25 đề Thi Thử THPT QG 2019 Môn Ngữ Văn ôn Luyện đề Thi Mẫu đề ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- THPT Quốc Gia >>
- Ngữ Văn
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.26 KB, 6 trang )
Phần A20 ĐỀ MINH HỌA THEO CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤCĐỀ 18ĐỌC HIỂUĐọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Tư tưởng chủ bại khiến người ta cứ lần khần, dùng dằng, rối trí. Trong khi thời gian thì trôi vun vút,nào có chờ đợi ai. Các bạn nên nhớ, không có gì là quá sớm, cũng chẳng có gì là quá muộn. Khái niệmsớm hay muộn là do mình tự nghĩ ra và tự giới hạn cho mình. Vấn đề là muốn hay không muốn. Nếumuốn, quyết tâm làm.Tony có anh bạn, bác sĩ, khi anh sang Mỹ định cư, anh đã 35 tuổi. Bên Mỹ họ không công nhận bằngbác sĩ của mình, nên anh phải học lại. Ai cũng khuyên anh từ bỏ, thôi làm nail cho xong. Anh không nghelời ai, cứ mày mò, đánh vần từng chữ tiếng Anh và có được bằng bác sĩ Mỹ lúc 46 tuổi. Ít ai biết thươnghiệu 7UP thành công sau 6 lần UP thất bại.Có làm thì mới có sai. Sai thì sửa. Sửa rồi sẽ tốt đẹp hơn. Người hay chỉ trích người khác phạm sailầm thế này thế nọ, là vì họ dư thời gian quá. Đâu có thấy 1 chủ doanh nghiệp lên mạng đăng đàn chỉtrích cái anh gì mua Iphone bên Singapore đâu, vì họ đầu tắt mặt tối ăn còn không kịp. Nên các bạn trẻ,nếu muốn làm thì cứ làm, trong phạm vi tự mình trả giá thì cứ mạnh dạn. Bỏ vài ba chục triệu tiền đểdành thay vì mua smartphone, mình đem ra sản xuất kinh doanh thử, trường hợp xấu nhất thì coi như điđường rớt mất cái smartphone. Sai càng nhiều lúc còn trẻ thì khả năng thành công trong tương lai cànglớn. Và tuyệt đối, không chỉ trích người khác. Không dành thời gian cho việc lảm nhảm đó. Nếu thèm chỉtrích quá thì nên tự trách mình. Nằm gác tay lên trán suy nghĩ về đời mình. Phân tích vì sao sai, nguyênnhân, nếu cho làm lại thì mình sẽ làm tốt hơn như thế nào.(Theo: />Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?Câu 2. Chỉ ra một thành ngữ và giải thích ý nghĩa thành ngữ được sử dụng trong văn bản.Câu 3. Việc tác giả đưa ra câu chuyện anh bạn, bác sĩ và chuyện sản xuất kinh doanh thử có tác dụng gì?Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với lời tác giả gửi gắm không: Sai càng nhiều lúc còn trẻ thì khả năng thànhcông trong tương lai càng lớn. Nêu lí do vì sao?TẬP LÀM VĂNCâu 1.Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của Anh/Chị về ý nghĩa sửa sai lầm trongcuộc sống được gợi ở phần Đọc hiểu.Câu 2.Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu. Liên hệtình huống truyện "Chữ người tử tù" (Nguyễn Tuân)HƯỚNG DẪN TRẢ LỜIPhần/CâuNội dungIĐỌC HIỂU1- Phương thức biếu đạt chính của văn bản: tự sự.2- Thành ngữ: "Đầu tắt mặt tối."- Giải thích ý nghĩa: tả tình trạng phải làm lụng vất vả liên miên, hết việc này đến việc khác,không có lúc nào được nghỉ ngơi.3- Việc tác giả đưa ra câu chuyện anh bạn, bác sĩ và chuyện sản xuất kinh doanh thử có tácdụng:Trang 1/5+ Câu chuyện anh bạn, bác sĩ: có ý nghĩa đề cao ý chí quyết tâm thực hiện đến cùng nhữngdự định của con người;+ Câu chuyện sản xuất kinh doanh thử: có ý nghĩa trong mọi việc làm, muốn thành công, cầnphải chấp nhận thất bại;4- Học sinh có thể trình bày đồng tình hoặc không đồng tình hoặc vừa đồng tình, vừa khôngđồng tình theo ý riêng, nhưng có lí giải đúng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và phápluật. Sau đây là vài gợi ý:+ Nếu theo hướng đồng tình: xuất phát từ câu nói: thất bại là mẹ thành công. Mỗi người làmbất cứ điều gì, nhất là thời còn trẻ, khi gặp khó khăn, thất bại, ta không nên nản lòng, bỏcuộc. Bởi vì qua cái sai, ta mới rút ra kinh nghiệm, tìm mọi cách khắc phục để tìm đến cáiđúng.