23 Cách Cấp Cứu Chó Mèo Gặp Nguy Hiểm 24/24 Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
Bạn đã biết cách cấp cứu cho mèo trong những trường hợp khẩn cấp hay chưa? Việc này rất quan trọng, vì chỉ cần cấp cứu kịp thời, thú cưng có bạn sẽ có cơ hội sống nhiều hơn. Có bao giờ bạn chứng kiến chú chó, mèo của mình bị xe cán ngang lưng, giãy giụa, thổ huyết và chết trong đau đớn?
MỤC LỤC ẩn 1. Cấp cứu chó mèo khi ăn phải bả 1.1. Đối với người biết tiêm 1.2. Đối với người không biết tiêm 1.3. Một số cách khác cấp cứu chó mèo khi dính bả 2. Cấp cứu chó mèo bị trúng gió hoặc cảm lạnh 3. Cấp cứu chó mèo bị bướu máu 4. Cấp cứu chó mèo khi bị cảm nóng và sốc nhiệt 5. Cấp cứu chó mèo bị công trùng, rắn cắn 6. Cấp cứu chó mèo khi bị ngưng thở đột ngột 7. Cấp cứu chó mèo khi bị gãy xương 8. Cấp cứu chó mèo khi bị bỏng 9. Cấp cứu chó mèo bị trúng độc, ngộ độc 9.1. Nguyên nhân gây ngộ độc ở chó mèo 9.2. Các phương pháp cấp cứu chó mèo 10. Cấp cứu chó mèo hóc xương, ăn phải vật lạ 11. Cấp cứu chó mèo khi bị chảy máu, xuất huyết 11.1. Khi chó mèo bị chảy máu 11.2. Khi chó mèo bị xuất huyết 12. Cấp cứu chó mèo bị tai nạn giao thông 13. Cấp cứu khi bụng chó bị sưng lên 14. Cấp cứu chó mèo khi bóng bị mắc kẹt trong cổ họng 15. Cấp cứu cho chó khi bị hóa chất dính vào lông 16. Cấp cứu cho chó mèo bị stress và nổi giận 17. Cấp cứu khi chó mèo cắn nhau 18. Cấp cứu chó mèo bị sặc nước, chết đuối 19. Cấp cứu chó mèo bị điện giật 20. Cấp cứu chó mèo kịp thời khi bị ngừng thở 20.1. Các bước cấp cứu chó mèo bị tim phổi 20.2. Những vấn đề cần chú ý 21. Những lưu ý khi cấp cứu chó mèo 22. Nên gọi điện thoại cho bác sĩ thú y 24/24 Hà Nội, TP.HCM 23. Bộ đồ cấp cứu chó mèo cơ bảnCó bao giờ bạn chứng kiến mèo của bạn gặp tai nạn mà không kịp mang đi bác sĩ thú y hay không? Có bao giờ bạn bất lực trong tuyệt vọng rằng nơi mà bạn đang ở không có phòng khám thú y hoạt động 24/24 như ở Hà Nội hay TP.HCM. Trong khi đó việc cấp cứu chó mèo lại rất cần thiết. Phải làm thế nào đây? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Pet Mart để có thêm nhiều kinh nghiệm cho mình nhé.
Cấp cứu chó mèo khi ăn phải bả
Đối với người biết tiêm
Điều đầu tiên phải thật sự bình tĩnh. Có như vậy mới mong cứu sống được vật nuôi. Nếu thấy chó vừa ăn phải bả chuột hãy gây nôn ngay. Sơ cứu quyết định tới trên 80% mạng sống của chó. Bả chó là bột mã tiền trộn vào xương gà. Chất độc này tác động cực nhanh vào hệ thống tim mạch chó nên ta thường thấy chó chết rất nhanh.
Khi chó dính bả khoảng 5 – 30 phút có kèm theo sốt cao, đứng đồng tử, co giật mạnh, xùi bọt mép… tiêm Atropin(1ml/10kg). Chỉ tiêm khi bạn biết cách. Dùng Oxy 50ml pha loãng 50ml nước cho uống hết. Dùng dầu ăn 200ml bơm vào hậu môn. Nếu sốt cao thì dùng nước đá lau khắp người. Tiêm Anglin (1ml/10kg) cho đến khi hạ sốt hẳn.
Khoảng 30 phút sau triệu chứng trên hết là chó đã qua cơn nguy hiểm. Sau mấy ngày tiêm thuốc nâng sức đề kháng. Nhưng khi áp dụng biện pháp này, phải xác định chó dính bả thời gian bao lâu. Nếu lâu trên 3 giờ thì vẫn bình tĩnh cứu chữa nhưng cơ hội sống mong manh.
