Mới nhất Thời sự Góc nhìn Thế giới Video Podcasts Kinh doanh Bất động sản Khoa học Giải trí Thể thao Pháp luật Giáo dục Sức khỏe Đời sống Du lịch Số hóa Xe Ý kiến Tâm sự Tất cả Thứ tư, 29/12/2021, 12:01 (GMT+7) 24 giờ vận chuyển F0 của đội cấp cứu 115
Hà Nội Bác sĩ Hoàng Văn Hải (Trưởng trạm cấp cứu trung tâm 115) chuyển cụ bà F0 vào bệnh viện Thanh Nhàn bàn giao xong lại quay về nhận một ca nhiễm khác, chỉ kịp ăn vội miếng cơm hộp, hôm Giáng sinh.
Trung tâm 115 Hà Nội hiện có 15 xe cấp cứu, chia thành 15 kíp, mỗi kíp có ba người gồm một bác sĩ và hai điều dưỡng. Nhiệm vụ của họ là xử trí hiện trường, phân loại F0 và chọn bệnh viện để đưa F0 nhập viện. Những ngày qua số ca nhiễm tại Hà Nội liên tục tăng cao, công việc quá tải, các đội cấp cứu ngoại viện luôn hoạt động 24/24h.
Trong ảnh là điều dưỡng kíp trực nghe điện thoại, tiếp nhận thông tin về F0 từ trung tâm điều phối cấp cứu. Họ chủ động sàng lọc và phân tầng bệnh nhân để tìm bệnh viện điều trị còn khả năng tiếp nhận trong phạm vi gần F0 nhất. Trong khi đó, kíp cấp cứu trực lên đường đến hiện trường.
Trung tâm 115 Hà Nội hiện có 15 xe cấp cứu, chia thành 15 kíp, mỗi kíp có ba người gồm một bác sĩ và hai điều dưỡng. Nhiệm vụ của họ là xử trí hiện trường, phân loại F0 và chọn bệnh viện để đưa F0 nhập viện. Những ngày qua số ca nhiễm tại Hà Nội liên tục tăng cao, công việc quá tải, các đội cấp cứu ngoại viện luôn hoạt động 24/24h.
Trong ảnh là điều dưỡng kíp trực nghe điện thoại, tiếp nhận thông tin về F0 từ trung tâm điều phối cấp cứu. Họ chủ động sàng lọc và phân tầng bệnh nhân để tìm bệnh viện điều trị còn khả năng tiếp nhận trong phạm vi gần F0 nhất. Trong khi đó, kíp cấp cứu trực lên đường đến hiện trường.
Trước khi đi đón F0, điều dưỡng kíp trực kiểm tra các vật dụng mang theo gồm thuốc, bình oxy, quần áo bảo hộ... và bổ sung nếu thiếu.
Hiện Trung tâm cấp cứu 115 có 7 trạm, gồm trạm khu Tây Hồ, Đống Đa, Hà Đông, Từ Liêm, Long Biên, Thanh Trì và Trung tâm ở phố Phan Chu Trinh. Mỗi chuyến cấp cứu của trung tâm 115 thường mất khoảng 2 tiếng, có thể lên 4-5 tiếng nếu phải đi các vùng ngoại thành Hà Nội như Sóc Sơn, Chương Mỹ.
Trước khi đi đón F0, điều dưỡng kíp trực kiểm tra các vật dụng mang theo gồm thuốc, bình oxy, quần áo bảo hộ... và bổ sung nếu thiếu.
Hiện Trung tâm cấp cứu 115 có 7 trạm, gồm trạm khu Tây Hồ, Đống Đa, Hà Đông, Từ Liêm, Long Biên, Thanh Trì và Trung tâm ở phố Phan Chu Trinh. Mỗi chuyến cấp cứu của trung tâm 115 thường mất khoảng 2 tiếng, có thể lên 4-5 tiếng nếu phải đi các vùng ngoại thành Hà Nội như Sóc Sơn, Chương Mỹ.
Kíp trực của bác sĩ Hải trên đường đến nhà trạm y tế lưu động đặt tại trường mầm non Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai). Lái xe và bác sĩ ngồi ở buồng lái. Họ xuất phát lúc 18h kém, song đường đông vào giờ tan tầm, trạm y tế báo địa chỉ chưa chính xác nên xe không thể đi nhanh, mất ít nhất 20 phút mới tới địa điểm cần đến.
