21 Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara - "Người Mẹ Cứu Độ Chúng Sinh"
Có thể bạn quan tâm
Tóm Tắt Nội Dung
Đức Tara Lục Độ Mẫu Là Ai?
Ý nghĩa hình ảnh Bản tôn Lục Độ Phật Mẫu
Đức tara Trong Kim cương Thừa
Đức Tara là Phật
Đức Tara là nhân vật lịch sử
Đức Tara là hiện thân của các Công hạnh giác ngộ
Đức Tara là tinh túy Phật
Tara là hiện thân công hạnh của Đức Quan Âm
Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara giống như đức Văn Thù, Quan Âm, Kim Cương Thủ và các bản tôn Kim Cương Thừa khác là hiện thân của Phật. Khác với quan điểm của tôn giáo khác, Đức Phật không phải đấng Thượng đế sáng tạo và ngài không điều khiển thế giới, kiểm soát các số phận của chúng sinh, thưởng thiện cho người này hoặc phạt ác cho người nọ.Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara Là Ai?
Tara từ tiếng Phạn Tārā, là tên của một vị nữ Bồ Tát thường gặp trong Phật giáo Tây Tạng. Tên này dịch ý là Độ Mẫu, Cứu Độ Mẫu, là “người mẹ cứu độ chúng sinh”.
Tara, người Tây Tạng còn gọi là Drolma, được cho là Bồ Tát hay Phật từ bi, một người bảo trợ giúp con người thoát khỏi những đau khổ về thể xác và tinh thần. Tara có 21 hình thức, mỗi hình thức đều có màu sắc khác nhau và thuộc tính tâm linh. Trong số 21 hình thức này, có 2 hình thức phổ biến đối với những người Tây Tạng là Đức Tara Trắng (Bạch Độ Phật Mẫu) và Đức Tara Xanh (Lục Độ Phật Mẫu).
21 Lục Độ Mẫu như sau:
- Lục Độ Mẫu
- Cứu Tai Nạn Độ Mẫu
- Cứu Thủy Tai Độ Mẫu
- Cứu Địa Tai Độ Mẫu
- Cứu Hỏa Tai Độ Mẫu
- Cứu Phong Tai Độ Mẫu
- Tăng Phúc Tuệ Độ Mẫu
- Cứu Thiên Tai Độ Mẫu
- Cứu Binh Tai Độ Mẫu
- Cứu Ngục Nạn Độ Mẫu
- Cứu Đạo Nạn Độ Mẫu
- Tăng Uy Quyền Độ Mẫu
- Cứu Ma Nạn Độ Mẫu
- Cứu Súc Nạn Độ Mẫu
- Cứu Thú Nạn Độ Mẫu
- Cứu Độc Nạn Độ Mẫu
- Phục Ma Độ Mẫu
- Dược Vương Độ Mẫu
- Trường Thọ Độ Mẫu
- Bảo Nguyện Độ Mẫu
- Như Ý Độ Mẫu
Ý nghĩa hình ảnh Bản tôn Lục Độ Phật Mẫu
Bản tôn Lục Độ Phật Mẫu là bậc giải thoát, hiện thân của trí tuệ, lòng bi mẫn, tình yêu thương và đặc biệt là công hạnh thiện xảo của mười phương chư Phật. Mỗi chi tiết trong hình ảnh của đức Tara nêu biểu của các khía cạnh khác nhau của con đường Đạo giải thoát.
Đức Tara là hiện thân hợp nhất của đại lạc và tính không. Sự đại hỷ lạc phương tiện thiện xảo và trí tuệ tính không của tất cả chư Phật đều xuất hiện trong sắc thân của Đức Tara để truyền cảm hứng cho chúng ta phát triển Bồ đề tâm, trưởng dưỡng những công hạnh lợi tha.
Nhờ vào hiểu biết các ý nghĩa, biểu tượng và các phẩm chất của sắc thân của Đức Tara, chúng ta sẽ có niềm tin chí thành và tinh tấn đi theo con đường Ngài hướng đạo để tỏa chiếu những phẩm chất, công hạnh, thần lực Tara trong tự thân chúng ta.