Đối với người không biết tiêm
Nếu chưa biết tiêm, tuyệt đối không áp dụng cách trên. Bạn cần thực hiện theo những điều dưới đây:
Gây nôn khẩn cấp cho chó là biện pháp rất quan trọng. Nó loại trừ chất chứa trong dạ dày khi chó ăn phải hóa chất độc, bả chuột, cỏ cây độc, thức ăn độc và dị vật. Trước khi gây nôn cần làm cho cơ thể vật hạ nhiệt và tỉnh táo bằng cách dội nước lạnh liên tục.
Chất gây nôn được sử dụng rộng rãi là Ipecac. Trường hợp thú ăn phải bả chích chất điện giải (Electroject ) và Vitamin C liều cao. Dùng H2O2 (nước oxy già 3%) với liều lượng: 1 thìa cà phê cho 2 – 5 kg thể trọng. Cho uống 15 – 20 phút/ lần. Uống 3 lần cho tới khi chó nôn ra được chất chứa dạ dày. Dân gian có kinh nghiệm dùng mùn thớt. Nhưng dùng nước Oxy già dễ dàng hơn và hiệu quả nhanh chóng.
Một số cách khác cấp cứu chó mèo khi dính bả
Túm 2 chân sau xách vào trong nhà nhúng ngay đầu nó vào chậu nước to. Cứ như vậy nhấc lên rồi lại dìm xuống. Cạy miệng nó ra bằng cái đũa cả. Lúc này hàm nó đã co cứng, cố gắng đổ oxy già vào.
Hoặc lấy vòi nước cắm vào ống nhựa. Mở vừa đủ cho sâu vào họng chó. Vặn vòi cho nước chảy vào khoảng 1 lít hoặc hơn chó ói ra ngay. Làm đi làm lại vài lần. Đây là cách rửa ruột chó cổ truyền. Một số con làm nhanh hoặc nhiễm độc chưa nặng có thể cứu được. Trong trường hợp khẩn cấp không có nước thì đổ bất cứ chất lỏng có mùi vào miệng và mũi chó để tạo phản ứng nôn ói kéo chất độc ra mới hi vọng cứu được.
Tạt nước lạnh khắp người cho chó tỉnh rồi tìm cách gây nôn. Cho ăn ngay lòng trắng trứng gà. Chỉ lòng trắng thôi hoặc kịp thời đổ thẳng dầu ăn vào miệng. Sau khi chó nôn ra rồi sau đưa đi cấp cứu. Nếu có thể, cho chó uống sữa hoặc nước trà xanh, nước chanh đường để giải độc. Uống nước gừng, nếu cún không chịu uống thì cạy miệng nó ra đổ vào. Nếu cún uống thì 80% là sống.
Cấp cứu chó mèo bị trúng gió hoặc cảm lạnh
Biểu hiện mèo bị trúng gió thường là kêu rú khác thường. Có xu hướng chạy vào nơi tối, co giật hoặc ngất xỉu, hàm cứng , có thể bị liệt. Đợi cho cơn co giật qua đi bạn hãy cho chúng uống 1 cốc trà gừng. Xoa bóp chân tay bằng dấu nóng hoặc rượu gừng. Cầm cự sau đó tìm đến bác sĩ thú y.
Cảm lạnh thường xuất hiện sau một thời gian dài chó bị nhốt ngoài mưa hay chạy nhảy ngoài mưa. Có biểu hiện run rẩy, không ăn gì cả, húng hắng ho. Cần phải nhanh chóng đưa chó đến nơi ấm áp. Chà xát mạnh khắp cơ thể và theo dõi trong nhiều ngày sau đó.
Cấp cứu chó mèo bị bướu máu
Đó là sự chảy máu bên trong mô. Thường là ở dưới da, gây ra do sự đứt vỡ của một vài mạch máu. Bề mặt da có màu hơi tím, sau đó chuyển vàng. Dưới lớp lông, bướu máu như một khối mềm và dao động được. Nếu chúng ta chích vào một bướu máu còn mới, sẽ thấy chảy ra là máu có lợn cợn nhưng hạt máu đông.
Bạn có thể dùng những loại Pommade giúp làm tan chổ viêm (Alphachymotrysine). Bướu máu thường chảy ra trên vành tai của chó. Đặc biệt là trên những con chó tai cụp. Nguyên nhân là do chó gãi tai hay lắc đầu mạnh khi thấy ngứa ngáy. Bướu máu phải được chích bởi bác sĩ thú y.
