3 Bệnh Thường Gặp ở Thỏ Và Cách Phòng, Chữa Bệnh - ty
Có thể bạn quan tâm
Cũng giống như ở các loại động vật khác, việc thỏ bị bệnh là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nếu biết cách nắm bắt những những bệnh thường gặp cũng như cách phòng chữa thì người nuôi thỏ có thể hạn chế được thấp nhất nhất nguy cơ mắc bệnh cho thỏ. Dưới đây là 3 bệnh ở thỏ thường gặp và cách phòng, chữa bệnh cho thỏ mà người nuôi cần biết.
Nuôi thỏ là nghề làm giàu nhanh chóng khi mỗi tháng có thể lãi đến 30 triệu đồng, nhưng nếu để thỏ bị bệnh mà không thể phòng, cứu kịp thờ thì tổn thất để lại rất lớn. Nếu đã xem thỏ là nguồn thu nhập chính của gia đình, người nuôi nhất định phải biết các bệnh thường gặp ở thỏ để phòng tránh và cứu chữa kịp thời.
1. Bệnh tiêu chảy, bụng chướng hơi
Đây là bệnh thường hay gặp ở thỏ nhất. Nguyên nhân do thỏ ăn phải thức ăn chất lượng không tốt, bị chua, ôi thiu, ẩm mốc có độc tố,… hoặc do thay đổi thức ăn quá đột ngột làm rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, các loại thức ăn thô xanh chưa xử lý chứa quá nhiều nước hay chuồng trại ẩm ướt cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh tiêu chảy rất thường gặp ở thỏ con
Bệnh tiêu chảy thường xảy ra trên thỏ giai đoạn sau cai sữa và thỏ trưởng thành. Các triệu chứng thường gặp đó thỏ khi bị chướng hơi là bụng phình to, không yên tĩnh, khó thở, chảy nước dãi ướt lông quanh 2 mép.
Nếu thỏ bị tiêu chảy triệu chứng thường thì phân lỏng, màu xám lẫn màng nhầy, bọt khí, lòng dạ dày có chất nhầy trắng, ruột có màu hồng, bụng thỏ căng, ruột tích hơi, chảy máu, rất hôi thối. Thỏ có thể chết nhanh do mất nước, chất điện giải và ngạt thở.
Phương pháp phòng và chữa bệnh:
- Sử dụng thức ăn sạch, đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh, nếu thay đổi nguồn thức ăn, cần chuyển tiếp từ từ cho thỏ quen dần. Đặc biệt, hạn chế cho thỏ ăn các loại thức ăn xanh nhiều nước.
- Nếu thỏ mắc bệnh lập tức kiểm tra lại nguồn thức ăn nước uống của thỏ để xử lý và cho thỏ sử dụng các loại thuốc như Streptomycin hoặc cho uống ta-nin 1% hay hoặc xintominxin, biomixin theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Kết hợp cho thỏ uống nước chiết xuất từ các loại lá có chất chát như búp ổi, búp trà,… và tiêm hoặc uống Vitamin A, B để tăng sức đề kháng cho thỏ.
2. Bệnh tụ huyết trùng
Tụ huyết trùng là bệnh do một loại vi khuẩn có tên khoa học là Pasteurella multocida gây ra, bệnh thường lây lan nhanh qua đường hô hấp. Đây có thể được xem là bệnh nguy hiểm bậc nhất ở thỏ.
Tụ huyết trùng là bệnh nguy hiểm bậc nhất ở thỏ
Thỏ mắc bệnh thường có triệu chứng như kém ăn, sốt cao 41 – 42 độ C, khó thở, kết mạc mắt đỏ, chảy nước mũi có lẫn dịch nhờn, tiêu chảy , gầy yếu dần và chết sau 2 – 5 ngày.
Cách phòng và chữa bệnh:
- Không nên nhốt thỏ gần chuồng gà, chuồng heo vì có nguy cơ lây bệnh từ các loại vật nuôi này.
