26 Lỗi Vi Phạm Và Ký Hiệu Tay Của Trọng Tài Bóng Chuyền (Phần 1)
Có thể bạn quan tâm
Lỗi sai vị tríLỗi vi phạm đường biênLỗi giữ bóngChậm trễ giao bóng Vượt qua lưới Net Foul hoặc Net Serve Hàng sau tấn công đúng luật Hàng sau tấn công phạm luật Lỗi chắn bóng hoặc screening Chạm bóng Xem thêm các lỗi khácĐể có thể trở thành một cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp thì việc đầu tiên bạn cần phải biết sẽ là nắm vững luật chơi và đặc biệt là các ký hiệu tay của trọng tài bóng chuyền. Cùng Hồng Phúc Sport tìm hiểu 26 lỗi và ký hiệu tay của trọng tài bóng chuyền qua bài viết dưới đây.
- Kỹ thuật chuyền bóng chuyền – chìa khóa để chiến thắng
- 26 lỗi vi phạm và ký hiệu tay của trọng tài bóng chuyền (Phần 2)
1. Lỗi sai vị trí (Line Violation)
Trong bóng chuyền các đội phải bắt đầu mỗi đợt phát bóng theo một vị trí cụ thể. Điều này có nghĩa là người chơi phải đứng theo đúng thứ tự trên sân.
Khi đội bạn giành được điểm trong lượt đối phương phát bóng thì khi giao bóng đội bạn phải xoay vị trí theo chiều kim đồng hồ. Cầu thủ ở vị trí số 2 cũ sẽ đứng ở vị trí số 1, cầu thủ ở vị trí số 3 cũ sẽ chuyển sang vị trí số 2 và lần lượt. Vị trí số 1 mới sẽ là người giao bóng. (Đồ thể thao)
Nếu một đội đứng sai vị trí vào thời điểm giao bóng tấn công hoặc giao bóng sai người, đội kia sẽ được tính điểm.
Trọng tài bóng chuyền sẽ chỉ ra điều này bằng cách duỗi thẳng cánh tay của họ một góc 45 độ so với mặt sàn ở bên có lỗi. Sau đó thực hiện chuyển động xoay thành vòng tròn nhỏ để báo rằng đội đó đã phạm lỗi sai vị trí.
2. Lỗi vi phạm đường biên (illegal Hit)
Khi giao bóng trong bóng chuyền, việc giẫm lên hoặc vượt qua đường biên trong khi giao bóng là phạm luật.
Đường biên cơ sở là hai đường tạo thành mỗi đầu của sân bóng chuyền. Nếu trọng tài bóng chuyền biên hoặc trọng tài chính phát hiện một cầu thủ bước lên hoặc qua vạch khi giao bóng, họ sẽ thông báo bằng cách: chỉ tay xuống đường biên bị dẫm lên.
3. Lỗi giữ bóng (illegal Hit)
Có rất nhiều hành động bị coi là phạm luật khi chơi bóng. Hình thức phổ biến nhất của lỗi này là giữ bóng quá lâu. Cầu thủ sẽ bị phạt nếu quả bóng nằm yên trên tay trong một thời gian dài.
Trọng tài bóng chuyền sẽ bắt lỗi này bằng cách đặt cẳng tay của họ ra trước mặt với lòng bàn tay hướng lên trên. Sau đó, di chuyển lòng bàn tay lên trên để báo hiệu một tình huống phạm lỗi.
4. Chậm trễ giao bóng (delay of service)
Sau khi trọng tài thổi còi để bắt đầu, một đội có 8 giây để giao bóng. Nếu vì bất cứ lý do gì mà một đội không bắt đầu sau 8 giây thì đội bên kia sẽ được điểm.
Trọng tài bóng chuyền sẽ báo lỗi này bằng cách giơ tay của họ lên với bàn tay mở hướng ra trước và trao điểm cho đội đối phương.
5. Vượt qua lưới (Over-the-net)
Trong bóng chuyền, bạn không được phép đưa tay qua lưới để cản phá bóng, tuy nhiên, thực tế có khá nhiều trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc này.