Cấp cứu chó mèo khi bị cảm nóng và sốc nhiệt
Một chú chó bị cảm nóng sẽ có triệu chứng thở hổn hển, lỗ mũi phồng to lên, niêm mạc tím tái. Các triệu chứng biểu hiện giống như một con vật bị ép làm việc nặng nhọc dưới trời nóng. Đó chính là cơn cảm nóng. Nó có khả năng sản sinh độc tố cơ thể và gây nguy hiểm tới tính mạng.
Cần đặt chó ở nơi thoáng mát, cho uống nước từng chút một nhưng nhiều lần. Rẩy nước lên trên mình chó và cho nó nghỉ ngơi nhiều ngày liền. Trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể đưa đến bác sĩ để chích thuốc trợ tim và Corticoide.
Chó bị say nắng hay chó bị sốc nhiệt gây ra sự xung huyết trên não. Máu dồn về não quá nhiều làm cho chó bị kích thích một cách bất thường. Nó gây ra các cơn co giật. Chó sủa vô thức và có khuynh hướng hay cắn bậy hoặc chạy trốn, thở hổn hển. Hãy đặt chú chó trong bóng râm và nơi mát. Rẩy nước lạnh và chườm khăn lạnh trên đầu. Chúng ta cũng có thể cho chó uống chút cà phê. Nếu có sốt thì có thề dùng thêm Aspirine.
Cấp cứu chó mèo bị công trùng, rắn cắn
Vết chích côn trùng nói chung thường là do ong vò vẽ, ong bầu hay ong mật. Chó biểu hiện sự hốt hoảng và sưng cục bộ. Vết chích côn trùng nói chung tương đối lành tính. Trừ trường hợp có quá nhiều vết chích. Có thể điều trị bằng Pommade. Đặc biệt trường hợp vết chích bên trong miệng cần phải xử lý ngay lập tức vì có thể sưng lên gây ngạt thở.
Chó bị rắn cắn thường run lẩy bẩy và cất tiếng hú dài. Vị trí vết cắn bị sưng phù lên với hai chấm tím ngay trung tâm. Sự phù nề trở nên rất trầm trọng nếu vết cắn nằm ở phần đầu. Con chó suy sụp rất nhanh chóng. Cần phải mở vết thương để gây chảy máu và chùi rửa vết thương với dung dịch sát khuẩn. Chúng ta kích thích tim bằng cách cho con vật uống cà phê đậm. Sau đó giữ bằng túi chườm nóng. Cuối cùng chích huyết thanh kháng độc thành nhiều mũi xung quanh vết cắn. Phần huyết thanh còn lại chích dưới da khu vực cạnh sườn.
Cấp cứu chó mèo khi bị ngưng thở đột ngột
Thường gây ra do tắt nghẽn đường hô hấp trên. Có thể là do mắc xương, nuốt lốn, áp-xe hoặc do hít phải khí độc. Chú chó mất ý thức, niên mạc vùng miệng vá mắt tái lại. Có thể chết rất nhanh trong vòng vài phút. Biện pháp trước tiên phải làm là loại trừ nguyên nhân và làm cho đường thở được thông thoáng. Sau đó đặt con vật ở một khu vực thông thoáng khí. Thỉnh thoảng trong một số trường hợp nặng chúng ta cũng cần phải tiêm chất kích thích hệ hô hấp tuần hoàn vá làm hô hấp nhân tạo.
Cấp cứu chó mèo khi bị gãy xương
Gãy xương ở chó mèo thường xảy ra ở các chân. Thỉnh thoảng ở xương chậu, hiếm khi ở xương đầu và xương cột sống. Nó có thể là hậu quả của một chấn thương. Hay do xương quá mềm (bị loãng xương). Cho dù vết thương là mở (xương gãy đâm ra ngoài da) hay kín, cách điều trị duy nhất là mang đến bác sĩ thú y. Thao tác phải thật cẩn thận, chó phải được vận chuyển trên một tấm ván. Có thể dùng một cái nẹp sơ đẳng trên cái chân bị tai nạn.
Cấp cứu chó mèo khi bị bỏng
Vết phỏng gây ra bởi hai tác nhân:
- Phỏng nhiệt là do chó tiếp xúc với một nguồn nhiệt.
- Phỏng hóa chất là do chó tiếp xúc với một hóa chất có tính ăn mòn cao. Có thể là axít hoặc kiềm.
