3/4 đoạn Cao Tốc Bắc – Nam Giai đoạn 1 Chậm Tiến độ, Phó Thủ ...
Có thể bạn quan tâm
Ngày 15/6, tại trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo của Chính phủ triển khai thực hiện dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo. Cùng với đó, 23 địa phương có dự án đi qua tham dự qua hình thức trực tuyến.
VÌ ĐÂU 3 DỰ ÁN THÀNH PHẦN CHẬM TIẾN ĐỘ?
Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 (giai đoạn 1), Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm cho biết, tổng giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đến ngày 10/6 đạt khoảng 23.544 tỷ đồng, tương đương 41,3% giá trị hợp đồng, chậm khoảng 0,74% giá trị hợp đồng so với kế hoạch.
Cập nhật tình hình thực hiện 4 dự án thành phần có tổng chiều dài 361 km hoàn thành năm 2022, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm cho biết, đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45 dài 63,4 km có sản lượng thực hiện đến nay đạt 64,2% giá trị hợp đồng, đáp ứng tiến độ yêu cầu.
Còn lại 3/4 dự án thành phần phải hoàn thành năm 2022 chậm tiến độ, gồm có đoạn Cam Lộ – La Sơn chậm 1,53%, Vĩnh Hảo – Phan Thiết chậm 1,93%, Phan Thiết – Dầu Giây chậm khoảng 3,8%.
Về tiến độ dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 (giai đoạn 2) đi qua 12 tỉnh, thành phố, Bộ Giao thông vận tải cho biết, đến nay, các địa phương tiến hành kiểm đếm, cắm mốc. Các địa phương đang tích cực chuẩn bị dự án để có thể khởi công vào cuối năm nay.
"Các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng hàng tháng, kịp thời, để có thể thanh toán kịp thời cho các nhà thầu trong bối cảnh biến động giá. Dứt khoát không để vì biến động giá mà các nhà thầu chần chừ, không hoàn thành công việc", Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đề nghị.
Cụ thể, hiện bàn giao cọc giải phóng mặt bằng cho các địa phương đạt 93%, tương ứng 670,3 km; 53,4km còn lại chủ yếu ở các nút giao sẽ hoàn thành bàn giao cho địa phương trước ngày 30/6.
Theo Bộ Giao thông vận tải, nguyên nhân chủ yếu gây chậm tiến độ giai đoạn 1 là khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp nền đường, thời tiết không thuận lợi và biến động giá vật liệu xây dựng. Tại khu vực dự án, mùa mưa đến sớm hơn so với thường lệ.
Đặc biệt, đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, còn thiếu khoảng 2,2 triệu m3 đất đắp nền.
Tại cuộc họp, liên quan đến vướng mắc về biến động giá vật liệu, Bộ Xây dựng thành lập các đoàn kiểm tra, khảo sát ban hành hướng dẫn việc thực hiện điều chỉnh hợp đồng, giá hợp đồng do ảnh hưởng biến động giá vật liệu đối với các dự án đang triển khai.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, hiện giá thép giảm so với quý 1/2022.
Ngoài ra, giá các loại vật liệu khác cũng không có biến động lớn.
ĐOẠN VĨNH HẢO - PHAN THIẾT CAM KẾT VỀ ĐÍCH ĐÚNG HẠN
Băn khoăn về các vướng mắc này, Phó Thủ tướng làm rõ liệu có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án trong năm 2022 hay không, đặc biệt các tháng tiếp theo sẽ là mùa mưa.
Giải đáp băn khoăn của Phó Thủ tướng, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm cho biết, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết hiện có 5 mỏ đất được cấp phép khai thác với tổng trữ lượng là 2,2 triệu m3 nhưng chưa thể khai thác.
Cụ thể, 1 mỏ với trữ lượng 0,11 triệu m3 nhà thầu đang hoàn thiện các thủ tục liên quan; 4 mỏ với trữ lượng 2,08 triệu m3, địa phương tạo điều kiện để các nhà thầu khai thác từ đầu tháng 5 nhưng phải dừng khai thác từ giữa tháng 5 để thực hiện điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Văn Phong cho biết thêm, tỉnh cấp phép 16/16 mỏ, đáp ứng yêu cầu 7,2 triệu m3 đất đắp nền cho toàn bộ dự án. Tuy nhiên, hiện nay còn 4 mỏ cấp phép nhưng đang làm thủ tục cho thuê đất.
"Trong tháng 6, tỉnh sẽ hoàn thành các thủ tục để các mỏ đi vào khác thác, bảo đảm tiến độ hoàn thành dự án trong năm 2022", lãnh đạo tỉnh Bình Thuận khẳng định.
Cũng theo Giám đốc Ban Quản lý dự án 7 Đinh Công Minh, tỉnh Bình Thuận hỗ trợ, tạo điều kiện cấp phép mỏ, khẳng định đến 30/6 sẽ hoàn thành toàn bộ đắp nền tuyến chính. Do đó, "chúng tôi cam kết dự án có thể về đích vào tháng 12/2022", ông Minh khẳng định.
Vừa qua, Ban Quản lý dự án 7 cắt chuyển 21 km của các nhà thầu chậm tiến độ, giao cho các nhà thầu khác thi công và đang thực hiện các thủ tục bổ sung nhà thầu phụ để thi công khoảng 4 km trong tháng 6. Hiện nay, các nhà thầu có những chuyển biển, tổ chức tăng ca, kíp thi công bảo đảm hoàn thành vào tháng 12.
