25 Từ đẹp Về Tình Yêu Không Có Trong Tiếng Anh - ULIS VNU

Sự ấm áp khi ở bên người mình yêu là “Gezelligheid” trong tiếng Hà Lan.

25-tu-dep-ve-tinh-yeu-khong-co-trong-tieng-anh-page-2
Tiếng Anh có từ “Fate” chỉ “số phận” một cách chung chung. Còn “Yuanfen” là Duyên phận, một sự sắp đặt bí ẩn nào đó đã đưa hai con người đến với nhau theo cách nói của người Trung Quốc.
25-tu-dep-ve-tinh-yeu-khong-co-trong-tieng-anh-page-2-1
Các cặp đôi thường trải qua tình huống dỗi hờn không thèm nhìn mặt nhau, dù chỉ là giả vờ sau một cuộc cãi vã. Người Tamil đã tinh ý nhận ra sự giả vờ đáng yêu này và đặt tên cho nó là “Oodal”.
25-tu-dep-ve-tinh-yeu-khong-co-trong-tieng-anh-page-2-2
Cảm giác khoan khoái, thoải mái khi được chìm đắm trong tình yêu được gọi là “Forelsket” theo tiếng Đan Mạch.
25-tu-dep-ve-tinh-yeu-khong-co-trong-tieng-anh-page-2-3
Hành động dùng cái mũi nhạy cảm hít hà vào cổ người yêu cũng được đặt tên trong tiếng Bồ Đào Nha, với từ “Cheiro no cangote”.
25-tu-dep-ve-tinh-yeu-khong-co-trong-tieng-anh-page-2-4
Sau một thời gian xa cách, hai người yêu nhau được chìm đắm trong cảm giác hạnh phúc khi gặp lại. Người Pháp đặt tên cho cảm xúc thăng hoa này là “Retrouvailles”.
25-tu-dep-ve-tinh-yeu-khong-co-trong-tieng-anh-page-2-5
Đã bao giờ bạn cảm thấy hồi hộp đến nghẹt thở khi gặp gỡ người trong mộng? Tiếng Tagalog gọi tên tình cảm này là “Kilig”.
25-tu-dep-ve-tinh-yeu-khong-co-trong-tieng-anh-page-2-6
Khi vướng vào lưới tình, một kẻ đang si mê ai đó sẽ không còn thiết tha đến chuyện ăn uống. “Manabamaste” là từ để chỉ cảm giác này trong ngôn ngữ của người dân sống trên đảo Phục sinh.
25-tu-dep-ve-tinh-yeu-khong-co-trong-tieng-anh-page-2-7
Chỉ có tình yêu mới đem lại cái hạnh phúc giản đơn, không ghen tị khi chứng kiến người mình yêu gặp được điều may mắn. Tiếng Hebrew của người Do Thái có một từ dùng để mô tả niềm hạnh phúc này là “Firgun”.
25-tu-dep-ve-tinh-yeu-khong-co-trong-tieng-anh-page-2-8
Có những cặp đôi chỉ đến lúc xa nhau mới nhận ra mình đã yêu nhau. Ngôn ngữ tiếng Việt có từ nào mô tả tình huống này? Trong tiếng Hindi, từ đó là “Viraha”.
25-tu-dep-ve-tinh-yeu-khong-co-trong-tieng-anh-page-2-9
Khi vừa gặp một người mà bạn đã cảm thấy muốn yêu, đó là “Koi no yokan” trong tiếng Nhật.
25-tu-dep-ve-tinh-yeu-khong-co-trong-tieng-anh-page-2-10
Mũi tên của thần ái tình khiến một người nào đó cảm thấy yêu ngay lập tức khi gặp đối phương. Tình huống “yêu ngay lần đầu gặp gỡ” này được gọi là “Flechazo” trong tiếng Tây Ban Nha.
25-tu-dep-ve-tinh-yeu-khong-co-trong-tieng-anh-page-2-11
“Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”, hai người đã rất thích nhau nhưng chưa ai dám tiến đến, chỉ mới liếc mắt đưa tình và cả hai đều hy vọng người kia sẽ đưa ra động thái tỏ tình đầu tiên. Cái liếc nhìn đầy phức tạp này cũng có tên là “Mamihlapinatapei” theo cách nói của người dân trên đảo Tierra del Fuego. Sách kỷ lục Guinness từng ghi nhận đây là “Từ cô động, súc tích nhất” thế giới.
25-tu-dep-ve-tinh-yeu-khong-co-trong-tieng-anh-page-2-12

Sự mong chờ một chuyến thăm của người mình yêu được gọi là “Iktsuarpok” theo ngôn ngữ của những người ở vùng phương Bắc xa xôi.

Theo VnExpress

Từ khóa » Kẻ Bí ẩn Tiếng Anh Là Gì