Kíp trực của bác sĩ Hải trên đường đến nhà trạm y tế lưu động đặt tại trường mầm non Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai). Lái xe và bác sĩ ngồi ở buồng lái. Họ xuất phát lúc 18h kém, song đường đông vào giờ tan tầm, trạm y tế báo địa chỉ chưa chính xác nên xe không thể đi nhanh, mất ít nhất 20 phút mới tới địa điểm cần đến.
F0 là cụ bà sinh năm 1944, SpO2 (chỉ số oxy trong máu) giảm sâu, vận động khó khăn. Bác sĩ Hải cùng điều dưỡng dùng cáng chuyển F0 lên xe cấp cứu, mang theo quần áo và bệnh án.
Bác sĩ Hải cho biết một số F0 có chỉ số SpO2 giảm sâu, thở khó song chỉ cần được thở oxy thì chỉ số oxy sẽ cải thiện đáng kể. Khi bệnh nhân sức khỏe ổn định hơn, đội cấp cứu mới đưa đi bệnh viện.
F0 là cụ bà sinh năm 1944, SpO2 (chỉ số oxy trong máu) giảm sâu, vận động khó khăn. Bác sĩ Hải cùng điều dưỡng dùng cáng chuyển F0 lên xe cấp cứu, mang theo quần áo và bệnh án.
Bác sĩ Hải cho biết một số F0 có chỉ số SpO2 giảm sâu, thở khó song chỉ cần được thở oxy thì chỉ số oxy sẽ cải thiện đáng kể. Khi bệnh nhân sức khỏe ổn định hơn, đội cấp cứu mới đưa đi bệnh viện.
Bác sĩ Hải hỏi thăm tình hình của F0, gắn dụng cụ thở oxy, sau đó gọi điện tới Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng) thông báo để viện chuẩn bị tiếp nhận người bệnh.
Bác sĩ Hải hỏi thăm tình hình của F0, gắn dụng cụ thở oxy, sau đó gọi điện tới Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng) thông báo để viện chuẩn bị tiếp nhận người bệnh.
Khi đến viện, người bệnh được chuyển lên tầng 9, được một kíp y bác sĩ tiếp nhận và thăm khám ban đầu. Kíp cấp cứu của 115 sẽ chờ đến khi bệnh viện khám xong và hoàn tất thủ tục nhận bệnh nhân rồi mới về lại trung tâm.
Khi đến viện, người bệnh được chuyển lên tầng 9, được một kíp y bác sĩ tiếp nhận và thăm khám ban đầu. Kíp cấp cứu của 115 sẽ chờ đến khi bệnh viện khám xong và hoàn tất thủ tục nhận bệnh nhân rồi mới về lại trung tâm.
Bác sĩ Hải tranh thủ ăn cơm, nghỉ ngơi giữa ca trực. Nếu có F0 cần giúp mà trung tâm 115 chưa thể đáp ứng ngay, tổng đài điều phối sẽ yêu cầu các bệnh viện hỗ trợ vận chuyển, giảm thiểu thời gian F0 nặng ở nhà và chờ tiếp cận y tế.
Bác sĩ Hải tranh thủ ăn cơm, nghỉ ngơi giữa ca trực. Nếu có F0 cần giúp mà trung tâm 115 chưa thể đáp ứng ngay, tổng đài điều phối sẽ yêu cầu các bệnh viện hỗ trợ vận chuyển, giảm thiểu thời gian F0 nặng ở nhà và chờ tiếp cận y tế.
Một lái xe cứu thương kinh nghiệm 24 năm cho biết số chuyến cấp cứu tăng vọt kể từ khi các ca nhiễm lan rộng ở Hà Nội. Đôi khi các kíp trực cùng ngày không nhìn thấy mặt nhau, đến khi về trạm để tan ca mới gặp được đồng nghiệp.
Một lái xe cứu thương kinh nghiệm 24 năm cho biết số chuyến cấp cứu tăng vọt kể từ khi các ca nhiễm lan rộng ở Hà Nội. Đôi khi các kíp trực cùng ngày không nhìn thấy mặt nhau, đến khi về trạm để tan ca mới gặp được đồng nghiệp.
Bác sĩ Hải đỡ F0 theo dõi tại nhà xuống cầu thang, trong ca cấp cứu tiếp theo. Trước đó, kíp của bác sĩ đã làm việc với nhân viên y tế phường để tiếp nhận thông tin về F0.