Trước hết, màu sắc của Đức Phật Mẫu Tara biểu trưng các công hạnh thành tựu. Dù Ngài có cùng phẩm hạnh như là các hiện thân của bậc toàn tri khác, Đức Tara đặc biệt hiện thân cho các công hạnh giác ngộ của chư Phật, gia trì đem lại lợi ích và chúng ta. Thêm vào đó, Ngài đại diện khía cạnh thanh tịnh của Không đại, vì Không đại bao hàm tất cả các sự vật hiện tượng.
Những ảnh hưởng và công hạnh của Đức Tara làm những phẩm hạnh vô ngã vị tha tiềm tàng của chúng ta nở hoa giác ngộ thơm ngát muôn phương. Những hạt giống tốt mọc dễ dàng là niềm vui của người nông dân.
Do đó, sắc xanh của Ngài nêu biểu cho sự thành công của sự xả bình đẳng trong thế giới trần tục, cũng như trong sự phát triển thế giới tâm linh cho chúng ta cảm giác vui vẻ, hy vọng và lạc quan.
Những tâm nguyện của Đức Tara có thể dễ dàng nở hoa kết trái và hạnh nguyện của Ngài nhanh chóng cảm ứng tới chúng sinh không thể nghĩ bàn. Vì lý do này, bằng sự quán tưởng và cầu nguyện Đức Tara, chúng ta có năng lực để tạo ra nhân của hạnh phúc và sự thông tuệ trong sự thực hành pháp trên con đường tự lợi, lợi tha.
Sắc thân của Đức Tara kết tinh bằng ánh sáng và thuộc về phương Bắc. Thân ánh sáng của Ngài xuất hiện nhưng không thể nắm bắt, giống như cầu vồng, ảo cảnh.
Thân ánh sáng này là biểu trưng cho sự hợp nhất của hai chân lý: Chân lý tương đối và Chân lý tuyệt đối. Trong mức độ chân lý tương đối, Đức Tara xuất hiện tồn tại.
Vì thế khi chúng ta tìm kiếm sự tồn tại tuyệt đối của Ngài thì không thể tìm thấy bất kỳ thứ gì tồn tại một cách cố hữu, độc lập từ các nhân và điều kiện, các phần, thuật ngữ và khái niệm. Đức Tara xuất hiện một cách tương đối giống như ảo giác, không thể tìm thấy nắm bắt được và chỉ là tính không.
Thân của Đức Tara diễn tả sự nội chứng bên trong và các công hạnh vị tha bên ngoài. Tư thế vũ điệu du hý của Ngài tự do, cởi mở và thân thiện, chân phải của Ngài duỗi xuống chỉ ra sự sẵn sàng bước xuống cõi luân hồi đau khổ để cứu giúp chúng ta và chúng sinh vô minh.
Nhờ năng lực của lòng bi mẫn, Đức Tara có thể ứng hiện trong mọi cõi giới. Ngài không trốn tránh sự khổ đau mà đối mặt nó một cách vô úy và từ bi bằng cách trung hòa đau khổ.
Chân trái Ngài co vào phía trong lòng, tỏ rõ rằng Ngài kiểm soát toàn bộ năng lượng vi tế bên trong, từ bi không quản ngại vấn đề gì, cho dù ai đó tán thán hay hủy báng, làm tổn hại hay giúp đỡ, năng lực của Ngài không vì thế trở nên mất cân bằng và tâm Ngài không rời bình đẳng xả.
Tay phải Ngài trong tư thế thực chứng siêu việt bằng cách thực hành tu tập để tự thân thành tựu sự chứng ngộ. Tư thế này cũng gọi là Thí Nguyện Ấn là tư thế bố thí nêu biểu Ngài sẵn sàng ban cho tài sản, tình yêu thương, sự bảo hộ và giáo pháp để tất cả chúng sinh tùy theo những nhu cầu và những mong ước của họ đều được viên mãn.
Tay trái của Ngài là Ấn Tam Bảo, với ngón tay cái chạm vào ngón tay đeo nhẫn và 3 ngón tay kia hướng thẳng, 3 ngón duỗi thẳng nêu biểu Tam bảo Phật, Pháp, Tăng có nghĩa rằng giao phó bản thân chúng ta nương tựa Ba ngôi báu và thực hành giáo pháp giải thoát. Ngón cái và ngón áp út chạm nhau nêu biểu chúng ta có thể hợp nhất lòng từ bi hỷ lạc và trí tuệ tính không.