Bạn được phép đưa tay qua lưới để chơi bóng nếu đối phương đã sử dụng hết 3 lần chạm bóng của họ. Bạn cũng có thể vươn người và tấn công bóng nếu bóng đang di chuyển về phía bạn và không có khả năng đối phương tiếp tục chơi bóng.
Khi xảy ra lỗi này, trọng tài bóng chuyền sẽ thông báo bằng cách đặt cánh tay của họ trên đầu lưới khi đứng trên bục.
Nếu trọng tài không đứng trên bục, họ có thể sử dụng cánh tay còn lại của mình theo chiều dọc để tạo lưới trong khi đặt cánh tay còn lại của họ theo chiều ngang trên đầu để biểu thị điều tương tự.
6 kỹ thuật bóng chuyền cơ bản mà bạn cần nắm vững
6. Net Foul hoặc Net Serve (Net Fault or net Serve)
Đây chắc chắn là một trong những quy tắc được biết đến nhiều trong bóng chuyền tuy nhiên ngay cả quy tắc đơn giản này đôi khi cũng bị hiểu nhầm.
Trong bóng chuyền, bạn thực sự có thể chạm vào lưới miễn là nó không ảnh hưởng đến trận đấu. Tuy nhiên, có rất ít tình huống mà cầu thủ chạm vào lưới mà không ảnh hưởng đến trận đấu.
Nếu có lỗi lưới xảy ra, trọng tài bóng chuyền sẽ đưa tay của họ về phía đội phạm lỗi và đặt tay lên lưới để chỉ ra lỗi.
7. Hàng sau tấn công đúng luật (Legal Back-Row Attack)
Có rất ít trường hợp mà trọng tài bóng chuyền sử dụng đến ký hiệu này. Mà gần như là tôi chưa từng gặp trường hợp nào.
Trong bóng chuyền, nếu một cầu thủ ở hàng sau, họ không được phép tấn công bóng từ phía trước vạch 3m (10 foot), trừ khi họ nhảy từ sau vạch. Vậy tình huống tấn công đúng luật thì trận đấu vẫn sẽ tiếp tục như vậy cho đến khi có đội ghi điểm.
Theo tôi thì ký hiệu này sẽ chỉ được sử dụng khi xảy ra tranh cãi. Trọng tài bóng chuyền sẽ xác định tình huống là đúng luật bằng cách đặt cánh tay của họ ở độ cao ngang vai và vẫy nó trực tiếp xuống trong khi giữ thẳng cánh tay.
8. Tấn công giao bóng / hàng sau tấn công phạm luật (illegal Attack of serve)
Trong bóng chuyền, đặc biệt là ở trình độ cao thì đánh bóng từ hàng sau là một lựa chọn rất tốt và được sử dụng khá nhiều.
Như tôi đã nói ở trên, trong bóng chuyền, một cầu thủ hàng sau tấn công bóng từ trong hoặc trước vạch 3m (10 foot) là vi phạm luật.
Khi tập trung vào bóng, rất khó để phán đoán chính xác đâu là vạch phân cách và như vậy có thể xảy ra một tình huống tấn công trái luật ở hàng sau.
Tấn công bóng từ trên độ cao của lưới từ một quả giao bóng cũng là phạm luật. Luật này là để ngăn mọi người nhảy lên và cố gắng chặn hoặc đánh quả giao bóng trở lại.
Cả hai lỗi này sẽ được trọng tài chỉ ra theo cùng một cách. Trọng tài bóng chuyền sẽ giơ cẳng tay của họ chỉ để cánh tay nằm ngang vai. Từ vị trí này, họ sẽ thực hiện chuyển động vẫy tay xuống.
9. Lỗi chắn bóng hoặc screening (illegal Block/Screening)
Lỗi này có thể gây ngạc nhiên cho bạn vì bạn sẽ thường thấy các cầu thủ từ đội giao bóng giơ cánh tay của họ để hạn chế tầm nhìn của đội còn lại.
Tuy nhiên, việc này thực sự là phạm luật trong bóng chuyền. Có một cách giải thích khá lỏng lẻo về quy tắc này.
Ý tôi muốn nói ở đây là người chơi được phép tập hợp lại với nhau và giơ tay miễn là đội đối phương có tầm nhìn rõ ràng tới người giao bóng và đường bay của bóng. Điều này có nghĩa là miễn là đội giao bóng đứng đúng các vị trí cơ sở bình thường thì sẽ không bị phạm lỗi.
