21 điểm Khác Nhau Giữa đạo Công Giáo Và đạo Tin Lành

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Về căn bản, Đạo Tin Lành giống với Đạo Công Giáo đều dựa vào kinh Thánh. Sự khác nhau chủ yếu trong luật lệ và lễ nghi, lối sống đạo và cơ cấu tổ chức Giáo Hội.

Đạo Công giáo và đạo Tin lành

1. Đạo Công Giáo tin nhận tất cả 64 quyển Kinh Cựu Ước, trong khi Đạo Tin Lành chỉ tin nhận 39 quyển.

2. Đạo Công Giáo coi Kinh Thánh, các nghị quyết Cộng đồng và quyết định của Giáo Hoàng là cơ sở pháp lý; trong khi Đạo Tin Lành cho rằng Kinh Thánh là chuẩn mực căn bản và duy nhất của giáo lý và đức tin. Ngoài Kinh Thánh ra không còn văn bản nào khác.

3. Đạo Công Giáo chủ yếu sử dụng hai loại kinh Nguyện và kinh Bổn (sách giáo lý) trong sinh hoạt tôn giáo; trong khi Đạo Tin Lành chỉ sử dụng kinh Thánh trong sinh hoạt tôn giáo.

4. Đạo Công Giáo cho rằng bà Maria đồng trinh trọn đời và đề cao tôn sùng bà, coi bà là Mẹ của Thiên Chúa; trong khi Đạo Tin Lành chỉ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giê-su và chỉ coi bà là mẹ trần thế của Chúa Kitô, nên chỉ tôn trọng chứ không tôn sùng thờ lạy bà Maria.

5. Đạo Công Giáo đề cao tôn sùng các Thánh, trong khi Đạo Tin Lành chỉ kính trọng và noi gương các Thánh, không đề cao, tôn sùng.

6. Đạo Công Giáo chủ trương hành hương viếng các nơi Thánh để được ơn phúc; trong khi Đạo Tin Lành không chủ trương hành hương viếng các nơi Thánh.

7. Đạo Công Giáo tin có Thiên Đàng, địa ngục và luyện ngục, Đạo Tin Lành chỉ tin có Thiên đàng, địa ngục chứ không có luyện ngục.

8. Đạo Công Giáo có bảy phép bí tích gồm: rửa tội, thêm sức, giải tội, thánh thể, xức dầu Thánh, truyền chức Thánh, hôn phối; Đạo Tin Lành chỉ tin và thực hiện phép rửa tội, (bắp tem), phép tiệc Thánh, ngoài ra Đạo Tin Lành còn thực hiện một số lễ hôn phối, lễ dâng con trẻ cho Thiên Chúa.

9. Đạo Công Giáo thực hiện lễ rửa tội cho trẻ sơ sinh bằng vẩy nước và đặt tên Thánh cho người được rửa tội, trong khi Đạo Tin Lành chỉ thực hiện phép này gọi là bắt tem cho người 15 tuổi trở lên, chủ yếu bằng cách dìm mình dưới nước và không đặt tên Thánh cho người chịu phép bắp tem.

10. Đạo Công Giáo nhận phép biến thể trong lễ Thánh thể (bánh mì, rượu nho biến thành Mình Chúa và Máu Chúa), Đạo Tin Lành không công nhận thuyết biến thể trong phép Tiệc Thánh và cho rằng đó là kỷ niệm về cái chết của Chúa Kitô, bánh và rượu chỉ tượng trưng cho Mình Chúa và Máu Chúa.

11. Đạo Công Giáo qui định tín đồ xưng tội với Thiên Chúa qua Linh mục, Đạo Tin Lành qui định tín đồ chỉ xưng tội với Thiên Chúa.

12. Đạo Công Giáo thường sử dụng hình thức cầu nguyện chung bằng các bài Kinh nguyện đã soạn sẵn, trong khi Đạo Tin Lành, tín đồ tự cầu nguyện nói lên ước vọng của mình với Thiên Chúa và chỉ cầu nguyên hai bài chung là Kinh Lạy Cha và Kinh Tin Kính.

13. Đạo Công Giáo khi cầu nguyện có sử dụng tràng hạt, quỳ lạy, làm dấu Thánh, Đạo Tin Lành không sử dụng tràng hạt, không quỳ lạy, không làm dấu Thánh khi cầu nguyện.

14. Đạo Công Giáo thờ hình tượng và ảnh; Đạo Tin Lành không thờ hình tượng và ảnh vì cho rằng trong kinh Cựu Ước Thiên Chúa đã nói đến việc không thờ hình tượng.

15. Đạo Công Giáo lấy lễ là chính, bắt buộc các tín đồ phải thực hiện các nghi lễ theo qui định, trong Đạo Tin Lành, sinh hoạt tôn giáo lấy sự hiểu biết lẽ Đạo qua Kinh Thánh, tín đồ không nhất thiết phải thực hiện các lễ nghi.

16. Đạo Công Giáo thường xây dựng nhà thờ theo kiểu Gô-tích nhiều hoa văn hoạ tiết cầu kỳ và có Thánh quan thầy bảo hộ, trong khi nhà thờ Đạo Tin Lành có lối kiến trúc hiện đại, trong ngoài nhà thờ không có tranh tượng, chỉ đặt Thập tự giá biểu tượng Chúa Kitô chịu nạn và không có Thánh quan thầy bảo hộ.

17. Đạo Công Giáo xây dựng một giáo hội thống nhất, có cơ quan trung ương là Giáo Triều Vaticăng; Đạo Tin Lành không có một tổ chức giáo hội thống nhất, chia ra thành nhiều hệ phái, mỗi hệ phái có nhiều giáo hội độc lập.

18. Đạo Công Giáo điều hành giáo hội chịu ảnh hưởng của cơ chế phong kiến, quyền lực tập trung vào Giáo Hoàng; trong khi Đạo Tin Lành điều hành giáo hội theo cơ chế dân chủ, tín đồ được tham dự các hoạt động của giáo hội một cách trực tiếp hoặc theo cơ chế đại cử tri.

19. Đạo Công Giáo có hàng giáo phẩm với phẩm trật theo thứ tự trên dưới khác nhau: Giáo Hoàng, Hồng Y; Giám Mục; Linh Mục;…. Trong hàng giáo phẩm Đạo Tin Lành gồm các chức: Mục sư; Trưởng lão và Chấp sự. Một số hệ phái Đạo Tin Lành có cả nữ phái tham gia hàng giáo phẩm.

20. Đạo Công Giáo hàng giáo phẩm duy trì chế độ độc thân có thần quyền rất lớn, trong khi Đạo Tin Lành hàng giáo phẩm được lập gia đình và không có thần quyền.

21. Đạo Công Giáo hình thành hệ thống dòng tu nam, nữ và thường được chia làm nhiều dòng tu theo quy chế địa phận, dòng tu theo quy chế Toà Thánh, Đạo Tin Lành không có duy trì dòng tu nào.

Xem thêm
  • Những quy định của đạo Công giáo (đạo thiên Chúa)
  • Luật lệ của đạo Công giáo
  • Ý nghĩa một số lễ chính của đạo Công giáo
  • Hàng giáo phẩm của đạo Công giáo là ai và có chức năng gì?
  • Tóm tắt ngắn về đạo Công Giáo

Từ khóa » Công Giáo Và Tin Lành ở Việt Nam