214 Bộ Thủ Kanji Bằng Hình ảnh - Tiếng Nhật Daruma
Có thể bạn quan tâm
214 bộ thủ kanji bằng hình ảnh là bài viết tổng hợp bộ thủ bằng hình ảnh giúp người học tiếng Nhật ở cấp độ cơ bản học chữ Kanji đơn giản hơn so với cách học truyền thống là viết nhiều sẽ nhớ. Kanji là một bộ chữ không thể thiếu trong tiếng Nhật, 70% tiếng nhật được viết bằng Kanji nên nếu không học tốt Kanji ngay từ đầu thì Bạn không thể học lên cao được.
Bạn nên học ý nghĩa của từng bộ cơ bản rồi sau đó luyện cách viết nhiều lần để có thể nhớ được bộ thủ cơ bản đó.
214 bộ thủ kanji bằng hình ảnh
Tham khảo: Phương pháp học kanji
Tham khảo: Từ điển 2000 kanji
Bộ thủ chữ hán bằng thơ
Những chữ viết Hoa là âm Hán việt, những chữ viết thường là nghĩa.
10 câu đầu trong bộ thủ chữ hán bằng thơ gồm 32 bộ:
1. MỘC (木) – cây, THỦY (水) – nước, KIM (金) – vàng
2. HỎA (火) – lửa, THỔ (土) – đất, NGUYỆT (月)- trăng, NHẬT (日) – trời
3. XUYÊN (川) – sông, SƠN (山) – núi, PHỤ (阜) – đồi (1)
4. TỬ (子) – con, PHỤ (父) – bố, NHÂN (人) – người, SỸ (士) – quan (2)
5. MIÊN (宀) – mái nhà, HÁN (厂) – sườn non (3)
6. NGHIỄM (广) – hiên, HỘ (戶) – cửa, cổng – MÔN (門), LÝ (里) – làng
7. CỐC (谷)- thung lũng, HUYỆT (穴)- cái hang
8. TỊCH (夕) – khuya, THẦN (辰) – sớm (4), Dê – DƯƠNG (羊), HỔ(虍) – hùm
9. NGÕA (瓦) – ngói đất, PHẪU (缶) – sành nung
10. Ruộng – ĐIỀN (田), thôn – ẤP 邑 (5), què – UÔNG (尢), LÃO(老) – già
Giải thích :
1,2: nói đủ thất diệu (mặt trăng, mặt trời và 5 ngôi sao trong hệ mặt trời Kim, mộc , thuỷ, hoả , thổ)-tức là nói về Thiên.
3,4: nói về Địa và Nhân (các thứ trên mặt đất, và các dạng người)
5,6: những khái niệm do con người tạo ra, sử dụng, cư trú.
7,8: nói về thời hồng hoang, ở trong hang núi, bắt đầu có khái niệm về buổi sáng , buổi tối, cũng như thiên địch (hổ) và thức ăn (dê). Người TQ cổ đại nuôi dê rất sớm. thực ra Dương = cừu.
9,10: 2 câu cuối nói về thời kỳ đã tìm ra lửa, biết nung ngói. nung gốm sứ. Làm ruộng, đời sống con người tốt hơn, nâng cao tuổi thọ, nên có chữ Lão = người già.
