3 Bài Thuốc Trị Hôi Miệng

1. Nguyên nhân gây hôi miệng theo y học hiện đại

Các vi khuẩn trên lưỡilên men thức ăn còn sót lại gây ra chất hóa học có mùi và tạo ra hơi thở hôi.

Có một số tình trạng hơi thở hôi sinh lý mà ai cũng có thể gặp đó là hơi thở hôi sau khi ngủ dậy vào buổi sáng. Ban đêm khi ngủ, cơ thể giảm tiết nước bọt khiến cho việc làm sạch khoang miệng giảm đi, vi khuẩn tích tụ lại làm lên men các phần thức ăn còn sót lại trong miệng gây ra mùi khó chịu. Tuy nhiên tình trạng này sẽ mất đi do chải răng, ăn uống và tiết nước bọt trong ngày.Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hơi thở hôi, do nó có khả năng làm sạch các thức ăn cũng như trung hòa các chất acid còn sót lại trong miệng.

Hôi miệngdo viêm nhiễm vùng hầu họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi. Hút thuốc lá hoặc một số bệnh lý như rối loạn tiêu hóa như hở van dạ dày, viêm dạ dàythực quản,đái tháo đường, bệnh lý gan thận, chứng khô miệng trong các bệnh lý tuyến nước bọt… cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.photo-1653531736837

Viêm dạ dày (chức năng của tỳ vị suy giảm) gây ra hôi miệng.

Thực phẩm ta ăn vào cũng có thể là nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi, ví dụ như hành, tỏi, các thức ăn giàu protein… Một số thuốc cũng gây ra hơi thở hôi do làm giảm dòng chảy nước bọt.

  • Món ăn khi bị lở miệng, hôi miệng

  • 9 mẹo chữa hôi miệng thần tốc

2. Nguyên nhân gây hôi miệng theo y học cổ truyền

Đông y cho rằng, nguyên nhân gây nên chứng hôi miệng bên cạnh tình trạng nhiễm trùng tại miệngdo mảng bám lưỡi, vệ sinh răng miệng kém, có nhiều cao răng, sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răngcòn có thể do hỏa nhiệt tích tụ trong cơ thể (hư nhiệt nội sinh) thiêu đốt tân dịch ở tạng tỳ mà sinh bệnh.

Hoặc do âm dương mất cân bằng, khí huyết bất hòa, hoạt động của ngũ tạng lục phủ bị rối loạnphoto-1653531742972

Cây hoắc trị bệnh đường tiêu hóa, hôi miệng.

3. Bài thuốc uống chữa hôi miệng

3.1. Hôi miệng do thức ăn tích trệ (tiêu hóa kém)

Biểu hiện chủ yếu: Hơi thở có mùi như "lên men chua" do thức ăn tích trệ thối rữa, hoặc kèm theo mùi thức ăn sống, chán ăn, đầy bụng, rêu lưỡi dầy nhớt.

Bài thuốc: Sơn tra 10g, thần khúc 12g, lai phục tử (hạt củ cải) 10g, trần bì (vỏ quýt để lâu ngày) 10g, bán hạ 10g, thổ phục linh 10g, liên kiều 10g. Sắc uống thay trà trong ngày.

3.2. Hôi miệng do hỏa nhiệt tích tụ trong cơ thể

Biểu hiện: Hôi miệng kèm theo cảm giác khô khát, thích uống nước mát, ăn nhiều mau đói, đại tiện táo bón, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, nhiệt miệng, rêu lưỡi vàng khô

Bài thuốc: Sinh địa 12g, hoắc hương 10g, chi tử (dành dành) 10g, kinh giới 8g, bạc hà 6g, cam thảo 8g. Sắc uống thay trà trong ngày.

  • Bài thuốc cải thiện sức khỏe bệnh đường tiêu hóa

    Bài thuốc cải thiện sức khỏe bệnh đường tiêu hóaĐỌC NGAY

3.3. Hôi miệng do tỳ vị khí hư (ốm lâu ngày, tỳ vị bị tổn thương)

Biểu hiện: Hôimiệng, kèm theo cảm giác miệng có vị ngọt mà háo, người mệt mỏi, thở yếu, chán ăn, bụng đầy trướng, đại tiện lúc táo lúc nhão.

Bài thuốc: Sa sâm 15g, mạch môn đông 10g, ngọc trúc 10g, phục linh 10g, sinh địa 12g, hoắc hương 12g, sa nhân 8g, cam thảo 8g. Sắc uống thay trà.

4. Phòng bệnh hôi miệng

- Vệ sinh răng miệng đúng cách bằng cách chải răng sau khi ăn, sử dụng chỉ tơ nha khoa và cạo lưỡi hàng ngày (để loại bỏ các mảng bám vi khuẩn trên bề mặt lưỡi).

- Sử dụng nước súc miệng để hạn chế sự hình thành mảng bám.

- Khám sức khỏe định kỳ 4-6 tháng/lần để được tư vấn và điều trị kịp thời các bệnh về răng miệng.

Mời bạn xem thêm video

5 năm tới đại dịch Covid-19 có thể xóa sổ thế giới không hay sẽ thành bệnh thông thường? SKĐS

Từ khóa » Thuốc Chống Hôi Miệng