+ Nếu theo hướng không đồng tình: Tuy nhiên, trong thực tế, có những khó khăn, trở ngạiquá lớn so với khả năng của con người. Cho nên có khi ta tiếp tục dấn thân vào cái sai sẽnhận lấy hậu quả đáng tiếc.+ Nếu theo hướng vừa đồng tinh vừa không đồng tình: kết hợp hai ý kiến trên.IITẬP LÀM VĂN1Suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa sửa sai lầm trong cuộc sống.- Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy ý thể hiện trong phần Đọc hiểu) để nêu vấn đềcần nghị luận.- Các câu phát triển đoạn:+ Giải thích: Sai lầm là những điều trái với yêu cầu khách quan hoặc với lẽ phải, dẫn đến hậuquả không hay. Sửa sai lầm là tìm cách khắc phục cái sai, đi đến cái đúng một cách kịp thời.+ Bàn luận, phân tích, chứng minh: Tại sao con người dễ mắc sai lầm? Cuộc đời vốn không bằng phẳng, dễ dàng; conngười thường xuyên phải đối mặt với khó khăn, gian khổ; trong khi đó, năng lực củacon người có giới hạn. Sai lầm là một tất yếu không thể tránh khỏi. Ý nghĩa của việc sửa sai lầm: "Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại" - sẽchẳng ai trách bạn nếu bạn nhận ra và chịu trách nhiệm về sai lầm của bản thân. Sẽ tốthơn nếu bạn tự sửa chữa, biến thất bại này thành một bài học cuộc sống, và sử dụng nóđể giúp bạn làm việc tốt hơn. Thêm vào đó, tự rút kinh nghiệm cho bản thân và tránhsai sót về sau. Phê phán những người mắc sai íầm, biết sai mà không nhận ra hoặc không biết sửa saikịp thời, thậm chí càng lún sâu vào sai lầm nặng hơn.- Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: Tuổi trẻ cần nhận thức đượcý nghĩa của việc sửa sai, tránh tự ti, mặc cảm. Phải chứng minh việc sửa sai bằng việc làm cụthể.2Phân tích tình huống truyện trong tác phấm Chiếc thuyên ngoài xa. Liên hệ tình huốngtruyện “Chữ người tử tù”.* Mở bài.- Nguyễn Minh Châu khi bàn về tình huống truyện đã từng phát biểu: "...những người cầmbút có cái biệt tài có thể chọn ra trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian màở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống...nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phầnTrang 2/5ẩn nấu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đờinhân loại".- Với ý nghĩa đó, truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" quả thật là một "khoảnh khắc chứađựng cả một đời người" khi xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo mang tính nhậnthức, khám phá phát hiện đời sống.* Thân bài.- Nhà văn Nguyễn Minh Châu là nhà văn giàu tâm huyết, luôn trăn trở về một nền văn họcxứng đáng với tầm vóc dân tộc và với sự kì vọng của nhân dân. Nguyên Ngọc gọỉ ông là:"người mở đường tinh anh và tài năng".- Trước 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu mang cảm hứng sử thi lãng mạn, huyền ảotạo nên vẻ đẹp rực rỡ của các tác phẩm thời chiến. Sau 1975, cảm hứng của ông dần dầnchuyển sang tính chất triết luận về những giá trị nhân bản đời thường, khám phá ý nghĩa bảnchất con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoànthiện nhân cách.