3 Bước Chữa Trị Cho Chó Khi Bị đi Ngoài Ra Máu - Lifepet

Chó xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu khiến nhiều người nuôi phải lo lắng, đặc biệt với những ai chưa từng có kinh nghiệm chăm sóc chó bị bệnh. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách chữa chó bị đi ngoài ra máu một cách đơn giản nhất.

  • Chó đi ngoài ra máu và nguy cơ những bệnh có thể mắc phải
  • Cách xử lý khi chó bị đau bụng đi ngoài ra máu 
  • Nguy cơ từ việc chó bị nôn và đi ngoài ra máu 
  • Cách chữa trị cho chó khi bị đi ngoài và nôn
  • Những điều cần phải biết khi chó đi ngoài ra giun
3 bước chăm sóc chó tiêu chảy người nuôi thú cưng nên biết
3 bước chăm sóc chó tiêu chảy người nuôi thú cưng nên biết
  1. 1. Phương pháp điều trị chó bị đi ngoài ra máu
    1.  –Bước 1: Xác định chính xác bệnh 
    2. Nhiễm khuẩn đường ruột
    3. Nhiễm virus Parvo, Care
    4. Viêm ruột dạ dày – xuất huyết dạ dày 
    5. Lồng xoắn tắc ruột
  2. – Bước 2: Tiến hành điều trị 
    1. 2 cách điều trị tạm thời tình trạng chó đi ngoài ra máu tại nhà:
    2. Điều trị bằng phương pháp dân gian
    3. Điều trị bằng phương pháp y khoa
  3. – Bước 3: Chăm sóc
    1. Giữ vệ sinh chỗ ở của chó thường xuyên: 
    2. Áp dụng thực đơn hồi phục cho chó
    3. Luôn giữ cho cún được khô ráo, sạch sẽ 
    4. Cách ly chó với các thú cưng khác bằng cách nhốt vào chuồng riêng
  4. 2. Những lưu ý khi điều trị bệnh đi ngoài ra máu ở chó

1. Phương pháp điều trị chó bị đi ngoài ra máu

 Bước 1: Xác định chính xác bệnh 

Xác định nguyên nhân bệnh giúp chúng ta có cách điều trị nhanh chóng nhất
Xác định nguyên nhân bệnh giúp chúng ta có cách điều trị nhanh chóng nhất

Chó bị đi ngoài ra máu sẽ là biểu hiện của một số căn bệnh:

Nhiễm khuẩn đường ruột

Bệnh đường ruột cấp tính do các vi khuẩn trong thức ăn gây nên làm đường ruột bị nhiễm khuẩn do vi trùng. Biểu hiện rõ rệt như nôn mửa, bỏ ăn, mệt mỏi, phân lỏng nhiều máu và rất hôi tanh.

Nhiễm virus Parvo, Care

Chó đi ngoài ra máu thường kèm với những biểu hiện như bỏ ăn, hạn chế đi lại, không linh hoạt, nôn mửa và tiêu chảy. Thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài trong vòng 3 tới 5 ngày và sau đó chó có triệu chứng sốt cao, cơ thể sẽ yếu dần, tim đập nhanh, thở gấp, đi ngoài ra máu kèm theo phân lỏng, hôi tanh.

Viêm ruột dạ dày – xuất huyết dạ dày 

Thường liên quan đến việc chó ăn phải dị vật không tiêu hoá được, hoặc nhiễm ký sinh trùng nặng, gây tổn thương đường ruột, dạ dày và xuất huyết nội.

Lồng xoắn tắc ruột

Các nguyên nhân khác gây tắc nghẽn đường ruột bao gồm tăng trưởng khối u, viêm nhiễm do nhiễm trùng, ký sinh trùng và thoát vị. Lồng xoắn đường ruột có thể là nguyên nhân gây tắc nghẽn, hoặc thậm chí hoại tử đường ruột. Biểu hiện chó nôn mửa và đau bụng dữ dội, khó đi vệ sinh hoặc đi ngoài ra máu.

Giun quá nhiều 

Trường hợp chó bị nhiễm ký sinh trùng nặng, bị bội giun khiến đường ruột bị tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra một số loại giun nguy hiểm như giun móc, sán dây cũng gây nên tình trạng chó bị tiêu chảy ra máu. Biểu hiện tiêu biểu là phân chó nhão, có màu xanh, đặc biệt kèm theo cả trứng giun hoặc có khi cún quá nhiều giun đến mức nôn ra giun và sán.

– Bước 2: Tiến hành điều trị 

Việc điều trị khi chó bị đi ngoài ra máu cần được đặc biệt quan tâm
Việc điều trị khi chó bị đi ngoài ra máu cần được đặc biệt quan tâm

Tình trạng tiêu chảy ra máu là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm, sau khi xác định nguyên nhân cách điều trị tốt nhất là mang chó đến cơ sở thú y để được kiểm tra và chữa trị đúng bệnh.

