25 đề Thi Học Kì 1 Môn Tiếng Việt Lớp 3 Năm 2021-2022
Có thể bạn quan tâm
Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 năm học 2024 - 2025 được VnDoc tổng hợp các bộ đề ôn tập có đáp án, bảng ma trận đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 theo Thông tư 27 kèm theo, giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả. Mời các bạn cùng tải bộ đề thi kì 1 lớp 3 này về.
18 Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 theo Thông tư 27 Có đáp án, ma trận
- 1. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Cánh Diều
- 1.1 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 - Đề số 1
- 1.2 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 - Đề số 2
- 2. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Chân trời sáng tạo
- 2.1 Đề thi Tiếng Việt học kì 1 lớp 3 - Đề số 1
- 2.2 Đề thi Tiếng Việt học kì 1 lớp 3 - Đề số 2
- 3. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Kết nối tri thức
- 3.1 Đề thi môn Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 - Đề số 1
- 3.2 Đề thi môn Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 - Đề số 2
- 4. Đề thi học kì 1 lớp 3 Tải nhiều
1. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Cánh Diều
1.1 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 - Đề số 1
TRƯỜNG TIỂU HỌC……..Lớp: 3/.. . . . | KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Môn kiểm tra: ĐỌC HIỂU Thời gian làm bài: 30 phút |
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
a) Đọc văn bản (3 điểm)
Học sinh đọc bài “Bảy sắc cầu vồng” trang 68 sách Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
b) Trả lời câu hỏi (1 điểm)
Câu hỏi:
- Các màu tranh cãi nhau về điều gì? (0,5 điểm)
- Trong bức tranh cầu vồng, các màu hiện lên như thế nào? (0,5 điểm)
II Kiểm tra đọc hiểu ( 4 điểm)
1. Đọc văn bản:
Cua Càng thổi xôi
Cua Càng đi hội Cõng nồi trên lưng Vừa đi vừa thổi Mùi xôi thơm lừng. Cái Tép đỏ mắt Cậu Ốc vặn mình Chú Tôm lật đật Bà Sam cồng kềnh | Tép chuyên nhóm lửa Bà Sam dựng nhà Tôm đi chợ cá Cậu Ốc pha trà. Hai tay dụi mắt Tép chép miệng: Xong! Chú Tôm về chậm Dắt tay bà Còng. | Hong xôi vừa chín Nhà đổ mái bằng Trà pha thơm ngát Mời ông Dã Tràng. Dã Tràng móm mém Rụng hai chiếc răng Khen xôi nấu dẻo Có công Cua Càng |
Nguyễn Ngọc Phú
2. Đọc hiểu văn bản: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1) Bài thơ trên kể về điều gì? ( 0,5 điểm)
A. Cua Càng đi chợ
B. Cua Càng đi chơi
C. Cua Càng thổi xôi
2) Cua Càng nấu xôi như thế nào? (0,5 điểm)
A. Vừa đi vừa thổi
B. Ngồi thổi xôi
C. Đứng thổi xôi
3) Bài thơ trên có những con vật nào được nhân hóa?(0. 5 điểm)
A. Cua Càng, Tép, Ốc, Tôm, Dã Tràng.
B. Cua Càng, Tép. Ốc, Tôm, Sam, Dã Tràng.
C. Cua Càng, Tép, Ốc, Tôm, Sam, Còng, Dã Tràng
4) Bài thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? (0,5 điểm)
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Cả hai phương án trên
5) Viết những câu thơ thuộc mẫu câu “Ai thế nào?” trong khổ thơ 1 và 2 (1 điểm)
….……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….
6) Viết những câu thơ thuộc mẫu câu “Ai làm gì?” trong khổ thơ 3 và 4 (1 điểm)
….……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….
III. Kiểm tra luyện từ và câu (2 điểm)
1. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: (1 điểm)
- Cô bé ấy là một người con hiếu thảo.
....................................................................................................................................
- Mặt trời là nguồn năng lượng vô hạn.
....................................................................................................................................
- Mẹ đã cho tôi một bầu trời trong xanh đầy ước mơ.
.....................................................................................................................................
- Ngoài vườn, chim chóc chuyền cành hót líu lo.
