3.000 Năm Văn Hóa Phục Sức Của Con Người Trên Google

Một thiết kế mới của Rei Kawakubo
Một thiết kế mới của Rei Kawakubo

Thế nào là thời trang? Thời trang có ý nghĩa gì? Thời trang có nghĩa là quần áo mặc lên người? Thời trang và phong cách có khác nhau không? Thời trang là nghệ thuật?

Liên hoan Glastonbury đã cấm bán loại mũ đội đầu của thổ dân châu Mỹ bản địa vì có ý kiến cho rằng những người không phải là thổ dân châu Mỹ đội loại mũ này là xúc phạm và thể hiện thiếu tôn trọng về mặt văn hóa
Liên hoan Glastonbury đã cấm bán loại mũ đội đầu của thổ dân châu Mỹ bản địa vì có ý kiến cho rằng những người không phải là thổ dân châu Mỹ đội loại mũ này là xúc phạm và thể hiện thiếu tôn trọng về mặt văn hóa

Là nghệ thuật và là cách chúng ta sống

Có rất nhiều câu hỏi và nhiều cách giải thích khác nhau cho những chủ đề này. Thông thường, thời trang được xem như một “ngành”, thể hiện sức sáng tạo của nhà thiết kế, nhà mốt, hay các thương hiệu. Mảng kinh doanh này có quy mô và ảnh hưởng rất lớn trên quốc tế, có thể tạo ra các làn sóng kinh tế.

Ví dụ với Pháp, ngành thời trang quan trọng với quốc gia này về mặt xã hội và văn hóa tới mức ngành này chịu quy định và có được hỗ trợ rất lớn từ chính phủ.

Nhưng thời trang cũng có nghĩa là một xu hướng gì đó hợp thời, được ưa thích, cái gì đó đang nóng sốt ở thời điểm hiện tại. Quần áo chúng ta mặc thể hiện con người chúng ta, và quan trọng hơn, là người chúng ta muốn trở thành.

Thời trang cũng là nghệ thuật. Khắp thế giới, các bảo tàng đều có các viện trang phục nhằm đặt thời trang trong một bối cảnh, giúp giải thích thời trang như một mảng nghệ thuật.

Đáng chú ý nhất là bảo tàng Victoria & Albert Museum (V&A, London, Anh) và Metropolitan Museum of Art (The Met, New York, Mỹ), hai nơi liên tục có những sự kiện triển lãm thời trang.

Năm 2011, triển lãm luân phiên Savage Beauty với những tác phẩm thiết kế của Alexander McQueen và thương hiệu của ông, cũng như thương hiệu Givenchy của Paris.

Từ bộ sưu tập đầu tiên tới bộ cuối cùng, triển lãm là ví dụ cho thấy như bất kỳ một thể loại nghệ thuật nào, thời trang cũng có thể sử dụng để kể các câu chuyện, ví dụ như trong The Widows of Culloden, và biểu hiện về các vấn đề và quy chuẩn xã hội, ví dụ với triển lãm VOSS năm 2011 có chủ đề về sức khỏe tinh thần.

Triển lãm này trở thành nổi bật nhất trong lịch sử của V&A, và là một trong những triển lãm có đông khách thăm nhất tại The Met.

Kỹ thuật block printing của người Ấn
Kỹ thuật block printing của người Ấn

Lịch sử ẩn giấu

Quần áo của chúng ta mặc được đan xen vào lịch sử và di sản của chúng ta. Bởi vì điều này liên quan tới di sản và văn hóa, sự phù hợp về văn hóa cũng là vấn đề quan trọng.

Năm 2015, liên hoan Glastonbury đã cấm bán loại mũ đội đầu của thổ dân châu Mỹ bản địa vì có thỉnh cầu trên trang Change.org cho rằng những người không phải là thổ dân châu Mỹ đội loại mũ này là xúc phạm và thể hiện thiếu tôn trọng về mặt văn hóa.

Những người phản đối cho rằng văn hóa của họ không phải để cho người khác đưa lên người.

Hoặc với khăn buộc đầu durag của cộng đồng người Mỹ gốc Phi cũng thế. Durag có mục tiêu để bảo vệ các kiểu tóc trong cộng đồng người da màu, chúng cũng là một di sản văn hóa chung của họ.

Đó là lý do có những phản ứng tiêu cực khi những người nổi tiếng như Kylie Jenner choàng lên đầu durag.

Một manh quần áo không hẳn chỉ là chất liệu nilông, mà chính là kết tinh của những vật lộn và cả thắng lợi trong một cuộc đời. Quần áo chúng ta mặc kể về văn hóa và di sản của chúng ta, những thứ chúng ta không dễ dàng rời bỏ.

Truyền thống cũng tham gia vào trong quá trình tạo ra và phát triển quần áo của chúng ta. Cách làm vật liệu, quy trình... đều gắn liền với các cộng đồng và các nền văn hóa.