11. DẪN 廴- đi gần, SƯỚC 辶 – đi xa (1)
12. BAO 勹 – ôm, TỶ 比 – sánh, CỦNG 廾 – là chắp tay (2)
13. ĐIỂU 鳥 – chim, TRẢO 爪 – vuốt, PHI 飛 – bay
14. TÚC 足 – chân, DIỆN 面 – mặt, THỦ 手 – tay, HIỆT 頁 – đầu (3)
15. TIÊU 髟 là tóc, NHI 而là râu (4)
16. NHA 牙 – nanh, KHUYỂN 犬 – chó, NGƯU 牛- trâu, GIÁC 角 – sừng
17. DỰC 弋 – cọc trâu, KỶ 己 – dây thừng (5)
18. QUA 瓜 – dưa, CỬU 韭 – hẹ, MA 麻 – vừng (6), TRÚC竹 – tre
19. HÀNH 行 – đi, TẨU 走 – chạy, XA 車 – xe
20. MAO 毛 – lông, NHỤC 肉 – thịt, Da 皮 – Bì, CỐT 骨 – xương.
Giải thích
11,12: nói về các động tác của con người (chân và tay)
13: nói đến loài chim
14: có tính biền ngẫu : Túc, Diện, Thủ, Hiệt- Thủ //Túc ; Diện//Hiệt. (chân &tay, đầu & mặt)
15: nối tiếp chữ Hiệt = đầu người (nên có tóc , có râu)
16: có tính biền ngẫu: Nha,Khuyển, Ngưu, Giác(có răng nanh nhọn, Trâu có sừng cong) Đồng thời Trâu, cũng là 2 con vật đi đôivới nhau. (Ngưu thực ra là bò, trâu là shuiniu)
17: có tính nối liền: Cọc trâu, Dây thừng (cọc buộc trâu ắt phải có dây thừng)
18: nói về thực vật. Qua, Cửu, Ma, Trúc
19: nói đến Giao thông, các từ đều nằm trong cùng trường nghĩa (đi lại)
20: nói đến các bộ phận trên cơ thể. Mao, Nhục, Bì , Cốt. Đồngthời cũng có tính biền ngẫu. Mao đi với Bì(da & lông) Cốt đi với Nhục (xương & thịt).
21. KHẨU (口) là miệng, Xỉ (齒) là răng
22. Ngọt CAM (甘), mặn LỖ (鹵), dài TRƯỜNG (長), kiêu CAO (高)
23. CHÍ (至) là đến, NHẬP (入) là vào
24. BỈ (匕) môi, CỮU (臼) cối, ĐAO (刀) dao, MÃNH (皿) bồn
25. VIẾT (曰) rằng, LẬP (立) đứng, lời NGÔN (言)
26. LONG (龍) rồng, NGƯ (魚) cá, QUY (龜) con rùa rùa
27. LỖI (耒) cày ruộng, TRỈ (黹) thêu thùa
28. HUYỀN (玄) đen, YÊU (幺) nhỏ, MỊCH (糸) tơ, HOÀNG (黃) vàng
29. CÂN (斤) rìu, THẠCH (石) đá, THỐN (寸) gang
30. NHỊ (二) hai, BÁT (八) tám, PHƯƠNG (方) vuông, THẬP (十) mười
Giải thích
21: nói về miệng và răng (cùng trường nghĩa).
22: nối tiếp câu 1, nói về vị giác , ngọt , mặn, sau đó chuyển tiếp đến sự trưởng thành (cao, dài). Sự trưởng thành có liên quan mật thiết đến răng.
23: Câu 3 tiếp tục nói đến những điều liên quan với miệng. (đến, vào trong miệng)
24: Câu 4 nói về dụng cụ làm bếp.(môi múc canh, cối giã gạo, con dao, cái bát mãnh (tôi tạm dịch là cái bồn cho bắt vần).
25: Được ăn rồi thì phải nói, câu này là những chữ về việc quân tử Lập Ngôn. (viết là nói rằng, và lập ngôn (tạo dựng uy tín, tiếng nói cho riêng mình).
26: Câu tiếp theo bắt đầu là con rồng (ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo). Câu này gồm 3 loài thủy tộc. Trong đó đều là linh vật. (Long, quy) và 1 con có thể hóa rồng (ngư-cá).
27: Câu này là chuyển tiếp, nói sang việc nhà nông (cày ruộng, thêu thùa).