- “Chiếc thuyên ngoài xa” được in lần đầu tiên trong tập “Bến quê”, sau được tác giả lấylàm tên chung cho cả tuyến tập truyện ngắn của mình, in năm 1987. Trong thiên truyện ngắnnày, Nguyễn Minh Châu đã tạo dựng được một tình huống truyện vô cùng đặc sắc.Tình huống truyện là gì?:- Là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiệnlên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. Theo NguyễnMinh Châu, “tình huống truyện là lát cắt của đời sống mà qua đó ta thấy được cả trăm nămcủa loài thảo mộc".- Tóm tắt tình huống truyện: Đó là tình huống nhận thức trước một hiện tượng đầy nghịch lícủa cuộc sống. Nghệ sĩ Phùng đến vùng biển miền Trung chụp ảnh làm lịch và tiếp cận đượccảnh chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm hết sức thơ mộng. Ngay sau đó, tại bãi biển, anhchứng kiến nghịch cảnh của cuộc sống – đó là cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài sốngtrên chính chiếc thuyền kia.Tĩnh huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa" được xây dựng qua việc phát hiện ranhững nghịch lí của Phùng, một nghệ sĩ nhiếp ảnh săn tìm cái đẹp ở ngoài bãi biển và ở toàán huyện.- Ở ngoài bãi biển, nghệ sĩ Phùng đã phát hiện ra một cảnh đẹp trời cho mà cả đời bấmmáy anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần:+ Anh đã “phục kích" mất mấy buổi sáng và cả tuần lễ suy nghĩ và tìm kiếm. Và cuối cùnganh mới tìm được một cảnh ưng ý. Đó là tấm ảnh nghệ thuật có một không hai trong sựnghiệp cầm máy của Phùng. Bức ảnh hiện lên trong tầm ngắm thật tuyệt diệu: "Mũi thuyền inmột nét mơ hồ loè nhoè vào ban sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồngcủa ánh sương mai chiếu vào". Không gian là mặt biển sương mù; thời gian là lúc sáng sớm,đêm chưa tan hẳn, ngày thì cũng chỉ mới bắt đầu. Sắc màu có sự trộn lẫn của màu trắng đụcvà màu hồng hồng. Trong cảnh tinh mơ và chớm bình minh ấy, chiếc thuyền ngoài xa hiệnlên “loè nhoè", mơ hồ như thực, như ảo. Đó quả thật là một khoảnh khắc, một “cảnh đất trờicho” như chính Phùng thú nhận.+ Bố cục tấm ảnh cũng được Phùng chọn điếm rất phù hợp: "Tất cả khung cảnh ấy nhìn quanhững cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệtcánh một con dơi”. Cảnh cũng có sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người.Trang 3/5+ Cảnh đẹp, lãng mạn, hài hoà từ đường nét đến màu sắc, ánh sáng. Phùng nhận định rằng:"toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơngiản và toàn bích". Chính vẻ đẹp đẽ ấy của ngoại cảnh mang lại đã góp phần làm thăng hoatrái tim người nghệ sĩ. Một khoảnh khắc khám phá phát hiện ra cái đẹp của thiên nhiên tạovật - con người. Phùng xúc động, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của chiếc thuyền lúc bìnhminh. Phùng trở nên "bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào".+ Tâm hồn anh bỗng thấy trong ngần. Phùng như đang bay lên, đang thăng hoa cùng cái đẹp.Cái đẹp đã thanh lọc tâm hồn con người, khiến con người trở nên thánh thiện, cao thượng.Phùng vui sướng khi khám phá ra chân lý của sự toàn thiện: bản thân cái đẹp chính là đạođức. Thế là nhịp tay liền với nhịp tim, Phùng đã chụp hết cái khoảnh khắc tuyệt diệu, trongngần ấy. Tấm ảnh này, sau đó đã trở thành kiệt tác nghệ thuật của Phùng.- Nhưng ngay sau đó, người nghệ sĩ lại phát hiện ra một sự thực trớ trêu và đầy nghịchlí như trò đùa quái ác của cuộc sống. Cảnh thiên nhiên toàn bích nhưng cảnh đời thìđen tối.