Vết phỏng được chia làm độ một hay độ hai và độ ba. Nó tùy theo mức độ là một vết đỏ trên da. Hay là một phản ứng với lớp biểu bì hình thành những mụn nước. Hoặc cũng có thể là sự phá hủy các mô sâu bên trong. Ở bất kỳ mức độ phỏng nào, vùng bị phỏng cũng phải được đưa dưới một vòi nước lạnh trong vòng 15 phút.
Mục đích là để giảm bớt các chất độc. Giảm nhẹ cơn đau và hạn chế phản ứng viêm. Nếu vết phỏng gây ra do axít, cần sử dụng một chất kiềm (nước soda). Nếu vết phỏng gây ra bởi chất kiềm hãy sử dụng một dung dịch axít (dấm). Vết thương phải được làm sạch. Lấy hết phần lông bị cháy, bị rụng. Sau đó bôi thuốc mỡ lên vết phỏng. Đậy vết thương bằng một miếng gạc. Thay gạc thường xuyên cho thông thoáng vết thương.
Cấp cứu chó mèo bị trúng độc, ngộ độc
Nguyên nhân gây ngộ độc ở chó mèo
Mèo, chó bị ngộ độc thường là do hai nguyên nhân:
- Do thức ăn cho chó mèo: Trúng độc thức ăn thường là do sử dụng các loại thức ăn bị nhiễm mầm bệnh. Do đặc tính có nồng độ axít dạ dày đặc trưng của loài ăn thịt nên điều này hiếm xảy ra trên chó. Triệu chứng thường thấy nhất là ói mửa. Một số trường hợp nặng hơn như bị sốt, hôn mê. Việc điều trị phải do bác sĩ thú y thực hiện.
- Do hóa chất: Trúng độc hóa chất gây ra do nuốt phải chất độc. Hoặc nuốt các loại thuốc diệt côn trùng, thuốc tẩy hay các thuốc thú y với liều lượng quá cao. Phải làm cho con vật ói bằng cách uống nước muối thật mạnh. Không dùng sữa. Đặc biệt dùng sữa rất nguy hiểm khi trúng độc thuốc diệt côn trùng có gấc Photpho.
Các phương pháp cấp cứu chó mèo
Nếu chất độc là axit (Axít Chlohydric), cho uống nhiều nước Soda. Nếu chất độc là một chất kềm (xút, Ammoniac, nước Javel, dầu hỏa). Dùng chất hấp thu là chanh hay giấm. Trong khi chờ sự can thiệp của thú y, bạn có thể dùng nước Albumine, lòng trắng trứng đánh trong nước hay than hoạt tính.
Thuốc diệt chuột bao gồm Arsenic hoặc là Strychnine, Coumarine. Arsenic gây tiêu chảy ra máu, hô hấp dồn dập, hơi thở hôi mùi tỏi. Thuốc giải độc là Natri Thiomalate tiêm vào tĩnh mạch. Strychnine làm cho cơ thể cứng lại kèm theo cơn co giật. Thuốc giải độc là Gardenal. Coumarine gây xuất huyết. Có thể điều trị bằng Vitamin K.
Các chất độc gây co giật thuộc nhóm Metaldehyde dùng để diệt ốc tạp có thể được điều trị bằng các thuốc thú y cho chó mèo có chức năng an thần. Các chất diệt côn trùng (DDT, Lindane) gây run rẩy, giãn đồng tử và co giật. Điều trị với Gardenal kết hợp truyền đường Glucose vào huyết thanh.
Cấp cứu chó mèo hóc xương, ăn phải vật lạ
Những chú chó có thể nuốt những vật khác nhau trong tầm với của chúng. Ví dụ như viên bi, đồng xu, kim may, vỏ sò…. Thông thường những vật này sau khi đi qua đường tiêu hóa sẽ bị thải ra ngoài theo phân. Nhưng nếu chúng bị kẹt lại, hoặc trong xoang miệng, hoặc trong thực quản sẽ làm cho con chó nuốt rất khó khăn. Chó chảy nhiều nước dãi, đưa chân lên gảy miệng và có thể ho.
Đầu tiên cần phải mở miệng chú chó. Nếu cần thiết đặt một miếng gỗ giữa hai hàm răng để giữ cho miệng luôn mở. Sau đó tìm vật lạ trong miệng. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể lấy vật lạ ra một cách dễ dàng, hãy trang bị một cái kẹp dài và nhờ ai đó giữ yên chú chó. Đặc biệt là không được đẩy vật lạ vào sâu thêm vì nếu như vậy chúng ta phải cần sự can thiệp phẫu thuật. Nếu vật không thấy được thì nên đưa chú chó của bạn đến bác sĩ thú y.