Tuy nhiên nếu chưa có điều kiện mang chó ra thú ý ngay lập tức, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Tạm ngừng ăn 12-24h, sau đó có thể nấu cháo loãng, để ấm và thêm vào một chút muối cho chó ăn.
  • Tuyệt đối không được cho chó ăn các loại thực phẩm như cá, thịt, đồ tanh hoặc uống sữa.
  • Chó tiêu chảy ra máu cực kỳ mất nước, pha Oresol bù nước cho chó.

2 cách điều trị tạm thời tình trạng chó đi ngoài ra máu tại nhà:

Điều trị bằng phương pháp dân gian

  • Tìm cây Nhọ Nồi (cỏ mực) hoặc cây Lược Vàng
  • Giã nát và vắt lấy nước cho chó uống mỗi ngày từ 2 tới 3 lần
  • Lưu ý cây nhọ nồi bỏ rễ và lấy những ngọn, lá già, còn cây Lược Vàng thì chỉ lấy lá

Điều trị bằng phương pháp y khoa

  • Mua 2 loại Tylocin và Colistin pha hoặc tiêm trực tiếp vào cơ thể chó

Tuy nhiên trong trường hợp thử 1 trong 2 cách trên và tình trạng của chó vẫn không suy giảm, cần nhanh chóng mang chó tới phòng khám thú y để khám chữa kịp thời.

– Bước 3: Chăm sóc

Nếu được chăm sóc cẩn thận sẽ giúp nâng cao khả năng chữa lành bệnh cho chó
Nếu được chăm sóc cẩn thận sẽ giúp nâng cao khả năng chữa lành bệnh cho chó

Giữ vệ sinh chỗ ở của chó thường xuyên: 

  • Đảm bảo sạch sẽ thoáng đãng.
  • Khay nước và thức ăn của chó cũng cần vệ sinh liên tục, tránh thức ăn ôi thiu hoặc nước quá bẩn.

Áp dụng thực đơn hồi phục cho chó

  • Nấu cháo loãng, để ấm và thêm vào một chút muối cho chó ăn.
  • Tuyệt đối không được cho chó ăn các loại thực phẩm như cá, thịt, đồ tanh hoặc uống sữa lúc này vì đường ruột của chó lúc này rất kém.
  • Bổ xung thêm các loại vitamin để hỗ trợ
  • Khi chó có dấu hiệu hồi phục, cho chó ăn cần chia nhỏ bữa ăn ra 3 – 5 lần/ ngày để chó dễ dàng tiêu hóa lượng thức ăn và không để chó ăn nó khiến dạ dày phải hoạt động mạnh

Luôn giữ cho cún được khô ráo, sạch sẽ 

  • Chuồng phải được kê cao hơn mặt đất khoảng 10 cm. Trong chuồng đặt các khay có lỗ thoát nước.
  • Dùng đèn sưởi hoặc thắp bóng đèn tỏa nhiệt để giữ ấm. Nếu có gió rét thốc vào chuồng dùng tấm phên hoặc khăn che lại
  • Dùng khăn sạch lót chỗ nằm cho chó, tránh để cún đi vệ sinh tràn lan trong chuồng

Cách ly chó với các thú cưng khác bằng cách nhốt vào chuồng riêng

Tuy nhiên trong mọi trường hợp chó bị tiêu chảy ra máu không hề thuyên giảm trong 2-3 ngày thì cần ngay lập tức đưa chó ra thú y để được chữa trị kịp thời. 

2. Những lưu ý khi điều trị bệnh đi ngoài ra máu ở chó

Chó bị tiêu chảy ra máu là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau, tuy nhiên đều mang tính chất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. 

Chó bị tiêu chảy ra máu là biểu hiện của nhiều loại bệnh nguy hiểm
Chó bị tiêu chảy ra máu là biểu hiện của nhiều loại bệnh nguy hiểm

Đặc biệt cần chú ý 2 căn bệnh phổ biến gây nên tỷ lệ tử vong cao ở chó là bệnh Care hoặc bệnh Parvo, 2 căn bệnh đều có triệu chứng khiến chó đi ngoài ra máu. 

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm, hoặc không hiểu thể xác định được nguyên nhân gây bệnh, hãy đưa thú cưng tới gặp bác sĩ sớm nhất có thể để xác định đúng bệnh và điều trị sớm

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về cách chữa trị khi chó bị tiêu chảy ra máu. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.

4.3/5 - (45 bình chọn)

Từ khóa » Cách Chữa Bệnh đi Kiết ở Chó