+ Anh đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đànbà xấu xí mệt mỏi và cam chịu, một lão đàn ông thô kệch dữ dằn độc ác, coi việc đánh vợnhư một phương cách giải toả những khổ đau của cuộc đời.+ Phùng cay đắng nhận thấy: hoá ra đằng sau cái vẻ đẹp thơ mộng của "chiếc thuyền ngoàixa" trên biển sớm mờ sương lại là một sự thực tàn nhẫn của bi kịch gia đình. Đằng sau cái vẻđẹp ấy mới là sự thực của cuộc đời. Cái vẻ đẹp bên ngoài ấy nhiều khi thường đánh lừa tanhư vậy.- Tại toà án huyện, Phùng lại tiếp tục phát hiện ra những nghịch lý:+ Người đàn bà chịu nhiều thua thiệt, mang số phận éo le, cuộc đời chất chồng những cayđắng khổ đau: vất vả trong công cuộc mưu sinh, thường xuyên bị hành hạ về thân xác, đaukhổ dằn vặt về tinh thần. Nhưng chị dứt khoát van xin toà "đừng bắt con bỏ nó".-> Nghịch lý: người có thiện chí giúp đỡ nạn nhân lại bị nạn nhân từ chối quyết liệt.+ Ở chị vẫn ngời lên chất ngọc lấm láp từ cuộc sống còn nhiều vất vả đắng cay: nhẫn nhịn,chịu đựng hi sinh vì con, là người đàn bà từng trải sâu sắc, thấu hiểu mọi lẽ đời, vị tha, nhânhậu, bao dung, biết chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ để làm nên ý nghĩa cuộc đời.-> Nghịch lí: Người vợ tốt lại bị chồng ngược đãi; vợ bị bạo hành nhưng vẫn cam chịu,quyết không bỏ chồng, lại còn bênh vực kẻ vũ phu đó.Ý nghĩa tình huống truyện.- Giúp nhà văn gửi gắm những thông điệp tư tưởng và nghệ thuật:+ Thông điệp về cách nhìn cuộc sống; Cái đẹp ngoại cảnh có khi che khuất cái xấu của đời sống (ban đầu Phùng ngây ngấttrước cái đẹp bề ngoài của hình ảnh con thuyền, về sau anh nhận ra vẻ đẹp ngoại cảnhđó đã che lấp cuộc sống nhức nhối bên trong con thuyền). Cái xấu cũng có thể làm cáiđẹp bị khuất lấp (tìm hiểu sâu gia đình hàng chài, Phùng lại thấy cuộc sống nhức nhốiấy làm khuất lấp nhiều nét đẹp của không ít thành viên trong gia đình). Về phía nhân vật Đẩu, anh nhận ra: Đằng sau cái vô lí là cái có lí (việc người đàn bà bịhành hạ là vô lí, nhưng người đàn bà ấy không muốn rời bỏ chồng lại có lí riêng); đằngsau cái tưởng chừng đơn giản lại chứa chất nhiều phức tạp (ban đầu, Đẩu tưởng li hônlà cách giải quyết dứt điểm được sự việc, sau anh nhận ra quan hệ của họ có nhiều ràngbuộc phức tạp hơn nhiều). Muốn giải quyết những vấn đề của cuộc sống, không chỉTrang 4/5dựa vào thiện chí, pháp luật hoặc lí thuyết sách vở, mà phải thấu hiểu cuộc sống và cầncó giải pháp thiết thực. Từ sự phức tạp ấy, Nguyễn Minh Châu đã để Phùng nhận ra rằng: để hiểu được sự thậtđời sống không thể nhìn đơn giản, người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều và sâu sắchơn. Bởi cái bên ngoài chưa hẳn là bản chất thật bên trong, nhiều khi còn đối lập vớiphẩm chất bên trong, không phải bao giờ cái Đẹp cũng thống nhất với cái Thiện, vìthế, cần phải có cái nhìn đa chiều sâu sắc, cảm thông với cuộc sống và con người.+ Thông điệp nghệ thuật: Thể hiện tuyên ngôn nghệ thuật về trách nhiệm người nghệ sĩ: Không nên tách rời nghệthuật với cuộc đời, cần phải rút ngắn khoảng cách giữa cuộc đời và nghệ thuật; nghệ sĩkhông được nhìn cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải có tấm lòng, có canđảm, và biết trăn trở về con người.