Mèo bị hóc xương cá do thích ăn cá. Xương cá nhỏ thì có thể tự mèo nhả ra được còn xương lớn nếu không giúp thì mèo có thể bị hóc đến chết. Theo kinh nghiệm xưa, bạn nên đeo bao tay, nhờ một người thân nữa giúp. Bạn nhờ người thân giữ chặt tay chân mèo, dùng tay khéo léo bóp miệng mèo. Lưu ý tránh chỗ răng nanh rồi dùng cây gắp/nhíp loại lớn để gắp ra là xong. Lưu ý xương to thường hay hóc ở sâu trong cuống học và ghim vào nướu. Thao tác cần nhẹ nhàng và nhanh gọn.
Cấp cứu chó mèo khi bị chảy máu, xuất huyết
Khi chó mèo bị chảy máu
Giữ chó cưng yên lặng và bình tĩnh. Băng lại chặt chẽ. Bọc lại bằng một chiếc khăn hoặc một số quần áo nếu cần thiết. Nếu máu thấm qua, bọc một lớp nữa. Chỉ sử dụng ga rô như biện pháp cuối cùng. Đối với những nơi bạn không thể băng, đặt một miếng đệm vững chắc vào vết thương và giữ nó tại chỗ. Sau đó, đưa đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
Nếu bạn có dụng cụ băng bó, quấn một lớp băng không dính vào vết thương và che phủ với gạc hoặc bông băng. Sau đó đặt một lớp bông gòn, che lại với nhiều bông băng. Dán nó với lông ở phía trên cùng bằng băng phẫu thuật và bao phủ toàn bộ với chất kết dính băng hoặc băng
Không dán băng dán vết thương lên lông chó. Khi băng bó chân tay, bàn chân nên được băng cùng hoặc nó có thể sưng lên. Không bao giờ để băng trong vòng hơn 24 giờ. Việc cấp cứu cho chó này sẽ giúp chứ chó cầm máu và không xuất huyết nữa.
Khi chó mèo bị xuất huyết
Xuất huyết khác với chảy máu. Nó gây ra do sự đứt vỡ của một động mạch hay tĩnh mạch. Mức độ trầm trọng tùy thuộc vào kích cỡ của mạch máu bị đứt vỡ. Trong khi chờ đợi sự can thiệp của thú y, có thể nhanh chóng dùng dây Garrot hoặc đắp lên vết thương một miếng băng dày. Dùng tay hay dùng dây để xiết chặt với thương.
Sau một cú sốc, sự xuất huyết có thể diễn ra bên trong các xoang của cơ thể. Có thể là xoang ngực, xoang bụng gọi là nội xuất huyết. Niên mạc bị tái đi, bốn cân lạnh, tim đập nhanh. Sự can thiệp của phẫu thuật ngay lập tức là giải pháp duy nhất.
Xuất huyết thường được điều trị với các chất kích thích sự đông máu hay tăng cường sự co mạch. Trong một số trường hợp nghiêm trọng là xuất huyết xảy ra trên não. Chó bị rối loạn về vận động, tê liệt hay mất ý thức. Rất nguy hiểm và gây tử vong nhanh.
Cấp cứu chó mèo bị tai nạn giao thông
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Thậm chí một chú chó được huấn luyện tốt cũng nên được xích khi đi đến bất cứ nơi nào gần giao thông, kể cả khi xe di chuyển chậm. Khi được tháo xích, cún cưng có thể thoải mái tự do đi lại và dễ gặp tai nạn, nhất là tại các nút giao thông.
Nếu xảy ra tai nạn, hãy cẩn thận với những chiếc xe khác. Nói chuyện nhẹ nhàng với chó yêu khi bạn lại gần chúng. Di chuyển từ từ và tránh cử động đột ngột. Dẫn chó đi nếu có thể và nếu cần thiết, bịt miệng trước khi tiếp xúc. Nếu chú chó của bạn có thể đi bộ, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y, ngay cả khi có vẻ như không đau. Một số nội thương có thể không hiện rõ ngay lập tức.
Nếu chó yêu không thể đi bộ, có thể bế các chú chó nhỏ bằng cách đặt một bàn tay ở phía trước ngực và tay khác ở chân sau. Cáng chú chó lớn hơn với một chiếc áo khoác hoặc một tấm chăn. Nếu chú chó bị liệt, có thể bị chấn thương cột sống. Vì vậy, hãy cố gắng tìm một cái gì đó cứng, như một cái bảng. Trượt chú chó nhẹ nhàng lên đó nếu có thể. Đắp chăn để đỡ mất nhiệt.
Cấp cứu khi bụng chó bị sưng lên
Nếu điều này xảy ra đột ngột, hãy điều trị một cách nghiêm túc. Đặc biệt nếu là giống chó ngực sâu như chó Boxer hay chó lớn tai cụp. Quan sát các dấu hiệu như nuốt, chảy nước miếng và cố gắng để nôn ra. Nó có thể đang có chất nguy hiểm đến tính mạng trong dạ dày của chó cưng. Gọi điện thoại cho bác sĩ thú y ngay lập tức không chậm trễ.
Cấp cứu chó mèo khi bóng bị mắc kẹt trong cổ họng
Đến bác sĩ thú y một cách nhanh chóng. Hoặc bạn có thể có thể đẩy bóng ra ngoài bằng cách đẩy vào họng, cổ từ bên ngoài. Nếu nướu răng hoặc lưỡi đang chuyển màu xanh hoặc chú chó nằm sụp xuống, hãy thử những điều sau đây. Bạn sẽ cần một ai đó để giúp bạn.
Một người giữ miệng chú chó mở, trong khi người kia thò tay vào bên trong. Cẩn thận không để bị cắn. Nếu bạn không thể kéo bóng ra ngoài, đặt con vật cưng nằm xuống. Đẩy xuống đột ngột và mạnh trên bụng ngay phía sau xương sườn cuối cùng. Người giữ miệng nên sẵn sàng để lấy bóng khi thấy nó.
Cấp cứu cho chó khi bị hóa chất dính vào lông
Nếu có chất như sơn hoặc nhựa dích vào lông hoặc bàn chân hãy ngăn chú chó liếm nó. Vì nó có thể gây độc. Sử dụng một vòng cổ Elizabeth một thiết bị hình nón dùng để ngăn chó cắn hoặc liếm vào vết thương nếu bạn có.
Bạn có thể cắt bỏ phần lông bị dính. Không bao giờ sử dụng nhựa thông hoặc chất tẩy sơn trên chú chó của bạn. Đôi khi bạn có thể loại bỏ sơn và các chất khác bằng cách tắm cho chó mèo. Nếu bị dính vào một mảng lông lớn, hay đến bác sĩ thú y.
Cấp cứu cho chó mèo bị stress và nổi giận
Nếu chú chó của bạn đang nổi giận, đừng cố gắng bế hoặc an ủi chú chó. Vì điều này có thể gây kích thích và kéo dài thời gian nó cáu gắt. Hãy làm tối căn phòng và giảm tiếng ồn. Để các thiết bị, đặc biệt thiết bị điện, tránh xa chú chó để nó không bị thương tích. Che phủ hoặc bít các đồ nội thất với vải vụn hoặc các miếng đệm để tránh gây thương tích cho chó. Gọi bác sĩ thú y để được tư vấn phương pháp xử lý phù hợp.
Cấp cứu khi chó mèo cắn nhau
Nếu chú chó của bạn có vẻ bị sốc, ngu ngơ hoặc đau khổ sau một cuộc chiến, hãy gọi bác sĩ thú y. Nếu không, hãy quan sát kỹ vết thương. Vết thương đâm vào đầu hoặc cơ thể cho thấy cần phải liên lạc với bác sĩ ngay lập tức. Tổn thương ở tay chân có thể không cần phải điều trị ngay lập tức, trừ khi vết thương rất nghiêm trọng và gây đau đớn.
Cấp cứu chó mèo bị sặc nước, chết đuối
Đừng bao giờ đặt mình vào nguy hiểm bằng cách cố gắng giải cứu chú chó. Hãy lau sạch các chất từ miệng và mũi. Giữ chó lộn ngược hai chân sau cho đến khi nước đã thoát ra hết. Cho hồi sức nếu đã ngừng thở. Ngay cả khi con vật cưng của bạn có vẻ phục hồi, hãy đến bác sĩ thú y vì có thể để lại các biến chứng sau đó. Phương pháp hồi sức cơ bản:
- Đặt con vật nằm xuống.
- Kiểm tra xem hơi thở đã chắc chắn ngừng.
- Mở miệng, kéo lưỡi ra phía trước và kiểm tra các vật cản, chẳng hạn như máu. Cẩn thận không để bị cắn khi bỏ bất cứ vật gì ra.
- Nếu hơi thở không bắt đầu, mở rộng đầu. Giữ miệng lại và thổi vào mũi khoảng 20 lần một phút.
- Nếu bạn không thể cảm thấy tim đập, đẩy vào ngực ngay phía sau chân trước mỗi giây.
- Thổi vào mũi 2 lần cho mỗi 15 lần ép ngực. Nếu điều này là không thành công sau ba phút, phục hồi là không thể.
Cấp cứu chó mèo bị điện giật
Nếu chó bị điện giật từ một nguồn điện cao áp không được tiếp cận nó. Hãy gọi cảnh sát. Trong nhà, hãy tắt điện đầu tiên. Nếu không thể, bạn có thể sử dụng thiết bị phi kim loại khô như một cán chổi, đẩy chú chó ra khỏi nguồn điện. Nếu hơi thở đã ngừng lại, cho hồi sức. Sau đó đưa chúng tới bệnh viện thú gần nhất.
Cấp cứu chó mèo kịp thời khi bị ngừng thở
Bạn có biết phải làm gì nếu thú cưng của bạn ngừng thở? Một vài cách khẩn cấp dưới đây để cấp cứu chó mèo của bạn nghẹt thở hay khó thở có thể cứu sống được chúng thay vì bạn chờ đợi một bác sĩ thú y. Dưới đây là các bước để làm CPR (hồi sức tim phổi) trên chó và mèo. CPR (hồi sức tim phổi) giữ chức năng não cho đến khi lưu thông máu thích hợp và hô hấp có thể được phục hồi.
Các bước cấp cứu chó mèo bị tim phổi
- Lay con chó trên một bề mặt phẳng và mở rộng đầu trở lại để tạo ra một đường dẫn khí.
- Mở hàm để kiểm tra xem có vật cản. Và nếu có tồn tại và không dễ dàng bị loại bỏ. Hãy thử để đánh bật các đối tượng.
- Các ngón tay của bạn để xung quanh mõm của miệng chó, chỉ hở lỗ mũi. Thổi không khí vào lỗ mũi với năm hoặc sáu hơi thở nhanh chóng. Tùy thuộc vào kích thước của chó. Tiếp tục những hơi thở nhanh chóng với tốc độ của một hơi thở mỗi ba giây hoặc 20 hơi thở mỗi phút.
- Kiểm tra một nhịp tim bằng cách sử dụng ngón tay của bạn vào bên trong của đùi, ngay phía trên đầu gối. Nếu bạn không cảm thấy một xung, đặt tay mình lên khoang ngực của chó nơi khuỷu tay chạm vào giữa ngực. Nếu bạn vẫn không tìm mạch, tiếp tục thở vào lỗ mũi.
- Ép ngực chó bằng cách đặt cả hai tay lòng bàn tay xuống khoang ngực. Ép ngực có thể được thực hiện trên phần rộng nhất của ngực.
- Sử dụng gót của bàn tay của bạn để đẩy xuống 30 lần ép nhanh chóng theo sau. Nếu ý thức được khôi phục tiếp tục ép trong chu kỳ 100 – 120 ép ngực mỗi phút.
- Thực hiện hô hấp nhân tạo trong vòng 2 phút kiểm tra để xem hơi thở và ý thức.
- Liên hệ với một bác sĩ thú y khi chú chó đã bắt đầu thở.
Những vấn đề cần chú ý
- Các khuyến cáo mới chính là thực hiện 100 – 120 ép ngực mỗi phút.
- Tỷ lệ miệng – mõm là 30 lần ép sau 2 hơi.
- Thực hiện ép massage ngực tim theo các loại khác nhau và kích cỡ ngực của chó.
- Đối với chó với tủ ngực hình sống thuyền (tức là sâu, tủ hẹp) trong giống như chó săn đẩy xuống gần nách của chó, trực tiếp qua trung tâm.
- Đối với chó với chó có vùng ngực như Bull Anh cần đặt nó trên lưng và nén vào xương ức (trực tiếp qua trung tâm), giống như người.
- Đối với chó và mèo nhỏ ngực ép quét được thực hiện bằng một tay quấn quanh xương ức, bao quanh tim hoặc hai tay vào sườn.
- Đối với con chó lớn, đặt bàn tay của bạn trên đầu ngực.
- Đối với chó nhỏ hoặc chó con, đặt một bàn tay hoặc ngón tay cái trên ngực.
