3.1.3.Hình ảnh Ngọn Lửa - 123doc

Chương 3: HÌNH ẢNH VÀ GIỌNG ĐIỆU THƠ LƯU QUANG VŨ

3.1.3.Hình ảnh ngọn lửa

sáng, sự ấm áp cho con người và vạn vật. Đi vào thơ kháng chiến, ngọn lửa trở thành biểu tượng của sức mạnh ý chí và nghị lực, là biểu tượng rực cháy của niềm tin và hy vọng chiến thắng,... Nhiều nhà thơ đã rất thành công khi lấy cảm hứng từ hình ảnh ánh đèn, ngọn lửa,... Tiêu biểu là Bằng Việt với bài thơ “Bếp lửa", Phạm Tiến Duật với bài “Lửa đèn", Chính Hữu với bài "Ngọn đèn đứng gác", .. Cũng như các nhà thơ khác, Lưu Quang Vũ đã xây dựng được nguồn cảm hứng dạt dào xoay quanh ánh lửa. Hình ảnh này xuất hiện 60 lần trong 121 bài thơ với những biểu hiện đa dạng: ngọn lửa, ánh lửa, đám lửa, bếp lửa, đống lửa, đốm lửa, lửa cháy, lửa đạn, lửa thắm, lửa ấm, lửa đỏ, lửa hồng,... Và cũng như những hình ảnh khác trong sáng tạo thi ca, ngọn lửa đi vào thơ Lưu Quang Vũ cũng vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu trưng, ẩn dụ.

Ngọn lửa trong thơ anh trước hết biểu trưng cho sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, lửa gắn liền với bom đạn:

-Lửa cháy bom rơi ta cầm súng lên đường -Lá khô cháy mịt mù gió lửa

-Em xa cách trong cắt chia lửa đạn -Sau căm giận, cách chìa, sau lửa đạn -Lửa cháy đỏ trời bốn phía ngoại ô -Lữ trẻ nhỏ ngập chìm trong đạn lửa...

108

Từ lửa, biểu trưng của sự hủy diệt sự sống trong chiến tranh, Lưu Quang Vũ đã mang đến cho lửa một sắc thái nghĩa khác, lửa là biểu tượng của sức mạnh bất diệt, lửa là phương tiện để con người đấu tranh chống bạo tàn:

-Hồn bạo chúa nghiến răng trong bụi cát Mọi ngai vàng theo lửa hóa tro than

(Trung Hoa)

-Lửa đường không có mặt Trong tay kẻ đốt nhà

Sẽ là tai ương khủng khiếp

Nhưng lửa của tình yêu khi tức giận Sẽ ra tro mọi lồng củi mọi ngai vàng Và những tên bạo chúa khôn ngoan Hết ảo tưởng thôi van xin chờ đợi Lửa sẽ bùng lên tự soi sáng cho mình...

(Mấy đoạn thơ về lửa)

Và đặc biệt, trong thơ Lưu Quang Vũ hình ảnh ngọn lửa được gắn chặt trong mối quan hệ với thơ ca - lửa là phương tiện để các nhà thơ thực hiện sứ mệnh thiêng liêng và cao cả của mình. Đối với anh, lửa chính là hình ảnh ẩn dụ của tình yêu, của khát vọng vươn lên, là ánh sáng soi đường cho con người đến với nhau, sống tốt đẹp hơn. Vì thế không phải ngẫu nhiên mà trong thơ, Lưu Quang Vũ nói nhiều đến vai trò và sứ mệnh của thơ ca qua hình ảnh ngọn lửa:

-Thơ là bó đuốc đốt thiêu, là bàn tay thắp lửa -Để thơ anh mang lửa đến cho đời

109

-Thơ không bao giờ câm lặng

Như nhịp đập của trái tim trung thực... Là ngọn lửa trắng trong

Trên lịch sử tối tăm trên tro bụi...

Ngọn lửa trong thơ Lưu Quang Vũ còn mang những hàm nghĩa khác, lửa là biểu tượng của sự sống trường tồn, từ đó soi rọi vào nhân dân, anh thấy: "Nhân dân có gì giống lửa phải không anh, Gió bão ngàn đời vẫn nối nhau chẳng tắt". Ý nghĩa lớn lao

này của lửa được Lưu Quang Vũ đúc kết lại trong đoạn cuối bài thơ "Mấy đoạn thơ về lửa":

Sự sống là lửa Thiêu hủy và sinh nở Bình minh là lửa

Mở ngày mới và xé toang ngày cũ...

Nhưng đối với Lưu Quang Vũ, lửa không chỉ là biểu tượng của những điều lớn lao, cao cả, mà lửa còn rất gần gũi, thiết thực trong cuộc sống đời thường. Nếu như mưa mát mẻ, xoa dịu, ru ngủ con người thì sự hiện diện của ngọn lửa khiến con người khao khát sống mạnh mẽ hơn, thực tế hơn. Hàng loạt từ "để" được lặp lại trong đoạn thơ sau đã gây ấn tượng về một trạng thái tinh thần đang căng thẳng, muốn tung bứt, vượt thoát khỏi những điều tẻ nhạt tầm thường:

Mưa mát mẻ trong thơ anh Là bàn tay êm dịu vuốt xoa Tôi chẳng thèm nghe nữa Hãy cho tôi chút lửa Trong ngôi nhà mùa đông Để tôi nướng sắn ăn

110

Để tôi sưởi ấm

Để tôi đốt rừng gai đen rậm

Chống lũ rắn thiêu bầy muỗi độc... Để tôi soi tỏ mặt người yêu...

Và quan trọng hơn, lửa còn là biểu tượng của tình yêu, của hạnh phúc gia đình. Nhiều lần anh đã ví: "Người yêu như lửa và như lụa", "Em là bóng cây, em là bếp lửa",... Ấm áp, lung linh trong các trang thơ anh là hình ảnh một người vợ hiền bên ngọn lửa hồng. Đây là nơi để tâm hồn từng cô đơn lạnh giá của anh được chở che và sưởi ấm:

-Anh đi lủi thủi trên đường

Đánh mất niềm tin tìm về bếp lửa. -Em là bóng cây, em là bếp lửa Che mát và sưởi ấm lòng anh -Mọi tên tuổi vinh dự chỉ hư danh

Chẳng nghĩa lý bằng chiều nay em nhóm bếp...

Như vậy, qua thơ, Lưu Quang Vũ đã mang lại nhiều sắc thái nghĩa mới cho hình ảnh ngọn lửa. Ngọn lửa trong thơ anh không chỉ tượng trưng cho sự sống, ánh sáng, sự ấm áp mà còn là biểu tượng của chiến tranh, của hạnh phúc, tình yêu, của sứ mệnh thi ca,... Và một lần nữa, Lưu Quang Vũ không chỉ ao ước được hóa thành ngọn gió: "để được ôm trọn vẹn nước non này", mà anh còn có một ước vọng khác, ấy là: được làm

ngọn lửa: "Cho ta làm ngọn lửa". Ngọn lửa với những hàm nghĩa tốt đẹp nhất của từ này.

3.1.4.Hình ảnh con tàu, bức tường, quả chuông

Từ khóa » Hình ảnh đốm Lửa đẹp