Bác sĩ Hải đỡ F0 theo dõi tại nhà xuống cầu thang, trong ca cấp cứu tiếp theo. Trước đó, kíp của bác sĩ đã làm việc với nhân viên y tế phường để tiếp nhận thông tin về F0.
Bác sĩ Hải gọi điện thoại liên hệ bệnh viện điều trị F0. Anh cho biết, một số bệnh viện rất khắt khe khi tiếp nhận F0. Họ tranh luận với kíp cấp cứu 115 về phân tầng người bệnh, từ chối nhận nếu vận chuyển F0 không đúng tầng, có khi phải chờ khá lâu mới có người của bệnh viện ra tiếp nhận. Vì vậy kíp cấp cứu phải sàng lọc F0 và liên hệ bệnh viện kỹ lưỡng.
Bác sĩ Hải gọi điện thoại liên hệ bệnh viện điều trị F0. Anh cho biết, một số bệnh viện rất khắt khe khi tiếp nhận F0. Họ tranh luận với kíp cấp cứu 115 về phân tầng người bệnh, từ chối nhận nếu vận chuyển F0 không đúng tầng, có khi phải chờ khá lâu mới có người của bệnh viện ra tiếp nhận. Vì vậy kíp cấp cứu phải sàng lọc F0 và liên hệ bệnh viện kỹ lưỡng.
Bác sĩ Hải kết thúc ca trực vào 8h sáng hôm sau. Mỗi ca trực kéo dài 24 tiếng, sau đó được nghỉ hai ngày. Tuy nhiên, khi số ca nhiễm Covid-19 tăng cao, một số nhân viên của trung tâm bị lây nhiễm từ cộng đồng, nhiều người phải nghỉ, cách ly theo quy định. Do đó, ca trực và nghỉ được điều động linh hoạt để đáp ứng nhu cầu cấp cứu trên địa bàn, đảm bảo trạm trung tâm luôn có mặt 2-3 kíp cấp cứu.
Bác sĩ Hải kết thúc ca trực vào 8h sáng hôm sau. Mỗi ca trực kéo dài 24 tiếng, sau đó được nghỉ hai ngày. Tuy nhiên, khi số ca nhiễm Covid-19 tăng cao, một số nhân viên của trung tâm bị lây nhiễm từ cộng đồng, nhiều người phải nghỉ, cách ly theo quy định. Do đó, ca trực và nghỉ được điều động linh hoạt để đáp ứng nhu cầu cấp cứu trên địa bàn, đảm bảo trạm trung tâm luôn có mặt 2-3 kíp cấp cứu.
Sau mỗi chuyến vận chuyển, kíp trực về trung tâm 115, tháo bảo hộ, vệ sinh xe và dụng cụ bằng Cloramin B.
Bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó giám đốc trung tâm 115 Hà Nội) cho biết trung tâm đã được trang bị thêm một số xe cấp cứu mới để thay thế xe cũ và mở rộng thêm các Trạm cấp cứu khu vực trong năm 2022. Mặc dù có xe mới nhưng nhân lực không sẵn có, trung tâm đã và đang tuyển dụng lao động để cố gắng tăng số lượng xe cấp cứu và giảm thời gian tiếp cận bệnh nhân. Trong bối cảnh ca nhiễm tăng lên, bác sĩ mong người dân bình tĩnh, thông cảm và làm theo hướng dẫn, quy trình để được hỗ trợ sớm nhất, tốt nhất khi gọi cấp cứu 115.
Sau mỗi chuyến vận chuyển, kíp trực về trung tâm 115, tháo bảo hộ, vệ sinh xe và dụng cụ bằng Cloramin B.
Bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó giám đốc trung tâm 115 Hà Nội) cho biết trung tâm đã được trang bị thêm một số xe cấp cứu mới để thay thế xe cũ và mở rộng thêm các Trạm cấp cứu khu vực trong năm 2022. Mặc dù có xe mới nhưng nhân lực không sẵn có, trung tâm đã và đang tuyển dụng lao động để cố gắng tăng số lượng xe cấp cứu và giảm thời gian tiếp cận bệnh nhân. Trong bối cảnh ca nhiễm tăng lên, bác sĩ mong người dân bình tĩnh, thông cảm và làm theo hướng dẫn, quy trình để được hỗ trợ sớm nhất, tốt nhất khi gọi cấp cứu 115.
Giang Huy - Chi Lê
Trở lại Sức khỏeTrở lại Sức khỏe Copy link thành công ×