Những họa tiết trên trang phục của các cộng đồng dân tộc thiểu số nói lên rất nhiều về bản sắc văn hóa của họ
Những họa tiết trên trang phục của các cộng đồng dân tộc thiểu số nói lên rất nhiều về bản sắc văn hóa của họ

Ví dụ như in khối (block printing) ở Ấn Độ hay họa tiết thêu của người Mông... những truyền thống này chính là cuộc sống của những thợ thủ công lành nghề, và là nguồn thu nhập của cộng đồng đó. Hầu hết các sản phẩm tweed và tartan tốt nhất vẫn được làm trên những hòn đảo Scotland, và dòng haute couture vẫn cần những xưởng thủ công ở Paris.

Những kỹ thuật đỉnh cao được truyền từ người này qua người khác, thế hệ này qua thế hệ khác, thông qua quá trình học việc của cộng đồng đang ngày càng ít người hơn.

Quần áo được đan xen vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta, nhưng quần áo cũng có lịch sử ẩn giấu: quá khứ đi song song với loài người.

Khi chúng ta mặc chiếc áo sơmi lên người vào buổi sáng, quàng khăn khi lạnh, hay mặc chiếc đầm điệu đà cho buổi tiệc, chúng ta đang sống trong lịch sử, chính trị, văn hóa của mình, tạo ra một lát cắt ngắn gọn thể hiện bản thân mình. Tất cả chúng đều có một thứ chung: chúng đều kể một câu chuyện, đôi khi kéo dài cả trăm năm lịch sử.

Chiếc đầm đen kinh điển của Chanel được ngôi sao màn bạc huyền thoại Audrey Hepburn mặc
Chiếc đầm đen kinh điển của Chanel được ngôi sao màn bạc huyền thoại Audrey Hepburn mặc

Cuộc cách mạng mới của áo quần

Tổng biên tập huyền thoại của tạp chí Vogue Diana Vreeland từng nói: “Bạn thậm chí có thể nhìn thấy cuộc cách mạng sắp tới trong quần áo.

Bạn có thể thấy và cảm nhận mọi thứ trong quần áo”. Đó là lý do Google cho ra mắt dự án We Wear Culture, dự án mới nằm trong khối nội dung chuyên về nghệ thuật và văn hóa của Google (Google Arts & Culture), giúp đem đến các câu chuyện đằng sau phục sức chúng ta dùng hằng ngay.

Hơn 180 bảo tàng, viện thời trang, trường học, kho dữ liệu và các tổ chức từ những trung tâm thời trang của New York, London, Paris, Tokyo, São Paulo và nhiều nơi khác đã tập hợp lại để tạo ra 3.000 năm về thời trang trên mạng.

Với 30.000 tác phẩm thời trang, có thể tìm kiếm mũ theo màu sắc hay giày theo mốc thời gian.

Trong hơn 450 triển lãm (trên mạng) như vậy, bạn có thể tìm thấy các câu chuyện từ thời Con đường tơ lụa đến gu thời trang dòng nhạc punk của Anh.

Hay gặp gỡ những biểu tượng và người tạo xu hướng như Coco Chanel, Cristóbal Balenciaga, Yves Saint Laurent hay Vivienne Westwood.

Dự án cũng có những thước phim thực tế ảo, tạo ra sức sống cho những câu chuyện về cuộc đời các biểu tượng đó.

Chiếc khăn durag của cộng đồng người Phi từng gây nhiều tranh cãi
Chiếc khăn durag của cộng đồng người Phi từng gây nhiều tranh cãi

Tìm hiểu những câu chuyện như làm thế nào chiếc váy của Chanel có thể khiến phụ nữ mặc màu đen vào bất kỳ dịp nào (Musée des Arts Décoratifs, Paris, France - 1925); hay gót nhọn đôi giày của Marilyn Monroe đã trở thành tuyên ngôn của sự trao quyền cho phụ nữ, thành công và nữ tính cho phụ nữ (Museo Salvatore Ferragamo from Florence, Italy - 1959); hay nhà thiết kế Vivienne Westwood đã có cái nhìn độc đáo thế nào về corset, một trong những loại trang phục gây tranh cãi nhất trong lịch sử Anh quốc (Victoria and Albert Museum, London, Anh quốc - 1990).

Ở châu Á, đó là câu chuyện Rei Kawakubo đã đem thẩm mỹ và kỹ thuật thủ công của người Nhật lên sàn diễn thời trang thế giới ra sao (Kyoto Costume Institute, Kyoto, Japan - 1983).

Và các thợ thủ công lành nghề làm giày, trang sức, làm túi... đã phát triển kỹ năng của mình qua các thế hệ, biến những bản vẽ thiết kế và các họa tiết thành quần áo chúng ta mặc thế nào?

Vào trang web để xem bộ sưu tập trang phục lớn nhất thế giới tại Viện Bảo tồn trang phục của Metropolitan Museum of Art và tìm hiểu xem các yêu cầu cần có để giữ gìn các đồ vật này cho thế hệ tương lai.

Khám phá hệ thống giữ cho một trong những ngành lớn nhất thế giới còn hoạt động. Ngoài ra, còn có ngôi sao YouTube Ingrid Nilsen sẽ đi đến từng tủ quần áo và tìm hiểu nhiều hơn về các câu chuyện đằng sau bộ quần áo mà chúng ta mặc hằng ngày.

We Wear Culture hiện phát trực tiếp tại g.co/wewearculture và qua ứng dụng di động của Google Arts & Culture.■

Từ khóa » Khăn Durag Là Gì