Vì vậy, dựa trên điều này, bạn có thể tự hỏi khi nào chính xác một tình huống screening hoặc chặn bóng bất hợp pháp sẽ xảy ra.
Trong khi các cầu thủ được phép tập hợp lại với nhau và giơ tay, các cầu thủ tuyệt đối không được phép di chuyển cùng với các cầu thủ nhận bóng của đội đối phương để đảm bảo tầm nhìn của họ không bị che khuất. Ngoài ra, cũng không được phép cho một cầu thủ đứng phía trước cầu thủ giao bóng để hạn chế tầm nhìn.
Nếu lỗi này xảy ra, trọng tài bóng chuyền sẽ chỉ ra bằng cách giơ cả hai tay lên cao ngang đầu và hướng lòng bàn tay mở về phía sân.
10. Chạm bóng (Ball Touched)
Mọi người đều biết rằng nếu quả bóng tiếp đất ra ngoài đường giới hạn thì đó là điểm cho đội đối diện của cầu thủ chạm vào nó cuối cùng.
Khi một quả bóng được đánh bởi một bên tấn công, việc các cầu thủ cản phá chạm vào bóng là điều khá phổ biến.
Điều quan trọng là các trọng tài cần chỉ ra được nếu bóng tiếp đất sau một cú chặn từ các cầu thủ phòng ngự thì đội tấn công sẽ được điểm.
Trọng tài bóng chuyền sẽ chỉ ra rằng quả bóng đã được chạm vào và bay ra ngoài bằng cách đặt một tay lên và đưa ra trước mặt họ, với tay kia, họ sẽ phủ các ngón tay lên trên. Điều này cho thấy quả bóng chạm vào ai đó và sau đó bay ra khỏi họ và đi ra ngoài
Xem thêm 26 lỗi vi phạm và ký hiệu tay trong tài trong bóng chuyền phần 2
Hồng phúc Sport chuyên cung cấp những mẫu quần áo, giày và các dụng cụ thi đấu bóng chuyền tốt nhất với đủ kích cỡ và màu sắc phù hợp cho mọi lứa tuổi.
Từ khóa liên quan: ký hiệu trọng tài bóng chuyền, ký hiệu tay của trọng tài bóng chuyền, ký hiệu tay trong bóng chuyền, ký hiệu tay của trọng tài bóng chuyền hơi, cách bắt trọng tài bóng chuyền, các ký hiệu trọng tài bóng chuyền, cách bắt trọng tài biên bóng chuyền, các kí hiệu trong bóng chuyền, các hiệu lệnh bằng tay của trọng tài bóng chuyền, ký hiệu trọng tài bóng chuyền hơi, ký hiệu bóng chuyền.
Từ khóa » Kể 17 Lỗi Trong Bóng Chuyền
-
Các Lỗi Thường Gặp Trong Bóng Chuyền Mà Bạn Nên Chú ý đến
-
5 Lỗi "Kinh Điển" Trong Bóng Chuyền Người Chơi Thường Hay Mắc ...
-
Luật Thi đấu Bóng Chuyền Mới Nhất Của LĐBC Việt Nam - Webthethao
-
Luật Bóng Chuyền Hơi Năm 2022 Mới Nhất - Webthethao
-
[PDF] Bóng Chuyền 2 2. Mục Tiêu Của Học Phần
-
CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI CHƠI BÓNG CHUYỀN MÀ BẠN NÊN ...
-
Những Lỗi Kỹ Thuật Phổ Biến Thường Xảy Ra Khi Chơi Bóng Chuyền
-
Bóng Chuyền – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lỗi đập Bóng Tấn Cơng: Chạm Bóng Của Cầu Thủ Chắn Bóng - 123doc
-
Bài 4: Một Số điều Luật Cơ Bản Môn Bóng Chuyền
-
ôn Tập Lý Thuyết Bóng Chuyền Potx - Tài Liệu Text - 123doc
-
[PDF] LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG CHUYỀN I ...
-
Luật Chơi Bóng Chuyền
-
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM BÓNG CHUYỀN SỐ 11 Dttn Bc 11 Doc - Nslide