu 44: Hợp chất X (CnH10O5) có vòng benzen và nhóm chức este. Trong phân tử X, phần trăm khối lượng của oxi lớn hơn 29%. Lấy 1 mol X tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, sản phẩm hữu cơ thu được chỉ là 2 mol chất Y. Cho các phát biểu sau: (a) Chất X có ba loại nhóm chức. (b) Chất X làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ. (c) Số mol NaOH đã tham gia phản ứng là 4 mol. (d) Khi cho 1 mol X tác dụng hết với NaHCO3 (trong dung dịch) thu được 1 mol khí. (e) 1 mol chất Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 2 mol HCl. (f) Khối lượng chất Y thu được là 364 gam. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
(Xem giải) Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn 34,1 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và axit oleic cần vừa đủ 2,025 mol O2, thu được CO2, N2 và 27,9 gam H2O. Mặt khác, nếu cho 34,1 gam X vào 500 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn cẩn thận dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 50,5. B. 40,7. C. 48,7. D. 45,1.
(Xem giải) Câu 46: Hỗn hợp X gồm 4 chất hữu cơ đều có cùng công thức phân tử C2H8O3N2. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 0,5M và đun nóng, thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 3 amin. Cô cạn toàn bộ dung dịch Y thu được 29,28 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của V là
A. 420 B. 480 C. 960 D. 840
(Xem giải) Câu 47: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào 250 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,4M và KOH aM thì thu được dung dịch X. Cho từ từ 250 ml dung dịch H2SO4 0,5M vào X thu dược dung dịch Y và 1,68 lit khí. Cho Y tác dụng với Ba(OH)2 dư thấy xuất hiện 58,675 gam kết tủa trắng. Biết các khí đo ở đktc. Giá trị của a, V lần lượt là
A. 1,2 và 3,36. B. 1,2 và 5,04. C. 0,7 và 2,24. D. 0,7 và 4,48.
(Xem giải) Câu 48: Cho hỗn hợp Q gồm hai chất X (C7H17O5N3) và Y (C6H16O4N2) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hai muối Z (có số cacbon bằng nhau) và 1,12 lít hỗn hợp khí T đo ở đktc gồm 2 amin đơn chức, đồng đẳng liên tiếp. Biết tỉ khối của T với H2 là 18,30. Khối lượng muối natri có phân tử khối lớn hơn trong Z là
A. 3,36. B. 11, 86. C. 7,76. D. 4,10.
(Xem giải) Câu 49: Nhiệt phân hoàn toàn 16,16 gam một muối vô cơ A đến khối lượng không đổi thu được 3,20 gam một hợp chất rắn B (không tan trong nước) và hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào 200 gam dung dịch NaOH 2,40% thu được dung dịch chứa một muối vô cơ duy nhất có nồng độ 4,79%. Phần trăm khối lượng của oxi trong A gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 35,90%. B. 12,50%. C. 59,00%. D. 71,30%.
(Xem giải) Câu 50: Hỗn hợp A gồm peptit X, peptit Y, Z (C4H9O2N) và một este no đơn chức T (T có cùng số nguyên tử cacbon với Z, các chất trong A đều mạch hở, số mol Z bằng số mol T). Cho 0,05 mol A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp M gồm 4 muối (trong đó có 3 muối của Glu, Ala, Gly với tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3 : 4) và ancol etylic. Đốt cháy hoàn toàn M, thu được H2O, N2, 6,36 gam Na2CO3 và 10,12 gam CO2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam A, thu được 43,56 gam CO2. Giá trị của m là
A. 26,61 B. 8,87 C. 17,74 D. 35,48.
Từ khóa » Diêm Tiêu Natri Có Công Thức Là
-
Natri Nitrat – Wikipedia Tiếng Việt
-
Diêm Tiêu Natri Có Công Thức Là.
-
Công Thức Hóa Học Của Diêm Tiêu
-
Danh Sách 26 Diêm Tiêu Natri Có Công Thức Là Mới Nhất
-
Diêm Tiêu Có Công Thức Là Gì Vậy Nhỉ ? :D - Hóa Học Muôn Màu
-
NaNO3 Là Gì? Và Những Điều Cần Biết Về NaNO3
-
Natri Nitrat NaNO3 Là Chất Gì? Tính Chất, ứng ... - Ammonia Vietchem
-
Natri Nitrat NaNO3 Là Chất Gì? Tính Chất, ứng Dụng ... - ThiênBảo Edu
-
Diêm Tiêu - VnExpress Sức Khỏe
-
Natri Nitrat – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
5 Ứng Dụng Của Hóa Chất Công Nghiệp Natri Nitrat
-
NaNO3 Là Gì? - Trường THPT Trịnh Hoài Đức
-
NATRI NITRAT – NANO3 VÀ ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG