23> GIẢI THÍCH SỰ THỦY TRIỀU - VẬT LÝ TRONG TÔI

ĐÂY LÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH LÊ THANH BÌNH - HỌC SINH TRƯỞNG TƯ THỤC THCS- THAIT THÁI BÌNH VẬT LÝ TRONG TÔI- TRANG TỔNG HỢP TRANG BỊ KIẾN THỨC ĐỜI SỐNGTRANG WED THử NGHiệm DEMO
  • HOME
    • LỜI NGỎ
    • CẤU TRÚC WED
  • GIỚI THIỆU
    • THÔNG TIN ADMIN >
      • LÊ THANH BÌNH
    • LIÊN HỆ
  • NỘI DUNG
  • DIỄN ĐÀN THÔNG TIN
    • BÌNH CHỌN >
      • Ý KIẾN
      • HỎI VÀ ĐÁP
      • VẤN ĐỀ PHẢN HỒI
      • CẢM NHẬN
      • BÀI VIẾT
    • Ý KIẾN
    • HỎI VÀ ĐÁP
    • VẤN ĐÁP PHẢN HỒI
    • CẢM NHẬN
    • YÊU CẦU KHÁN GIẢ
    • THẢO LUẬN
  • BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
    • LỚP 6
    • LỚP 7
    • LỚP 8
    • LỚP 9
    • LỚP 10
    • LỚP 11
    • LỚP 12
  • GIẢI TRÍ
    • THƠ TÌNH VẬT LÝ
    • ĐỐ VUI
    • Ô CHỮ
    • AI LÀ TRIỆU PHÚ
  • CÁC NHÀ LÝ HỌC
    • CHUYỆN VUI
    • TRUYỆN NGẮN
    • TRUYỆN DÀI
  • HIỆN TƯỢNG
  • THÍ NGHIỆM VẬT LÝ
  • CHUYÊN SÂU LÝ HỌC
  • CÁCH HỌC TỐT VẬT LÝ
    • KINH NGHIỆM
    • PHƯƠNG PHÁP
    • NHỚ CÔNG THỨC NHANH
  • NHÀ SÁCH MINI
  • ỨNG DỤNG
    • SẢN PHẨM
  • SƠ ĐỒI TƯ DUY
  • TƯ LIỆU
  • TRANG FACEBOOK
  • CHUYÊN ĐỀ
  • BÀI VIẾT
  • CLB VẬT LÝ
    • THÔNG BÁO
    • ĐÁP ÁN
  • VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 1
  • VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 2
  • VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3
Picture Hiện tượng thủy triều trong biển và đại dương là những chuyển động phức tạp của nước các thủy vực đó do các lực hấp dẫn vũ trụ gây nên. Hiện tượng thủy triều biểu hiện dưới dạng biến đổi tuần hoàn của mực nước biển và dòng chảy.Những lực hấp dẫn vũ trụ gây nên thủy triều gồm lực hấp dẫn giữa Trái Đất với Mặt Trăng và Mặt Trời. Do vị trí tương đối giữa Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thay đổi liên tục trong thời gian, nên những lực gây ra thủy triều cũng thay đổi, kéo theo sự thay đổi về đặc điểm cũng như cường độ của thủy triều với thời gian mà chúng ta thấy trong đại dương.Chuyển động triều là hiện tượng chuyển động sóng. Dưới tác động của lực tạo triều biến đổi tuần hoàn, trong biển xuất hiện những dao động với chu kỳ tương ứng với chu kỳ của lực và những dao động này lan truyền trong biển, chịu tác động của những quá trình khác, dao động ở những điểm khác nhau trên biển sẽ khác nhau về cường độ và pha.Những hạt nước trong sóng triều chuyển động theo những quỹ đạo dạng ellip. Người quan sát ghi nhận được quỹ đạo ấy thông qua hiện tượng biến thiên tuần hoàn của độ cao mực nước thủy triều và các vectơ dòng triều. Dòng triều có thể coi như hình chiếu của quỹ đạo chuyển động lên mặt phẳng ngang, còn dao động mực nước – hình chiếu của quỹ đạo lên mặt phẳng thẳng đứng.Những điều kiện địa lý của biển như hình dạng đường bờ, kích thước hình học của bờ, phân bố độ sâu, sự tồn tại các đảo và các vịnh trong biển có ảnh hưởng quyết định đến độ lớn và đặc điểm thủy triều trong biển đó và trong các bộ phận của nó. Thực tế quan trắc thấy rằng, trong khi ở một số vùng của đại dương dao động thủy triều có biên độ rất lớn, thì ở một số vùng khác dao động thủy triều diễn ra yếu hoặc gần như không có. Được biết nơi có biên độ dao động mực nước thủy triều lớn nhất trong đại dương, với độ lớn thủy triều 18 m, là vùng vịnh Fundy (Canađa) và nơi thủy triều hoàn toàn không đáng kể là biển Bantích.Dưới đây là một số thuật ngữ và định nghĩa cơ bản thường gặp khi mô tả và nghiên cứu thủy triều.Triều dâng là sự dâng lên của mực nước từ mực thấp nhất (nước ròng) lên tới mực cao nhất (nước lớn) trong một chu kỳ triều. Chu kỳ triều là khoảng thời gian giữa hai nước lớn hoặc hai nước ròng liên tiếp nhau. Theo chu kỳ triều người ta phân loại: triều bán nhật nếu như chu kỳ dao động của thủy triều bằng nửa ngày Mặt Trăng (12g25phút), triều toàn nhật – chu kỳ bằng một ngày Mặt Trăng (24g50ph) và triều hỗn hợp với chu kỳ biến đổi trong thời gian nửa tháng Mặt Trăng từ bán nhật sang toàn nhật hay ngược lại. Nếu số ngày với chu kỳ toàn nhật chiếm ưu thế thì thủy triều được gọi là triều toàn nhật không đều, nếu số ngày với chu kỳ bán nhật chiếm ưu thế – triều bán nhật không đều.Biên độ triều được xác định bằng hiệu giữa độ cao mực nước lớn hoặc mực nước ròng và mực nước trung bình (giá trị trung bình số học của các độ cao mực nước trong một khoảng thời gian: ngày, tháng, năm hoặc nhiều năm). Trong thực tế người ta hay dùng một đại lượng gọi là độ lớn triều – bằng hiệu giữa độ cao nước lớn và nước ròng kế tiếp nhau trong một chu kỳ triều.Tuần tự ứng với các thời điểm xuất hiện nước lớn và nước ròng người ta có các khái niệm thời gian nước lớn hoặc thời gian nước ròng. Khoảng thời gian từ nước ròng tới nước lớn – thời gian dâng nước và khoảng thời gian từ nước lớn tới nước ròng – thời gian rút nước.Đối với thủy triều hỗn hợp khi trong một ngày triều có hai lần nước lớn và hai lần nước ròng, thì người ta còn phân biệt nước lớn cao và nước lớn thấp, nước ròng cao và nước ròng thấp. Powered by Create your own unique website with customizable templates. Get Started

Từ khóa » Các Lực Thủy Triều