KIÊN QUYẾT KHÔNG LÙI BẤT CỨ MỐC TIẾN ĐỘ NÀO
Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ghi nhận, kể từ cuộc họp lần thứ 2 của Ban Chỉ đạo vào ngày 22/4 vừa qua, đến nay, kết quả có nhiều chuyển biến.
Tuy nhiên, khối lượng công việc còn rất lớn. Theo đó, tổng chiều dài của các tuyến đường cao tốc được triển khai và hoàn thành giai đoạn 2021–2025 gấp gần 4 lần giai đoạn 2015– 2020 (1.932/487 km). Tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách thực hiện đường bộ cao tốc giai đoạn 2021–2025 cũng gấp gần 4 lần so với giai đoạn 2015–2020 (339 nghìn tỷ đồng/89 nghìn tỷ đồng).
"Nguồn vốn, khối lượng công việc là đặc biệt lớn, nếu không đổi mới, không quyết tâm thì không thể thực hiện được. Dự án trọng điểm quốc gia này là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ, trong đó, Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong tổ chức triển khai đảm bảo tiến độ, chất lượng".
Phó Thủ tướng
Yêu cầu Bộ Giao thông vận tải phải đổi mới cách làm, triển khai nhiệm vụ một cách chặt chẽ, quyết liệt, khẩn trương, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ có cơ chế giám sát hiệu quả tiến độ, chất lượng công trình, kiên quyết không lùi bất cứ mốc tiến độ nào đề ra.
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải phải thường xuyên kiểm tra hiện trường, đôn đốc các Ban Quản lý dự án, tư vấn, nhà thầu bám sát tiến độ thi công, yêu cầu các đơn vị kiểm soát chặt chẽ chất lượng.
Đồng thời làm việc với các địa phương để giải quyết các vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu...
Cùng với đó, tiến hành giao ban kiểm điểm tiến độ hàng tuần, có biện pháp xử lý ngay trách nhiệm người đứng đầu của các Ban Quản lý dự án có dự án chậm tiến độ.
"Mục tiêu không được phép thay đổi, từ nay tới cuối năm, dứt khoát phải hoàn thành 361 km của giai đoạn 1", Phó Thủ tướng nói và yêu cầu, các nhà thầu xây dựng không đáp ứng được yêu cầu thì phải điều chuyển khối lượng, thay thế ngay. Ban quản lý không hoàn thành nhiệm vụ, để xảy ra chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng cũng phải thay thế.
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận tháo gỡ mọi vướng mắc để các mỏ vật liệu đất đắp còn lại đi vào khai thác, không để ảnh hưởng tới tiến độ các dự án.
Liên quan đến giai đoạn 2 dự án cao tốc Bắc – Nam dài 729 km, Phó Thủ tướng cũng nêu rõ "không lùi bất cứ tiến độ nào".
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành hướng dẫn các địa phương triển khai Nghị quyết 43 của Quốc hội, Nghị quyết 18 của Chính phủ, nhất là hoàn thiện các thủ tục về đất đai, thiết kế, xác định tổng mức đầu tư; bảo đảm tiến độ phê duyệt 12 dự án thành phần của giai đoạn 2 trong tháng 6 để khởi công trong tháng 12/2022 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.
Làm chặt chẽ, tiết kiệm, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, "chúng ta làm đúng thì mới có thể làm nhanh được", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Từ khóa » Tiến độ Xây Dựng Cao Tốc Bắc - Nam
-
Siết Tiến độ Cao Tốc Bắc - Nam Giai đoạn 1 - Báo Thanh Niên
-
Mốc Tiến độ Mới Cho Cao Tốc Bắc-Nam Giai đoạn 2
-
Chạy đua Với Thời Tiết để Kịp Tiến độ Cao Tốc Bắc-Nam
-
Tiến độ Các Dự án Cao Tốc Bắc-Nam đến Nay đã Triển Khai Ra Sao?
-
5 Dự án Cao Tốc Bắc - Nam Chậm Tiến độ - PLO
-
11 Dự án Cao Tốc Bắc - Nam, đã Có 1 Dự án Về đích - PLO
-
Dự án Cao Tốc Bắc Nam: Tin Tức, Tiến độ... Mới Nhất Trên VnExpress
-
Làm Cao Tốc Bắc - Nam, Không được Lùi Tiến độ - Tuổi Trẻ Online
-
Thúc Tiến độ, đưa Cao Tốc Bắc - Nam “cán đích” đúng Hẹn
-
Cao Tốc Bắc - Nam Giai đoạn 2 được Triển Khai Thần Tốc Về Tiến độ ...
-
Nhiều Khó Khăn Cản Tiến độ Thi Công Cao Tốc Bắc - Nam
-
Phó Thủ Tướng: Đổi Mới Cách Làm, đẩy Nhanh Tiến độ Cao Tốc Bắc
-
Giải Quyết Khó Khăn, Thúc đẩy Tiến độ Dự án đầu Tư Xây Dựng Tuyến ...
-
Vật Lộn Với Hai Rào Cản Tiến độ Cao Tốc Bắc - Nam