..................................................................................................................................…
2. Thêm từ ngữ thích hợp để được hình ảnh so sánh: (1 điểm)
-Toàn thân con mèo phủ một bộ lông trắng muốt như…………………….
- Mặt trời đỏ như...........................................................................................………....
- Những vì sao đêm chi chít như...............................................................................
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Kiểm tra chính tả (3 điểm)
Nhìn - viết:
Chiếc áo len
Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá. Em muốn ngồi dậy xin lỗi mẹ và anh, nhưng vì xấu hổ vì mình đã vờ ngủ.
Áp mặt xuống gối, em mong trời mau sáng để nói với mẹ: "Con không thích chiếc áo len đó nữa. Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho cả hai anh em."
II. Kiểm tra bài tập chính tả (1 điểm)
Điền vào chỗ trống:
a. Tiếng chứa ch hay tr: (0,5 điểm)
Cây …….. có nhiều đốt nhỏ.
Mọi người không xếp hàng mà đứng ……….. lấn.
Mặt ……….. tỏa ánh nắng gay gắt.
b. Tiếng chứa vần ưc hay ưt: (0,5 điểm)
Hôm nay tổ em (trựt/trực) ……….. nhật, chúng em sẽ gắng (sứt/sức)………. giúp đỡ lẫn nhau.
Tết đến, mẹ dẫn em mua bánh, kẹo và cả (mứt/mức) ………. dừa nữa.
III. Kiểm tra tập làm văn (6 điểm)
Viết đoạn văn cho biết em thích nhân vật nào trong một câu chuyện (bộ phim) em đã đọc, đã nghe (đã xem)
Gợi ý:
- Câu chuyện em đã được nghe kể là gì?
- Em thích nhất nhân vật nào trong câu chuyện đó?
- Em thích nhất điều gì ở nhân vật đó?
- Em có suy nghĩ, cảm xúc gì về nhân vật đó?
….……………………………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………………………
1.2 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 - Đề số 2
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
BA ĐIỀU ƯỚC
Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một ông tiên tặng cho ba điều ước. Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi.
Lần kia gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kể, Rít lại ước có thật nhiều tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui.
Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những đám mây bồng bềnh trên trời, Rít ước bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rối cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê.
Lò rèn của Rít đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng ước mơ.
(Theo truyện cổ Ba-na)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Chàng Rít đã được ông tiên tặng cho thứ gì? (0,5 điểm)
A. Một căn nhà
B. Ba điều ước
C. Một hũ vàng
Câu 2: Chàng Rít đã ước những điều gì? (0,5 điểm)
A. Chàng ước trở thành vua, ước có thật nhiều tiền và ước có thể bay được như mây.
B. Chàng ước trở thành vua, ước được đi khắp muôn nơi và ước được trở về quê.
C. Chàng ước trở thành vua, ước được trở về quê và ước có thật nhiều tiền.
Câu 3: Vì sao những điều ước không mang lại hành phúc cho chàng Rít? (0,5 điểm)
A. Vì làm vua chán cảnh ăn không ngồi rồi, có tiền thì luôn bị bọn cướp rình rập và bay như mây mãi rồi cũng chán.
B. Vì làm vua sướng quá, có tiền thì bị bọn cướp rình rập và bay như mây lại thèm được trở về quê.
C. Vì làm vua chán cảnh ăn không ngồi rồi và luôn nơm nớp, lo sợ tiền bị bọn cướp lấy mất.
Câu 4: Chàng Rít đã nhận ra điều gì sau mỗi lần ước? (0,5 điểm)
A. Sống có ích mới là điều đáng ước mơ.
B. Sống nhàn hạ, không cần làm việc mới là điều đáng ước mơ.
C. Sống bên tình yêu thương của mọi người là điều đáng ước mơ
Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? (1 điểm)
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Câu 6: Nếu có ba điều ước, em sẽ ước những gì? (1 điểm)
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Câu 7: Ghép câu với mẫu câu tương ứng: (0,5 điểm)
a) Rít bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. 1) Ai là gì?
b) Rít là một chàng thợ rèn. 2) Ai làm gì?
Câu 8: Xác định công dụng của dấu hai chấm trong câu sau: (0.5 điểm)
Mờ sáng anh đỏ lửa lò rèn, vung búa chan chát trên đe rèn dao, liềm, cuốc cho bà con. Ai cũng quý mến anh. Bây giờ, anh mới thấy thấm thía: “Chỉ sống có ích mới là điều ước mơ.”