- Vào các thời điểm giao mùa nên sử dụng các kháng sinh như Streptomycin, Kanamycin… và vệ sinh chuồng trại bằng các dung dịch như nước Javen (thuốc tẩy quần áo), phenol 2 %, hoặc formol,…
- Nếu như đàn thỏ đã bị mắc bệnh thì sử dụng thuốc đặc trị Streptomycin, Kanamycin hay có thể oreomixin, teramixin … để điều trị.
3. Bệnh ghẻ
Bệnh thường xảy ra vào mùa hè và thường do điều kiện chăn nuôi, vệ sinh kém khiến một số loại ký sinh trùng ngoại sinh gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở mí mắt, mũi, mép, móng chân, gót chân, da vùng hậu môn và cơ quan sinh dục,…
Ghẻ không nguy hiểm nhưng không chữa trị thỏ sẽ kén ăn, gầy dần và chết
Một số dấu hiệu để nhận biết thỏ bệnh là thỏ thường gãi ngứa, rụng lông và đóng vảy. Ở các điểm ghẻ ban đầu thỏ thường rụng lông, sau đó thấy các vảy rộp màu trắng xám, dày dần lên và khô cứng lại. Đôi khi dưới vảy ghẻ có mủ do nhiễm trùng gây viêm da. Nếu không chữa trị thỏ sẽ kén ăn, gầy dần và chết.
Cách phòng và chữa trị:
- Để phòng thỏ bị ghẻ người dân nên giữ chuồng nuôi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, mật độ nuôi vừa phải.
- Có thể sử dụng thuốc Ivermectin để phòng bệnh cách 3 tháng tiêm lặp lại.
- Đối với thỏ đã mắc bệnh người dân nên điều trị cho thỏ bằng thuốc Ivermectin hoặc Bivermectin.
- Ngoài ra có thể dùng hỗn hợp gồm 1 phần iodoform, 10 phần ete, và 25 phần dầu thực vật để bôi vào vết ghẻ.
Ngoài những bệnh thường gặp nói trên, thỏ còn có thể gặp những bệnh nguy hiểm khác như bệnh xuất huyết truyền nhiễm (Rabbit Hemorrhagic Disease – RHD), viêm vú hay kiệt sức vì nóng,… Để giữ cho đàn thỏ luôn khỏe mạnh, nông dân nên thường xuyên kiểm tra tình hình đàn thỏ và theo dõi nếu thỏ có dấu hiệu lạ để phòng và chữa trị một cách hiệu quả nhất.
Xem thêm:
- Làm giàu từ thỏ: Mỗi tháng kiếm 30 triệu đồng
- Tiến hành tiêu hủy 7.000 con tôm hùm nước ngọt, tôm càng đỏ tại Long An
- Nghề chăn nuôi ở Long An điêu đứng
Từ khóa » Thỏ Chướng Bụng
-
Một Số Bệnh Thỏ Hay Mắc Và Cách Phòng Trị
-
Bệnh đầy Bụng, Chướng Hơi ở Thỏ? - Người Chăn Nuôi
-
Nguyên Nhân Và Cách điều Trị đầy Hơi Chướng Bụng ở Thỏ, Thuốc ...
-
Nguyên Nhân Thỏ Bị Chướng Bụng Tiêu Chảy - Niên Giám Nông Nghiệp
-
Thỏ Bị Chướng Bụng Ghép Bệnh Tụ Huyết Trùng - YouTube
-
Thỏ Sình Bụng, Chướng Hơi, ăn Không Tiêu - YouTube
-
Cách Chữa Sình Bụng Cho Thỏ Hiệu Quả Nhất/0978329438 - YouTube
-
Thỏ Tuyên Quang - Bệnh Trướng Hơi đầy Bụng Bệnh Thường...
-
Một Số Bệnh Của Thỏ Hay Mắc Phải - Cây Trồng Vật Nuôi
-
6 Bệnh ở Thỏ - THÔNG TIN KH&CN VĨNH LONG
-
Bệnh Trướng Hơi đầy Bụng- Bệnh đau Bụng, ỉa Chảy ở Thỏ - TaiLieu.VN
-
Trướng Bụng, đầy Hơi, Khó Thở Và Hay ợ Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? | Vinmec