- Tình huống truyện góp phần làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm:+ Giá trị hiện thực: Cuộc sống đói nghèo lạc hậu tăm tối là nguyên nhân dẫn tới nạn bạohành gia đình. Cuộc chiến đấu bảo vệ quyền sống của cả dân tộc trải qua bao hi sinh gian khổnhưng cuộc đấu tranh bảo vệ quyền sống của từng con người còn đầy cam go, lâu dài, cần cósự quan tâm của cách mạng, của cộng đồng.+ Giá trị nhân đạo: Sự chia sẻ cảm thông của tác giả với những số phận đau khổ tủi nhục củanhững người lao động vô danh đông đảo trong xã hội. Lên án, đấu tranh với cái xấu, cái ácvẫn còn tồn tại trong từng gia đình. Phát hiện, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người laođộng.Nghệ thuật:+ Trần thuật khách quan, hấp dẫn.+ Xây dựng tình huống truyện mang tính nhận thức, khám phá.+ Miêu tả tâm lý nhân vật thông qua hành động.+ Ngôn ngữ chọn lọc, tinh tế.Liên hệ tình huống truyện "Chữ người tử tù".Giới thiệu ngắn gọn về Nguyễn Tuân và "Chữ người tử tù":+ Nguyễn Tuân là "người nghệ sĩ suối đời đi tìm và phụng sự cái Đẹp" và cũng là cây bút rấtmực tài hoa, uyên bác. Nhà văn thường quan sát, miêu tả thế giới ở phương diện thẩm mĩ vàđánh giá con người dưới góc độ tài hoa, nghệ sĩ.+ Truyện ngắn "Chữ người tử tù" trích trong tập "Vang bóng một thời" (1940) là tác phẩmtiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước Cách mạng. Tác phẩm được đánhgiá là "gần đạt đến sự hoàn mĩ".- Điểm giống:+ Đều là những tình huống tạo sự bất ngờ, kịch tính, tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm.+ Cả hai tình huống đều mang tính khám phá, ngợi ca cái đẹp; cái tài của người nghệ sĩ.- Điểm khác: Tình huống truyện "Chiếc thuỳên ngoài xa" là tình huống mang nhận thứcmang tính khám phá, phát hiện đời sống; truyện ngắn "Chữ người tử tù" là tình huống hànhđộng.- Tình huống truyện độc đáo của truyện ngắn "Chữ người tử tù":+ Đó là cuộc gặp gỡ kì lạ đầy éo le, trớ trêu giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Trớ trêu thaytrên bình diện xã hội, Huấn Cao và quản ngục là những kẻ đối địch nhau, là kẻ thù của nhau.Trang 5/5Trên phương diện tài hoa, nghệ sĩ, họ lại là những người bạn tri ân, tri kỉ của nhau. Mộtngười là nghệ sĩ, sáng tạo cái đẹp; một người biết thưởng thức và trân trọng cái đẹp. Mộtngười khí phách hiên ngang, cứng cỏi đỉnh thiên lập địa; một người ngưỡng mộ khí phách,biết "biệt nhỡn liên tài".+ Đó là một cuộc gặp gỡ kì lạ: không gian diễn ra cuộc gặp gỡ là chốn ngục tù, ẩm thấp, bẩnthỉu. Thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ cũng rất ấn tượng: đó là những ngày cuối cùng của ngườitử tù trước khi bị giải về kinh chịu án chém.- Ý nghĩa của tình huống truyện:+ Góp phần làm tăng kịch tính của tác phẩm: cuộc gặp gỡ éo le tưởng chừng như đối lậpnhưng được mở nút bằng cảnh cho chữ - "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có". Đó là mộtcảnh tượng thiêng liêng bi tráng; người tù viết chữ trong tư thế: "cổ đeo gông chân vướngxiềng"; không gian nhà tù ẩm thấp, bẩn thiu lại là nơi cái đẹp thăng hoa, cái tâm và cái tài lênngôi; Huấn Cao lồng lộng uy nghi toả sáng bao nhiêu, bóng dáng của quản ngục, thơ lại càngbé nhỏ bấy nhiêu.+ Góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm: khẳng định sự bất tử của cái đẹp, sự tấtthắng của cái chân, cái thiện, cái mĩ trong cuộc đối đầu với những gì xấu xa, tăm tối, độc ác.Thông điệp nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm qua tình huống truyện là thông điệp về sức mạnhcảm hóa kì diệu của nghệ thuật, của cái đẹp "Cái đẹp cứu rỗi nhân loại".