Công dụng của dấu hai chấm:..................................................................................
Câu 9: Đặt một câu cảm để khen tiết mục kể chuyện của bạn trong lớp. (1 điểm)
......................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Con đường đến trường
Con đường đưa tôi đến trường nằm vắt vẻo lưng chừng đồi. Mặt đường mấp mô. Hai bên đường lúp xúp những bụi cây cỏ dại, cây lạc tiên. Cây lạc tiên ra quả quanh năm. Vì thế, con đường luôn phảng phất mùi lạc tiên chín. Bọn con gái lớp tôi hay tranh thủ hái vài quả để vừa đi vừa nhấm nháp.
(Đỗ Đăng Dương)
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết đoạn văn giới thiệu tiết mục hát, múa (hoặc đóng vai) mà em hoặc nhóm em đã hoặc sẽ biểu diễn
2. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Chân trời sáng tạo
2.1 Đề thi Tiếng Việt học kì 1 lớp 3 - Đề số 1
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
a) Đọc văn bản (3 điểm)
Học sinh đọc bài “Ước mơ màu xanh” trang 86 sách Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
b) Trả lời câu hỏi (1 điểm)
Câu hỏi:
- Khoảng trời của đám cây non là gì? (0,5 điểm)
- Theo em, vì sao cô bé ước mơ trở thành người làm vườn? (0,5 điểm)
II Kiểm tra đọc hiểu (3 điểm)
1. Đọc văn bản:
Con sông quê hương
Con sông Hồng chảy qua quê hương em. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo xanh mướt của đồng bằng Bắc Bộ. Nó đã gắn bó với tuổi thơ ấu của em, làm ấm lòng biết bao trái tim bé nhỏ. Ôi! Con sông thân thương!
... Ánh bình minh vàng chan hoà trên mặt sông ấm áp. Những đám cỏ non còn ướt đẫm sương đêm, ngơ ngác trong giấc mộng ngọt ngào . Từng đoàn thuyền giong buồm ra khơi, thả lưới đánh cá. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên xáo động cả mặt sông. Trông kìa, các em bé té nước cho nhau cười như nắc nẻ. Chúng bơi lội, chúng lặn ngụp như những chú cá heo. Sông dịu dàng ôm chúng vào lòng như một người mẹ. Sông chảy giữa những bụi dâu, bãi mía xanh ngắt. Tiếng sóng vỗ ì oạp vào bờ, như hát, như reo vui cùng chúng em. Hai bên bờ, các cô các bà đem chăn màn ra giặt ra phơi, mồ hôi ướt đẫm tấm lưng gầy…
Ôi dòng sông! Sông đẹp dịu dàng trong những ngày nắng đẹp, sông trắng xoá trong những cơn mưa bụi mùa hè. Sông đỏ ngầu, ầm ầm, tức giận chảy xiết mỗi khi nước lũ tràn về. Sông muốn cho chúng em cuộc sống yên bình.
Sông ơi! Sông hãy đưa nước về nuôi sống cho những cánh đồng bốn mùa tươi tốt. Sông hãy đưa cá về nuôi sống những người dân.
Nguồn: Giáo dục
2. Đọc hiểu văn bản: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1) Dòng sông được so sánh với sự vật nào? (0,5 điểm)
A. Tấm áo xanh mướt
B. Dải lụa đào
C. Trái tim bé nhỏ
2) Từ chúng trong câu “Sông dịu dàng ôm chúng vào lòng như một người mẹ”, chỉ ai/ vật nào? (0,5 điểm)
A. Những chú cá
B. Các em bé
C. Đoàn thuyền
3) Trong những cơn mưa mùa hè, dòng sông biến đổi như thế nào? (0,5 điểm)
A. Sông đẹp dịu dàng
B. Sông đỏ ngầu, ầm ầm tức giận
C. Sông trắng xóa
4) Cuối bài thơ, tác giả muốn sông làm gì?(0,5 điểm)
A. Đưa nước về nuôi sống cho những cánh đồng bốn mùa tươi tốt
B. Đưa cá về nuôi sống những người dân
C. Cả 2 phương án trên
5) Viết lại những từ ngữ chỉ màu sắc trong bài đọc?(1 điểm)5
….…………………………………………………………………………………………………
III. Kiểm tra luyện từ và câu (4 điểm)
1. Gạch chân dưới các hình ảnh so sánh trong đoạn văn dưới đây: (1 điểm)
Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như đàn con nằm quanh bụng mẹ. Khi có gió, thuyền mẹ cót két rên rỉ, đám xuồng con lại húc húc vào mạn thuyền mẹ như đòi bú ti.