Những lưu ý khi cấp cứu chó mèo
Đầu tiên đảm bảo sự an toàn cho bản thân và những người khác. Giữ bình tĩnh và đánh giá tình hình trước khi hành động. Những con thú bị thương thường thấy sợ hãi, đau đớn và do đó có thể cắn bất cứ ai chạm vào chúng. Đảm bảo bạn luôn sẵn có số điện thoại của bác sĩ thú y trong tay và chỉ ra được tình hình thực tế thế nào.
Sẵn sàng một cây bút trong tay trong trường hợp được đọc cho ghi lại số điện thoại. Việc cấp cứu cho chó thường phải làm ngay. Cần chú ý như sau:
- Nếu có nguy cơ bị cắn, đặt rọ mõm cho chó, hoặc quấn băng xung quanh mũi và buộc phía sau tai, trừ khi chú chó bị khó thở. Đối với những chú chó nhỏ có thể hạn chế nguy cơ bị cắn bằng cách đặt một chiếc khăn dày lên đầu chúng.
- Không bao giờ dùng thuốc dành người cho chó. Không cho chúng ăn hoặc uống trong trường hợp cần thiết phải gây mê.
- Lái xe cẩn thận khi đưa chúng đến bệnh viện.
- Nếu bạn bị cắn khi cấp cứu chó mèo, phải khám bác sĩ ngay.
Nên gọi điện thoại cho bác sĩ thú y 24/24 Hà Nội, TP.HCM
Không phải bệnh viện, phòng khám hay bác sĩ thú y nào cũng làm việc 24/24. Chính vì vậy, bạn cần lưu số điện thoại của những địa chỉ thú y làm việc cả ngày và đêm để nhận được sự hỗ trợ khi cần cấp cứu chó mèo gấp. Nếu chó mèo có những dấu hiệu sau hãy gọi cho bác sĩ thú y ngay lập tức.
- Thú cưng có vẻ yếu, không muốn dậy, hoặc ngây ngốc và chán nản.
- Khó thở, hoặc ồn ào hoặc chạy nhanh, hoặc ho liên tục gây khó chịu.
- Nôn mửa lặp đi lặp lại, đặc biệt là với các động vật trưởng thành.
- Tiêu chảy nặng, ra máu.
- Chú chó của bạn bị đau dữ dội hoặc cảm giác khó chịu.
- Thú cưng của bạn đang cố gắng để đi tiểu hoặc đi vệ sinh nhưng không thể.
- Khó giữ thăng bằng.
- Chó cái cho con bú bị kích động, run rẩy và không thể ngồi yên. Đó có thể là sản giật, cần điều trị khẩn cấp.
Bộ đồ cấp cứu chó mèo cơ bản
- Băng một cuộn tự dính hoặc băng kếp (chiều rộng 5cm).
- Băng dệt thưa (chiều rộng 2,5 cm).
- Một số băng thấm không dính (5cm x 5cm) để che các vết thương hở.
- Băng dính phẫu thuật.
- Một hộp bông len.
- Một hộp gạc vô trùng thấm nước.
- Kéo cắt thẳng, ưu tiên kéo cong nếu có thể.
- Một chiếc khăn dày.
- Một vòng cổ bảo hộ.
Từ khóa » Cách Cầm Máu Nhanh Nhất Cho Chó
-
Cách để Vệ Sinh Vết Thương Cho Chó - Hanvet Pet Hospital
-
Cách để Giúp Tai Chó Ngưng Chảy Máu - WikiHow
-
7 Cách Cầm Máu Nhanh Tại Nhà Khi Bị Thương - Hello Bacsi
-
Hướng Dẫn Cầm Máu Tại Nhà Khi Bị Thương | Vinmec
-
Cách Sơ Cứu Và Chữa Trị Vết Thương Cho Chó
-
Kinh Nghiệm Chăm Sóc Chó Bị Thương Do Cắn Nhau, Tai Nạn
-
8 Bước Tự điều Trị Vết Thương Cho Cún Cưng - Phòng Khám Thú Y Thi Thi
-
Bệnh Chảy Máu Cam ở Chó
-
Cắt Móng Chân Chó Bị Chảy Máu, Phải Làm Sao? - Lucky Pet Shop
-
Hướng Dẫn Cách Xử Lý Vết Thương Của Chó Khi Bị Chú Chó Khác Cắn
-
Làm Cách Nào để Lấy Tai Chó Cầm Máu?
-
Cách Sơ Cứu Vết Thương Cho Chó Bị Cắn
-
Mách Bạn Cách Sơ Cứu Chó Cắn Tại Nhà Và Phòng Tránh Chó Nhà Tấn ...
-
Cắt Móng Chân Chó Bị Chảy Máu Phải Làm Sao? - Happy Paws