28: Thêu thì cần có chỉ , nên câu tiếp theo nói về bộ mịch là tơ và các bộ Huyền, yêu, đều có hình dạng giống bộ Mịch. và bộ Hoàng là màu vàng vì sắc tơ có màu vàng. (Đồng thời Huyền, hoàng thường đi với nhau, yêu mịch cũng vậy, và đôi khi dùng với nghĩa như nhau)
29: Câu này nói về cân đo, đong, đếm, Cân là rìu, là 1 cân (đơn vị đo trọng lượng); Thạch là đá, cũng là 1 thạch (đơn vị đo khối lượng); Thốn là 1 tấc, là đơn vị đo chiều dài, ở đây để bắt vần tôi dịch 1 thốn là 1gang tay (sai nhưng dễ liên tưởng).
30: Câu 10 là những bộ thủ dùng để đếm, 2, 8, 10. Có thêm bộ Phương là phương hướng. (thập phương).
Câu 31- 40 gồm 24 bộ :
31. NỮ (女) con gái, NHÂN (儿) chân người (1)
32. KIẾN (見) nhìn, MỤC (目) mắt, XÍCH (彳) dời chân đi (2)
33. Tay cầm que gọi là CHI (支 ) (3)
34. Dang chân là BÁT (癶), cong thì là Tư (厶) (4)
35. Tay cầm búa gọi là THÙ (殳) (5)
36. KHÍ (气) không, PHONG (風) gió, VŨ (雨) mưa, TỀ (齊) đều (6)
37. LỘC (鹿) hươu, MÃ (馬) ngựa, THỈ (豕) heo
38. Sống SINH (生), LỰC (力) khoẻ, ĐÃI (隶) theo bắt về (7)
39. VÕNG (网) là lưới, CHÂU (舟) thuyền bè (8)
40. HẮC (黑) đen, BẠCH (白) trắng, XÍCH (赤) thì đỏ au
Câu 41- 50 gồm 30 bộ :
41. Thực (食) đồ ăn, Đấu (鬥) đánh nhau (1)
42. Thỉ (矢) tên, Cung (弓) nỏ, Mâu (矛) mâu, Qua (戈) đòng (2)
43. Đãi (歹) xương, Huyết (血) máu, Tâm (心) lòng (3)
44. Thân (身) mình, Thi (尸) xác, Đỉnh (鼎) chung, Cách (鬲) nồi (4)
45. Khiếm (欠) thiếu thốn, Thần (臣) bầy tôi (5)
46. Vô (毋) đừng, Phi (非) chớ, Mãnh (黽) thời ba ba (6)
47. Nhữu (禸) chân, Thiệt (舌) lưỡi, Cách (革) da (7)
48. Mạch (麥) mỳ, HÒA (禾) lúa, Thử (黍) là cây ngô (8)
49. Tiểu (小) là nhỏ, Đại (大) là to (9)
50. Tường (爿) giường, Suyễn (舛) dẫm, Phiến (片) tờ, Vi (韋) vây (10)
Câu 51- 60 gồm 22 bộ :