2. Tìm các từ chỉ hoạt động trong các câu sau và viết lại vào chỗ chấm: ( 1 điểm)
- Em bé cười tươi như hoa nở.
………………………………………………………………………………………………………
- Hùng chạy nhanh như tên bắn.
………………………………………………………………………………………………………
- Ngân hát như chim sơn ca đang hót.
………………………………………………………………………………………………………
- Quả bóng lăn trên sân như chân ai đá.
………………………………………………………………………………………………………
3. Viết 3 - 4 câu theo mẫu “Ai làm gì?” có chứa các từ ngữ ở bài tập 2: (2 điểm)
….…………………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………………..
….…………………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………………..
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Kiểm tra chính tả (3 điểm)
Nhìn - viết:
Người Mẹ
Một người mẹ có con bị Thần Chết bắt đi. Nhờ Thần Đêm Tối chỉ đường, bà vượt qua bao nhiêu khó khăn, hi sinh cả đôi mắt của mình để dành lại đứa con đã mất. Thấy bà mẹ, Thần Chết vô cùng ngạt nhiên. Thần không hiểu rằng: vì con, người mẹ có thể làm được tất cả.
II. Kiểm tra bài tập chính tả (1 điểm)
Tìm các từ:
a) Gồm 2 tiếng, đều bắt đầu bằng: (0,5 điểm)
- Chữ ch: (M: chậm chạp)………………………………………………………………..
- Chữ tr: (M: trong trẻo)………………………………………………………………….
b) Tiếng chứa vần uôt hay uôc. (0,5 điểm)
- Chú (chuột/chuộc) ………… nhắt đang chui trong xó bếp.
- Bà ốm, em đi lấy (thuốt/thuốc)………….. cho bà uống.
- Tết đến nhà em quây quần (luột/luộc)…………… bánh chưng.
III. Kiểm tra tập làm văn (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu tả một đồ dùng cá nhân em thích
Gợi ý:
- Đồ vật ấy là gì?
- Đồ vật ấy có hình dáng thế nào? Màu sắc ra sao?
- Cấu tạo của đồ vật ấy gồm những bộ phận nào?
- Cách sử dụng đồ vật đó.
- Tình cảm của em dành cho đồ vật đó
.….…………………………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………………………
2.2 Đề thi Tiếng Việt học kì 1 lớp 3 - Đề số 2
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
AI ĐÁNG KHEN NHIỀU HƠN?
Ngày nghỉ, thỏ Mẹ bảo hai con:
- Thỏ Anh lên rừng kiếm cho mẹ mười chiếc nấm hương, Thỏ Em ra đồng cỏ hái giúp mẹ mười bông hoa thật đẹp!
Thỏ Em chạy tới đồng cỏ, hái được mười bông hoa đẹp về khoe với mẹ. Thỏ Mẹ nhìn con âu yếm, hỏi:
- Trên đường đi, con có gặp ai không?
- Con thấy bé Sóc đứng khóc bên gốc ổi, mẹ ạ.
- Con có hỏi vì sao Sóc khóc không?
- Không ạ. Con vội về vì sợ mẹ mong.
Lát sau, Thỏ Anh về, giỏ đầy nấm hương. Thỏ Mẹ hỏi vì sao đi lâu thế, Thỏ Anh thưa:
- Con giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc nên về muộn, mẹ ạ.
Thỏ Mẹ mỉm cười, nói:
- Các con đều đáng khen vì biết vâng lời mẹ. Thỏ Em nghĩ đến mẹ là đúng, song Thỏ Anh còn biết nghĩ đến người khác nên đáng khen nhiều hơn!
