3 Cách Chữa ợ Hơi Sau Bú Cho Trẻ HIỆU QUẢ Mà Mẹ Nên Làm

Sau khi làm mẹ, có rất nhiều kỹ năng mới bạn cần phải học. Từ việc thay tã, cho con bú, tắm cho con…và cả việc vỗ ợ hơi cho con nữa. Bạn có biết tình trạng ợ hơi sau bú như thế nào chưa?

Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

ợ hơi sau bú

Nội dung bài viết

  • Ợ hơi sau bú ở trẻ
  • Vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi bú vào lúc nào ?
  • 4 cách vỗ ợ hơi sau bú cho trẻ
    • Cách 1: Tư thế bế vác vai
    • Cách 2: Tư thế ngồi lòng mẹ
    • Cách 3: Tư thế nằm sấp trên cánh tay mẹ
    • Cách 4: Tư thế hướng mặt ra ngoài
  • Lưu ý khi vỗ ợ hơi sau bú cho trẻ
  • Nên vỗ ợ hơi cho trẻ trong bao lâu?

Ợ hơi sau bú ở trẻ

Để lý giải cho việc tại sao phải vỗ lưng và chữa ợ hơi cho trẻ bạn cần phải hiểu được bản chất của cơ chế này.

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong 3 tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ, nên khi con trẻ bú không đúng cách, để trẻ bú quá nhanh hoặc khi trẻ quấy khóc nhiều sẽ khiến không khí từ ngoài xâm nhập vào cơ thể bé. Khi dạ dày nhỏ của bé chứa đồng thời cả sữa và khí sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, trẻ bỏ bú do có cảm giác no. Vì vậy, bạn cần thực hiện động tác vỗ lưng cho trẻ để cho khí trong dạ dày của bé thoát ra ngoài.

Ợ hơi sau bú ở trẻ
Ợ hơi sau bú ở trẻ

Theo các bác sĩ nhi khoa, vỗ ợ hơi sau bú cho trẻ ngay sau khi bú xong mang lại những lợi ích sau:

  • Thứ nhất: cho trẻ ợ hơi qua đường miệng là cách đơn giản và nhanh chóng nhất giúp loại bỏ những bong bóng khí thừa bên trong dạ dày trẻ ra ngoài giúp trẻ thấy thoải mái, dễ chịu hơn, trẻ bớt quấy khóc hơn
  • Thứ hai: việc loại bỏ không khí sẽ giúp dạ dày có thêm chỗ trống và trẻ có thể bú thêm nhiều sữa hơn.
  • Cuối cùng là giúp phòng tránh được hiện tượng nôn trớ, ọc sữa trong khi ngủ hoặc ngay sau khi ăn xong.

Vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi bú vào lúc nào ?

Vỗ ợ hơi cho trẻ sau bú bao lâu
Vỗ ợ hơi cho trẻ sau bú bao lâu

Trong khi trẻ bú, rất khó có thể tránh được tình trạng không khí đi vào trong cơ thể đặc biệt là với những trẻ bú bình. Vì vậy bạn nên thường xuyên vỗ ợ hơi sau bú cho trẻ giữa các cữ bú và sau khi bú xong.

  • Với những trẻ khỏe mạnh, thời điểm tốt nhất để vỗ ợ hơi là sau khi bé ngừng bú. Sau mỗi cữ bú, sau mỗi lần đổi bên ngực hay sau khi bú hết 60 – 90ml, mẹ nên vỗ ợ hơi cho con rồi mới tiếp tục cho con bú đến khi nào trẻ no. Sau khi trẻ bú xong, bạn cần vỗ ợ hơi một lần nữa để đảm bảo trẻ không trớ sữa ra ngoài.
  • Với những trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều, hay bị trào ngược, bạn nên tăng cường vỗ ợ hơi giúp bé thoải mái và ăn được nhiều hơn. Thường sau  khoảng 5 phút cho bú hoặc khi trẻ bú hết 30ml, bạn cần vỗ ợ hơi cho bé.
  • Với nhiều trẻ, việc vỗ ợ hơi sau bú có thể khó khăn, mẹ nên bình tĩnh để trẻ nghỉ ít phút sau đó thay đổi tư thế và thử lại một lần nữa.