Tay phải của Đức Tara và chân phải đều duỗi hướng ra phía ngoài, nhấn mạnh các công hạnh hạnh từ bi vị tha, phương tiện thiện xảo của con đường giác ngộ.Tay trái và chân trái của Ngài đều thu vào phía người biểu đạt sự điềm tĩnh an bình bên trong đạt được thông qua việc thực hành trí tuệ của đạo giải thoát.
Trong mỗi bàn tay của Ngài trì giữ hoa Utpala, hoa sen xanh. Bên phía tay trái, một bông nụ là nêu biểu chư Phật tương lai, bông nở hoàn toàn là nêu biểu chư Phật quá khứ, bông đang nở là nêu biểu đức Phật hiện tại.
Trên vương miện của Đức Tara là Bản Sư Di Đà an bình và mỉm cười. Vì đức Phật Di Đà là bậc thượng sư hướng đạo tâm linh của Đức Tara, được an trí trên vương miện của đức Tara nhằm nêu biểu tầm quan trọng khi có bậc Căn bản Thượng sư đầy đủ phẩm hạnh trí tuệ và lòng từ bi dẫn dắt đệ tử đi đúng trên con đường giác ngộ, và cũng nêu biểu Đức Tara luôn trú tâm vào giáo pháp mà Ngài được đón nhận từ bậc Thượng Sư của mình. Điều này nhắc nhở chúng ta thực hành noi theo thiện hạnh của Ngài.Tiếp theo là các sức trang hoàng. Nếu phàm nhân chúng ta thường trang điểm cho thân thể mình những trang sức bên ngoài để trông cho đẹp mắt thì vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong đức Tara là lòng từ, bi, hỷ, xả mới thực sự là trang sức của Ngài.
Sáu sức trang hoàng: Vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, vòng chân, đai lưng, vương miện bằng ngọc báu sáng chói trang hoàng trên sắc thân Ngài nêu biểu cho sự viên mãn sáu Ba la mật là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định và trí tuệ Ba La Mật và mọi công hạnh lợi tha này là trang sức giải thoát của báo thân Ngài.
Đức Tara cũng trang hoàng với ba chữ chủng tử, chủng tử OM trên vương miện, chữ AH tại luân xa cổ họng và chữ HUNG tại luân xa tim. Ba chữ chủng tử này tương ứng với thân, khẩu, ý giác ngộ của Phật và nêu biểu cho Tam quy: Phật, Pháp, Tăng. Những chữ chủng tử này thường dùng làm đối tượng vi tế khi hành giả chú tâm thiền định. Ba chủng tử tự nhắc nhở những phẩm hạnh mà chúng ta đang trưởng dưỡng trong chính mình, đó là kết quả thực hành Phật Pháp.Mỗi đặc điểm sắc tướng của Đức Tara minh hoạ cho toàn bộ con đường giác ngộ đạt đến Phật quả và Tara là hợp nhất các tinh túy đức tính, thần lực và công hạnh giác ngộ.
Đức tara Trong Kim cương Thừa
Từ hàng ngàn năm nay, đức Lục Độ Phật Mẫu là vị Bản tôn Mẫu tính được tôn kính nhất trong truyền thống Kim Cương thừa.
Trong vô số kiếp quá khứ, khi thấu suốt căn nguyên của khổ đau luân hồi, với lòng từ bi vô hạn và hạnh nguyện lợi tha, Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara đã phát nguyện rằng bất kỳ chúng sinh nào nghe được danh hiệu Ngài, nhìn thấy Ngài, trì niệm chân ngôn của Ngài thì tất những ước nguyện thế gian đều được sở cầu như ý, ngay cả tâm nguyện xuất thế gian cũng sẽ viên mãn.
Phật Mẫu Tara vì thế nêu biểu cho phẩm chất giải thoát và bảo hộ hữu tình. Ngài là bậc từ mẫu đáp ứng mọi thỉnh cầu, giải thoát chúng sinh khỏi mọi hiểm nguy, chướng ngại trên phương diện thế gian và cả trên hành trình thực hành tâm linh.