(Theo Phong Thu)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Ngày nghỉ, Thỏ Mẹ bảo hai con làm việc gì giúp mẹ ? (0,5 điểm)
A. Thỏ Anh lên rừng hái hoa; Thỏ Em ra đồng kiếm nấm hương
B. Thỏ Em kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Anh hái mười bông hoa.
C. Thỏ Anh kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Em hái mười bông hoa.
Câu 2: Thỏ em làm gì khi đến đồng cỏ? (0,5 điểm)
A. Chạy nhảy tung tăng trên đồng cỏ.
B. Hái những bông hoa đẹp nhất.
C. Hái được mười bông hoa đẹp nhất.
Câu 3: Vì Sao Thỏ Anh đi hái nấm về muộn hơn Thỏ em? (0,5 điểm)
A. Vì Thỏ Anh đi đường xa hơn.
B. Vì Thỏ Anh bị lạc đường.
C. Vì Thỏ Anh giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc.
Câu 4: Vì sao Thỏ Mẹ nói Thỏ Anh đáng khen nhiều hơn? (0,5 điểm)
A. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ.
B. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ và còn biết nghĩ đến người khác.
C. Vì Thỏ Anh hái được nhiều nấm hương.
Câu 5: Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc gì nữa thì cũng sẽ được khen như Thỏ Anh? (1 điểm)
Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc..................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Câu 6: Nhập vai Thỏ Anh: Em hãy viết lời cảm ơn gửi đến Thỏ mẹ sau lời khen về việc làm của mình. (1 điểm)
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Câu 7: Dấu gạch ngang ở các câu trong đoạn văn được dùng để làm gì? (0.5điểm)
Công dụng dấu gạch ngang:..................................................................
...................................................................................................................
Câu 8: Điền từ ngữ chỉ đặc điểm thích hợp với các hình ảnh trong bài sau: (0,5 điểm)
Giọt mưa: .................................................................................................
Bầu trời: ...................................................................................................
Câu 9: Đặt một câu có sử dụng từ ngữ ở câu 8. (1 điểm)
..................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT : (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Cánh rừng trong nắng
Khi nắng đã nhạt màu trên những vòm cây, chúng tôi ra về trong tiếc nuối. Trên đường, ông kể về những cánh rừng thuở xưa. Biết bao cảnh sắc hiện ra trước mắt chúng tôi: bày vượn tinh nghịch đánh đu trên cành cao, đàn hươu nai xinh đẹp và hiền lành rủ nhau ra suối, những vạt cỏ đẫm sương long lanh trong nắng.
(Vũ Hùng)
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn nêu tình cảm của em với thầy cô giáo hoặc một người bạn
3. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Kết nối tri thức
3.1 Đề thi môn Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 - Đề số 1
KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
a) Đọc văn bản (3 điểm)
Học sinh đọc bài “Món quà đặc biệt” trang 86, 87 sách Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức
b) Trả lời câu hỏi (1 điểm)
Câu hỏi:
- Vì sao bố rất vui khi nhận quà mà người chị lại rơm rớm nước mắt?
- Bố đã làm gì để hai chị em cảm thấy rất vui? (0,5 điểm)
II Kiểm tra đọc hiểu (4 điểm)
Đọc văn bản:
Hãy tập thể dục.
Sức khỏe rất cần thiết trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Bác Hồ đã nói: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe".
Có sức khỏe, con người mới vui sống, học hành, công tác, chiến đấu tốt. Vì vậy, Bác thường khuyên: "Nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe .... Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ cũng nên làm và ai cũng làm được. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe". Đó cũng là bổn phận của người dân yêu nước.
Các em cần biết, tập thể dục không chỉ để khỏe mạnh mà còn là để phát triển giống nòi. Bác Hồ đã từng nêu gương và nhắc nhở: "Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào tôi cũng tập". Trong các em, ai đã làm theo lời Bác dạy? Còn chần chờ gì nữa, hãy cùng nhau tập thể dục.