+ Góp phần bộc lộ tính cách nhân vật: nhân vật Huấn Cao vừa hiên ngang, dũng liệt vừa tàihoa nghệ sĩ lại giữ được thiên lương trong sáng, lành vững. Quản ngục cũng hiện lên là mộtngười có khí phách, biết "biệt nhỡn liên tài", trân trọng tài năng và khí phách.+ Thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: một người nghệ sĩ tài hoa, đầy cátính, luôn tìm tòi, khám phá cái đẹp, cái đẹp độc đáo, phi thường nhưng vẫn mang giá trịnhân văn sâu sắc.=> Cả hai tình huống truyện tuy khác nhau về cách xây dựng nhưng đều thể hiện những điểmnhìn nghệ thuật về con người và cái tâm, cái tài của người nghệ sĩ. Qua đó cho thấy tài năngbậc thầy truyện ngắn của hai nhà văn Nguyễn Tuân và Nguyễn Minh Châu.* Kết bài.- Khái quát lại vấn đề cần nghị luận.- Khắng định vai trò, vị trí của tác giả, tác phẩm.(Theo: />Trang 6/5
Tài liệu liên quan
- Đề thi thử THPTQG năm 2019 môn toán megabook đề 18 file word có đáp án image marked
- 7
- 309
- 5
- 7 đề thi thử THPT QG 2019 môn địa lý ôn luyện đề thi mẫu đề 1 file word có đáp án image marked
- 7
- 98
- 1
- 8 đề thi thử THPT QG 2019 môn địa lý ôn luyện đề thi mẫu đề 2 file word có đáp án image marked
- 7
- 129
- 0
- 9 đề thi thử THPT QG 2019 môn địa lý ôn luyện đề thi mẫu đề 3 file word có đáp án image marked
- 7
- 77
- 0
- 10 đề thi thử THPT QG 2019 môn địa lý ôn luyện đề thi mẫu đề 4 file word có đáp án image marked
- 7
- 108
- 0
- 11 đề thi thử THPT QG 2019 môn địa lý ôn luyện đề thi mẫu đề 5 file word có đáp án image marked
- 6
- 113
- 0
- 12 đề thi thử THPT QG 2019 môn địa lý ôn luyện đề thi mẫu đề 6 file word có đáp án image marked
- 7
- 121
- 0
- 13 đề thi thử THPT QG 2019 môn địa lý ôn luyện đề thi mẫu đề 7 file word có đáp án image marked
- 6
- 123
- 0
- 14 đề thi thử THPT QG 2019 môn địa lý ôn luyện đề thi mẫu đề 8 file word có đáp án image marked
- 6
- 122
- 0
- 15 đề thi thử THPT QG 2019 môn địa lý ôn luyện đề thi mẫu đề 9 file word có đáp án image marked
- 6
- 136
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(418.26 KB - 6 trang) - 25 đề thi thử THPT QG 2019 môn ngữ văn ôn luyện đề thi mẫu đề 18 file word có đáp án image marked Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » đọc Hiểu Tư Tưởng Chủ Bại Khiến Người Ta
-
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Văn, Liên Hệ Bi Kịch Trương Ba Và Chí ...
-
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Văn, Liên Hệ Bi Kịch Trương ...
-
ĐỀ SỐ 5. 2018 - THƯ VIỆN VĂN HỌC - HỒNG LOAN TQ
-
HỌC NGỮ VĂN - I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc Văn Bản Sau Và...
-
[DOC] Người Soạn đề: ĐẶNG THỊ AN - Trường THPT Lý Bôn
-
Tư Tưởng Chủ Bại Khiến Người Ta Cứ Lần Khần, Dùng Dằng, Rối Trí ...
-
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2021 Môn Văn Số 14 (có đáp án)
-
34 đề đọc Hiểu Môn Ngữ Văn Theo Cấu Trúc đề Thi THPT Quốc Gia ...
-
Đề Số 36 - Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn
-
Đề Số 4 - Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn
-
Đề Số 44 - Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn
-
Hướng Dẫn Tư Tưởng Chủ Bại Khiến Người Ta Lần Khần - Lớp.VN
-
Đề Số 44 - Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Học Tốt
-
Bộ đề Đọc Hiểu Trong Mỗi Chú Bé Hay Nhất Thi THPT Quốc Gia