Đức Tara là Phật
Đức Tara hay Lục Độ Phật Mẫu là đức Phật, bất kỳ ai đều có thể trở thành Phật. Chúng ta cần biết có rất nhiều đức Phật và các cõi Tịnh độ của các Ngài song tâm toàn tri chỉ có một và phẩm hạnh, công đức, trí tuệ của các bậc giác ngộ đều như nhau.
Chư Phật đã loại bỏ được tất cả phiền não, tựu chung được chia làm hai loại: Phiền não chướng và Sở tri chướng. Những chướng ngại này là nguyên nhân khiến chúng ta mắc kẹt trong đau khổ luân hồi.
Sở tri chướng là vô minh phiền não vi tế trong tâm chúng sinh, phiền não chướng là những trạng thái si mê, sân giận, tham ái và nghiệp quả đã vận chuyển vòng quay luân hồi. Bất kỳ đức Phật nào đều hoàn toàn xả ly mọi loại phiền não trên và hoàn thiện trưởng dưỡng tất cả phẩm hạnh như Từ, Bi Hỷ, Xả cũng như viên mãn công hạnh Ba la mật bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.
Sắc tướng Phật mẫu của Đức Tara biểu trưng cho trí tuệ là nhân tố chính để loại bỏ vô minh. Sự vô minh này đã gây lầm lẫn thực tại và là gốc rễ của sự đau khổ.
Người phụ nữ có xu hướng cảm nhận và nhận thức nhanh chóng nhờ vào trực giác và trí tuệ bí mật. Đức Tara biểu trưng cho phẩm hạnh này! Một cách không quản ngại, Ngài có khả năng giúp chúng ta phát triển những phẩm hạnh đó.
Vì Ngài biểu trưng cho trí tuệ chứng ngộ thực tại, tâm tự do khỏi vô minh chấp thủ, bản ngã nên Ngài được tán thán là Mẹ của tất cả chư Phật.
Đức Tara là nhân vật lịch sử
Vô số kiếp trong một cảnh giới khác, có một công chúa tên là Yeshe Dawa. Nhờ sở học và trí tuệ của mình, nàng có lòng tin kiên cố với ba ngôi Tam Bảo. Nàng thấu hiểu đời sống bất như ý của bản chất luân hồi và quyết định giải thoát khỏi tất cả mọi đau khổ.
Do thấu hiểu tất cả chúng sinh cũng giống như mình đều muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau nên Công chúa đã trưởng dưỡng lòng từ bi và tình yêu thương hướng về muôn loài hữu tình.
Nàng không thích lối sống xa hoa trong cung điện vàng ngọc, và đã phát lời nguyện dẫn dắt hướng đạo cho hàng nghìn chúng sinh trên con đường giải thoát mỗi ngày trước bữa ăn sáng, cho hàng nghìn chúng sinh trước bữa ăn trưa, và thậm chí nhiều hơn nữa trước khi đi ngủ.
Vì nhân duyên này, công chúa được tôn xưng là Arya (Bậc tôn quý) có nghĩa là Nàng có thể chứng ngộ trực tiếp bản chất của thực tại và danh xưng đó biểu lộ các hạnh nguyện giải thoát của Nàng.
Một bậc lãnh tụ tâm linh của thời đó đã khuyên Công chúa hãy cầu nguyện để tái sinh và giác ngộ trong thân trượng phu. Nhưng Công chúa Yeshe Drawa đã phát nguyện thành tựu giác ngộ trong thân người nữ và còn liên tục hóa thân trở lại trong hình tướng nữ nhân để cứu độ hữu tình.
Và từ đó, Ngài bắt đầu tích lũy những công đức trí tuệ cho đến khi đạt giác ngộ trong hình tướng Đức Phật Mẫu Tara.
Dù cho chúng ta là thân nam hay nữ thì Đức Tara lịch sử là tấm gương cho chúng ta. Giống như mọi hữu tình, Ngài cũng từng là một chúng sinh bình thường, cũng từng bị chi phối bởi xúc tình phiền não. Nhưng nhờ phát nguyện, tu tập Phật pháp rèn luyện tâm linh nên Ngài đã đạt được toàn giác.