(Sưu tầm)
Đọc hiểu văn bản: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1) Sức khỏe cần thiết như thế nào đối với đất nước? (1 điểm)
A. Sức khỏe giúp giữ gìn dân chủ.
B. Sức khỏe giúp xây dựng nước nhà, gây đời sống mới.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
2) Tập thể dục hàng ngày mang lại lợi ích gì cho sức khỏe? (1 điểm)
A. Mang lại nhiều tiền bạc
B. Làm cho khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ
C. Mang lại niềm tin, giúp em học giỏi
3) Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy? (1 điểm)
A. Để cơ thể khỏe mạnh, em phải siêng năng tập thể dục
B. Để cơ thể, khỏe mạnh, em phải siêng năng tập thể dục
C. Để cơ thể khỏe mạnh, em phải siêng năng tập, thể dục
4) Bác Hồ đã từng nêu gương và nhắc nhở gì? (1 điểm)
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
Kiểm tra luyện từ và câu (2 điểm)
Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Ai( cái gì, con gì )? Gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Là gì?”(1 điểm)
- Cây tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.
- Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc.
- Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu niên Việt Nam.
Đặt 2 câu có sử dụng hình ảnh so sánh (so sánh âm thanh với âm thanh, so sánh hoạt động với hoạt động) để kể về một bạn trong lớp em. (1 điểm)
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
Kiểm tra chính tả (3 điểm)
Nhìn - viết:
Ông Ngoại
Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, ông dẫn tôi lang thang khắp các căn lớp trống. Ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này
Kiểm tra bài tập chính tả (1 điểm)
Điền vào chỗ trống
a) l hay n?
Làm nương
Xen vào giữa những đám đá tai mèo, những …ương đỗ, ..ương ngô xanh um trông như những ô bàn cờ. Các bà, các chị …ưng đeo gùi, tấp nập đi …àm …ương. Những con bò vàng bước đi thong thả. Chốc chốc, một điệu hát Hmông lại vút …ên trong trẻo.
b) v hay d?
Xe đò
Chiếc xe đò từ Sài Gòn …ề làng, …ừng trước cửa nhà tôi. Xe dừng nhưng máy …ẫn nổ, anh lái xe …ừa bóp kèn, …ừa vỗ cửa xe, kêu lớn:
- Thằng Năm …ề!
Chị tôi đang ngồi sàng gạo, …ội ….àng đứng …ậy, chạy vụt ra đường.
Kiểm tra tập làm văn (6 điểm)
Viết 4-5 câu nêu cảm nghĩ của em về một người bạn
Gợi ý:
Người bạn đó là ai?
Điều gì ở bạn khiến em nhớ nhất?
Em có tình cảm thế nào với bạn?
….……………………………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………………………
3.2 Đề thi môn Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 - Đề số 2
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
NGƯỜI BẠN NHỎ, TÁC ĐỘNG LỚN
Vào một ngày trời nóng nực, sư tử mệt mỏi sau một ngày dài kiếm ăn, nó nằm ngủ dưới một gốc cây. Một chú chuột nhắt đi ngang qua, trông thấy sư tử ngủ say liền nhảy múa đùa nghịch trên lưng sư tử.
Sư tử tỉnh giấc, nó khá giận dữ và túm lấy chuột nhắt mắng:
- Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh? Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta.
Chuột nhắt sợ hãi van xin:
- Xin ngài tha cho tôi, tôi sẽ không bao giờ quên ơn, tôi hứa sẽ trả ơn ngài vào một ngày nào đó.
Sư tử thấy buồn cười với lời van xin đó của chuột nhắt, nhưng nó cũng thấy tội nghiệp và thả cho chuột nhắt đi. Chuột nhắt mừng quá vội vã chạy đi.
Ít lâu sau, khi đang săn mồi trong rừng, sư tử vướng vào lưới của thợ săn. Nó không thể nào thoát được. Sư tử gầm lên kêu cứu vang động khắp khu rừng.
Bỗng chú chuột lần trước được sư tử tha mạng nghe thấy, nó vội chạy đến xem sao. Thấy sư tử mắc trong lưới, nó bảo: “Ông đừng lo, tôi sẽ giúp!”. Chuột lấy hết sức gặm đứt các dây lưới để sư tử chạy thoát. Lúc này, sư tử mới thấy rằng làm điều tốt cho người khác sẽ luôn được nhớ công ơn.