51. TRỈ (夂) bàn chân, TUY (夊) rễ cây,
52. TỰ (自) từ, TỴ (鼻) mũi, NHĨ (耳) tai, THỦ (首) đầu.
53. THANH (青) xanh, THẢO (艹) cỏ, SẮC (色) màu,
54. TRĨ (豸) loài hổ báo, KỆ (彑) đầu con heo.
55. THỬ (鼠) là chuột, rất sợ mèo,
56. HƯƠNG (香) thơm, MỄ (米) gạo, TRIỆT (屮) rêu, DỤNG (用) dùng.
57. ĐẤU (斗) là cái đấu để đong,
58. Chữ CAN (干) lá chắn, chữ CÔNG (工) thợ thuyền.
59. THỊ (示) bàn thờ cúng tổ tiên,
60. NGỌC (玉) là đá quý, BỐI (貝) tiền ngày xưa.
Câu 61 – 70 gồm 19 bộ :
61. ĐẬU (豆) là bát đựng đồ thờ,
62. SƯỞNG (鬯) chung rượu nghệ, DẬU (酉) vò rượu tăm.
63. Y (衣) là áo, CÂN (巾) là khăn,
64. HỰU (又) bàn tay phải, CHỈ (止) chân tạm dừng.
65. ẤT (乙) chim én, TRÙNG (虫) côn trùng,
66. CHUY(隹) chim đuôi ngắn, VŨ (羽) lông chim trời.
67. QUYNH (冂) vây 3 phía bên ngoài,
68. VI (囗) vây bốn phía, KHẢM (凵) thời hố sâu.
69. PHỐC (攴) đánh nhẹ, THÁI (采) hái rau,
70. KỶ (几) bàn, DUẬT (聿) bút, TÂN (辛) dao hành hình.
Câu 71- 81 trong bộ thủ chữ hán bằng thơ gồm 25 bộ :
71. VĂN (文) là chữ viết, văn minh,
72 .CẤN (艮) là quẻ Cấn, giống hình bát cơm.
73. Ma là QUỶ (鬼), tiếng là ÂM (音),
74. CỔ (鼓) là đánh trống, DƯỢC (龠) cầm sáo chơi.
75. THỊ (氏) là họ của con người,
76. BỐC (卜) là xem bói, NẠCH (疒) thời ốm đau.
77. Bóng là SAM (彡), vạch là HÀO (爻)
78. Á (襾) che, MỊCH (冖) phủ, SƠ (疋) ĐẦU (亠) nghĩa nan.
79. SỔ (丨) PHẾT (丿) MÓC (亅) CHỦ (丶) nét đơn,
80. HỄ (匸) PHƯƠNG (匚) BĂNG (冫) TIẾT (卩), thì dồn nét đôi.
81. VÔ (无) là không, NHẤT (一) mộ thôi,
Tải file tại đây để xem thêm ghi chú, giải thích và phụ chú
Hy vọng qua bài viết 214 bộ thủ kanji bằng hình ảnh giúp học viên nắm được cách học Kanji nhẹ nhàng hơn.
Xem thêm: minna no nihongo pdf
Từ khóa » Bộ Thủ Hán Tự Cơ Bản
-
Trọn Bộ 214 Bộ Thủ Kanji BẮT BUỘC NHỚ Khi Học Tiếng Nhật
-
【214 BỘ THỦ KANJI】- Phương Pháp Chinh "rào Cản" Hán Tự
-
80 Bộ Thủ Cơ Bản Nhất Của Bộ Chữ Kanji - Hikari Academy
-
Trọn Bộ 214 Bộ Thủ Trong Tiếng Nhật
-
Trọn Bộ 214 Bộ Thủ Kanji Trong Tiếng Nhật - Du Học HVC
-
NHỚ NGAY 185 BỘ THỦ CƠ BẢN Trong Tiếng Nhật - YouTube
-
80 Bộ Thủ Kanji Cơ Bản Hay Gặp Nhất Trong Tiếng Nhật PDF
-
214 Bộ Thủ Chữ Hán Trong Tiếng Trung: Ý Nghĩa, Cách Học Siêu Nhanh
-
214 Bộ Thủ Chữ Hán – Cách Học Các Bộ Thủ Tiếng Trung Dễ Nhớ
-
60 Bộ Hán Tự - Học Tiếng Nhật Online Miễn Phí - Vnjpclub
-
241 Bộ Thủ Cơ Bản - Kanji - 214 B ộ Thủ Hán Tự (Kanji) Tiếng Nhật Khi ...
-
Khóa Học N5 | Giới Thiệu: 185 Bộ Thủ Chữ Hán Cơ Bản Trong Tiếng Nhật
-
Tổng Hợp 46 Bộ Thủ Hán Tự Thông Dụng Nhất - Japanese Test