Giống như vậy, nếu biết phát đại nguyện và thực hành giáo pháp với niềm tinh tấn hỷ lạc, chúng ta cũng có thể được thành tựu giác ngộ như Ngài. Câu chuyện về Ngài là tấm gương sách tấn lớn lao đối với mỗi chúng ta trên con đường tu tập.
Đức Tara là hiện thân của các Công hạnh giác ngộ
Tâm đức Phật siêu vượt các khái niệm hạn hẹp hiện tại của phàm phu, tất cả các bậc giác ngộ đều thực hành vô số kiếp để tịnh hóa tâm và phát triển khả năng lợi ích chúng sinh. Mỗi hóa thân của chư Phật nêu biểu cho những phẩm hạnh giác ngộ như Từ, Bi, Hỷ, Xả, bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Đức Phật Mẫu Tara giống như những Bản tôn thiền định khác là một trong những hóa thân đó!
Nếu như mỗi hóa thân có thể biểu trưng nhấn mạnh vào những phẩm hạnh cụ thể, thì đức Tara xanh biểu trưng cho Công hạnh giác ngộ của mười phương ba đời chư Phật, trong khi đức Quan Âm là hóa thân của lòng Từ bi hay đức Văn Thù nêu biểu cho Trí tuệ…
Các hóa thân của Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara đều được mô tả là bản tôn có thể tiêu trừ sợ hãi, chướng ngại và đem lại sự viên mãn thành tựu cho chúng sinh, đặc biệt còn có đức Bạch Độ Mẫu Tara với khả năng giúp tiêu trừ bệnh tật và ban cho đời sống trường thọ.
Đức Tara là tinh túy Phật
Quan điểm về Đức Tara là phản ánh của tiềm năng Phật tính hiện tại trong mỗi chúng ta, sẽ được phát triển toàn vẹn trong tương lai. Làm thế nào để chứng ngộ được Phật tính? Một cách ngắn gọn, chúng ta tu tập theo con đường giác ngộ, có ba điểm chính yếu nên khắc cốt ghi tâm:
- Phát tâm thoát khỏi luân hồi đau khổ.
- Phát khởi và trưởng dưỡng Bồ đề tâm lợi ích chúng sinh.
- Chính kiến, trí tuệ thực chứng tính không hợp nhất với bản tâm tuyệt đối của chính mình.
Thân tâm vi tế của chúng ta có khả năng chuyển hóa thành thân tâm giác ngộ hoàn hảo như chư Phật. Khi quán tưởng đức Phật Mẫu Tara và sùng kính Ngài, chúng ta cần thấu hiểu rằng đó là công hạnh, trí tuệ, thần lực mà mình đang được viên mãn, nhờ đó sẽ được truyền cảm hứng để chuyển hóa tâm trên con đường thành tựu tối thượng!
Bởi năng lực phi thường vì lợi ích chúng sinh, từ hàng ngàn năm nay, đức Lục Độ Phật Mẫu là vị Bản tôn Mẫu tính được tôn kính nhất trong truyền thống Kim Cương Thừa.
Ngày và đêm, lúc an bình hay loạn lạc chiến tranh luôn có các chúng sinh ở khắp nơi cầu nguyện thỉnh cầu sự gia trì và cứu độ của Ngài, và Ngài không hề từ nan quản ngại trong việc viên mãn công hạnh đó.
Mật pháp cầu nguyện cúng dàng Tara là pháp tu trì cần thiết của tất cả hành giả Kim cương thừa để có thể thực hành Tam mật tương ưng, kết nối với Ngài và qua đó viên mãn tâm nguyện lợi tha.
Đây chính là pháp thực hành phổ thông và thiết thực nhất mà người Phật tử nên hành trì để vững bước trên hành trình giác ngộ!
Tara là hiện thân công hạnh của Đức Quan Âm
Trong một bản Kinh Lục Độ Phật Mẫu khác có kể rằng:
Đức Tara được sinh ra từ giọt nước mắt bi mẫn của Đức Quan Âm. Nhân duyên vì Đức Avalokiteshvara hay Đức Quan Âm đã không ngừng cứu độ chúng sinh để giải thoát tất cả thoát khỏi cõi địa ngục thống khổ.Sau khi hoàn thành công hạnh này, Ngài chỉ kịp nghỉ ngơi một chút, nhưng ngay sau đó Ngài nhận ra rằng trong cõi địa ngục thống khổ kia thoáng chốc lại đầy tất cả những chúng sinh mình vừa cứu khỏi, bởi họ lại vừa tạo tác thêm những ác nghiệp cực trọng.