(Sưu tầm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Sư tử đã có thái độ như nào khi bị một chú chuột nhắt nhảy múa, đùa nghịch trên lưng nó? (0,5 điểm)
A. Sư tử vui vẻ, đùa giỡn cùng chú chuột.
B. Sư tử giận dữ, túm lấy chuột nhắt mắng.
C. Sư tử buồn bã, kể chuyện với chuột.
Câu 2: Vì sao chú chuột nhắt lại sợ hãi van xin sư tử? (0,5 điểm)
A. Vì bị dọa sẽ nghiền nát bằng móng vuốt của sư tử.
B. Vì không cho chú về nhà với mẹ.
C. Vì sẽ bị sư tử nhai nghiền nát.
Câu 3: Chuột nhắt đã van xin điều gì khiến sư tử thấy buồn cười và tội nghiệp mà thả nó đi? (0,5 điểm)
A. Chuột nhắt sẽ làm nô lệ cho sư tử.
B. Chuột nhắt sẽ dâng hết thức ăn cho sư tử.
C. Chuột hứa sẽ trả ơn sư tử vào một ngày nào đó.
Câu 4: Chú chuột đã có hành động nào để giúp sư tử chạy thoát? (0,5 điểm)
A. Chuột kêu cứu và được các bạn chuột khác đến giúp đỡ.
B. Chuột nhờ bác gấu đến hù dọa thợ săn.
C. Chuột gặm đứt các dây lưới.
Câu 5: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của chú chuột nhắt? (1 điểm)
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Câu 6: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? (1 điểm)
....................................................................................................................
....................................................................................................................
...................................................................................................................
Câu 7. Tìm và viết lại từ ngữ chỉ sự vật trong câu sau: (0,5 điểm)
Sư tử gầm lên kêu cứu vang động khắp khu rừng.
Từ ngữ chỉ sự vật:.....................................................................................
Câu 8. Tìm câu kể trong những câu dưới đây: (0,5 điểm)
a. Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh?
b. Ông đừng lo, tôi sẽ giúp!
c. Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta.
Câu kể:......................................................................................................
Câu 9. Viết một câu có từ chỉ đặc điểm của chú sư tử. (1 điểm)
..................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Ông ngoại
Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo tôi tới trường. Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, ông dẫn tôi lang thang khắp các căn lớp trống. Ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.
(Theo Nguyễn Việt Bắc)
2. Luyện tập (6 điểm)
Nói về ngôi trường của em hoặc ngôi trường mà em mơ ước
Tải về để lấy trọn 18 đề thi mới nhất có đáp án và bảng ma trận!
.................
4. Đề thi học kì 1 lớp 3 Tải nhiều
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 3 Kết nối tri thức - Tất cả các môn
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 3 Chân trời sáng tạo - Tất cả các môn
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 3 Cánh Diều - Tất cả các môn
- Bộ đề thi Toán lớp 3 học kì 1 Tải nhiều
- Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 Tải nhiều
- Bộ đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 3 Có đáp án
- Bộ đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 3 theo Thông tư 27
- Bộ đề thi học kì 1 Tiếng Anh 3 Global Success
Từ khóa » Thi Học Kì 1 Lớp 3 Môn Tiếng Việt
-
Bộ 46 đề Thi Học Kì 1 Môn Tiếng Việt Lớp 3 Tải Nhiều
-
Bộ đề Thi Học Kì 1 Môn Tiếng Việt Lớp 3 Năm 2021
-
Top 40 Đề Thi Tiếng Việt Lớp 3 Học Kì 1, Học Kì 2 Năm 2021
-
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN TIẾNG VIỆT 3 CÓ ĐÁP ÁN
-
Bộ 15 đề Thi Học Kì 1 Môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tìm Đáp Án
-
Đề Thi Học Kỳ 1 Tiếng Việt Lớp 3 - Tìm đáp án
-
Đề Thi Học Kì 1 Môn Tiếng Việt Lớp 3
-
Bộ 15 đề Thi Học Kì 1 Lớp 3 Môn Tiếng Việt Năm Học 2021 - 2022
-
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 3 Môn Tiếng Việt Mới Nhất
-
Bộ đề ôn Tập Cuối Học Kì 1 Lớp 3 Môn Tiếng Việt Năm Học 2021-2022
-
Đề Thi Học Kì 2 Lớp 3 Môn Tiếng Việt | - Trang 2
-
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 3 Môn Tiếng Việt
-
✓ Đề ôn Thi Học Kì 1 Môn Tiếng Việt Lớp 3 - Đề 3 - TIP HAY
-
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 3 Môn Tiếng Việt