Trong khoảnh khắc tuyệt vọng, Đức Quan Âm đã nhỏ những giọt nước mắt bi mẫn vì lời nguyện cứu khổ cho những chúng sinh vô minh đó.
Một trong những giọt nước mắt từ bi của Đức Quan Âm đã biến thành Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara để khích lệ Ngài trên con đường Bồ Tát hạnh. Khi đó, Đức Tara đã phát nguyện rằng:
"Xin Ngài đừng tuyệt vọng, tôi nguyện cùng Ngài giải thoát tất cả chúng sinh vô minh trong cõi luân hồi thống khổ mà không để sót một ai!"Đức Tara phát nguyện rằng bất kỳ người nào nghe được danh hiệu Ngài, nhìn thấy Ngài, niệm danh hiệu Ngài thì tất nhưng ước nguyện thế gian đều được sở cầu như ý, ngay cả tâm nguyện xuất thế gian cũng được được viên mãn.
Nguyên do đức Tara nhìn thấy nỗi khổ của luân hồi vì mong nguyện thế gian của chúng sinh không được như ý. Ngài liền phát nguyện có đầy đủ năng lực giúp họ viên mãn được mọi sở cầu thế gian, và để rồi dần giúp họ giác ngộ về chân lý tuyệt đối.
Tổng hợp & dịch từ: Thư viện Hoa Sen, Tuyenphap, Wikipedia, Phật giáo Việt Nam, Meditation Melody
Đóng góp duy trì:
Qua MOMOhttps://nhantien.momo.vn/1OSnF4fCTrj
Paypalhttps://paypal.me/meditationmelody
Hãy theo dõi chúng tôi:
Thanh Âm Thư Giãn + Meditation Meloady
Tiktok Thanh Âm Thư Giãn
Sagomeko Internet Marketing Services – Trà Sữa Đài Loan Hokkaido Vietnam – Du lịch Đất Mũi Cà Mau – Bracknell Berks Funeral celebrant
Đọc thêm các bài viết chính:
Phật Thích Ca Mâu Ni, A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Phật Dược Sư Lưu Ly Vương Quang, Liên Hoa Sanh Guru Rinpoche, Lục Độ Phật Mẫu – Tara.Lục Tự Đại Minh Chú, Chú Đại Bi Tiếng Việt, Chú Đại Bi tiếng Hoa, Chú Đại Bi tiếng Phạn, Chú Lăng Nghiệm, Chú Tiêu Tai Cát Tường, Chú Vãng Sanh, Chú Om Ah Hum
Thanh Âm Thư Giãn chân thành cảm ơn.
Từ khóa » Hình ảnh Lục độ Mẫu Tara
-
20 Lục độ Mẫu Tara ý Tưởng - Pinterest
-
Tara Xanh - Lục Độ Mẫu
-
Ý Nghĩa Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara - Drukpa Vietnam
-
TARA XANH - Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara
-
Đức Lục Độ Mẫu: Tara Xanh: Green Tara
-
Tượng đồng Lục Độ Mẫu Tara Xanh Mật Tông Tây Tạng - Shopee
-
Chuyện Về Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara Và Hoa Hồng Trong Tủ Kính
-
TARA XANH - Ý Nghĩa Cầu Thần Chú "Om Tare Tuttare Ture Soha"
-
Thiền định Đức Quan Âm Phật Mẫu Tara Như Thế Nào để Nhanh ...
-
Cầu Nguyện 21 Lục Độ Phật Mẫu Viên Mãn Mọi Tâm Nguyện Trong ...
-
Om Tara Tuttare Ture Soha Thần Chú Tara Xanh Lục độ Phật Mẫu Thần ...
-
Đức Phật Mẫu Tara Là Ai? Sự Tích Đức Quan Âm Phật Mẫu Tara.
-
Tìm Hiểu Đức Tara Xanh Hay Còn Gọi Là Lục Độ Phật Mẫu