Và một điều các mẹ cần lưu ý, dù là cữ bú đêm hay ngày bạn cũng cần phải vỗ ợ hơi cho bé. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể thực hiện vỗ ợ hơi khi bé quấy khóc, không chịu ngủ.

Trẻ quấy khóc có thể là có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe nhưng đa số nguyên nhân là do bụng trẻ có nhiều khí. Đồng thời, khi bé quấy khóc nhiều cũng sẽ nạp thêm vào cơ thể rất nhiều không khí. Vỗ ợ hơi là tất cả những gì bé cần lúc này để đẩy khí ra ngoài, giảm bớt khó chịu ở bụng và bé có thể chơi ngoan, ngủ ngoan.

4 cách vỗ ợ hơi sau bú cho trẻ

Theo phản xạ tự nhiên của cơ thể, trẻ sơ sinh cũng có thể tự mình ợ hơi khi cơ thể chúng có nhiều khí. Tuy nhiên, việc ợ hơi này không nhiều và  không thể loại bỏ hết được không khí, trẻ vẫn rất cần đến sự hỗ trợ của người lớn. Cùng theo dõi 4 cách vỗ ợ hơi dưới đây: 3 cách đầu dành cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, cách thứ tư áp dụng cho trẻ lơn hơn.

Cách 1: Tư thế bế vác vai

Vỗ ợ hơi cho trẻ sau bao lâu thì hiệu quả
Tư thế bế vác vai
  • Mẹ đứng thẳng hoặc ngồi trên ghế, đặt một chiếc khăn sạch trên vai
  • Bế vác bé, để đầu em bé dựa vào vai mẹ
  • Một tay bế và đỡ dưới mông bé, một tay khác xoa lưng bé theo hình tròn. Hoặc khum tay, các ngón tay chụm lại và vỗ lưng từ dưới lên trên, vỗ ở khoảng giữa hai xương bả vai để đẩy hơi ra ngoài. Khi vỗ hơi cần phát ra những tiếng kêu bồm bộp và mẹ có thể nghe thấy tiếng trẻ ợ hơi và chút cặn sữa trớ ra.
  • Mẹ có thể ngồi trên một chiếc ghế nhún hoặc bập bênh cũng có thể giúp bé ợ hơi sau bú.

Cách 2: Tư thế ngồi lòng mẹ

Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sau bao lâu
Tư thế ngồi lòng mẹ
  • Mẹ ngồi trên ghế, đùi song song với sàn, chân chạm đất, đặt một chiếc khăn sạch trên đùi
  • Cho bé ngồi trên đùi mẹ, đầu tựa vào vai, thân bé áp vào ngực mẹ
  • Một tay mẹ giữ đầu và ngực bé, tay còn lại xoa lưng theo hình tròn hoặc chụm bàn tay vỗ lưng theo cách ở trên, vỗ từ dưới lên trên.
  • Mẹ nên cho bé ngồi hơi nghiêng người về phía trước để việc ợ hơi tống khí ra ngoài được dễ dàng hơn

Cách 3: Tư thế nằm sấp trên cánh tay mẹ

Vỗ ợ hơi sau bú
Tư thế nằm sấp trên cánh tay mẹ
  • Cho bé nằm sấp trên cánh tay mẹ, chú ý để đầu bé cao hơn ngực
  • Tay còn lại xoa nhẹ lưng bé theo hình vòng tròn
  • Nếu tay mẹ yếu, có thể ngồi trên ghế và cho bé nằm sấp trên đùi, đầu bé đặt ở một chân, bụng bé đặt ở chân còn lại, phần đầu cao hơn phần bụng
  • Tay xoa lưng theo hình tròn hoặc chụm tay vỗ lưng từ dưới lên trên.

Cách 4: Tư thế hướng mặt ra ngoài

Với những trẻ lớn (trên 4 tháng) khi đầu trẻ cứng cáp hơn bạn có thể áp dụng cách thứ 4 này:

  • Mẹ bế con phía trước ngực, mặt bé hướng ra ngoài, một tay đặt dưới mông bé, một tay vòng qua bụng bé hơi tạo một áp lực nhẹ vào bụng bé.
  • Mẹ đứng và đi lại nhẹ nhàng, chính nhờ áp lực từ tay mẹ cộng với sự chuyển động sẽ giúp đẩy khí từ dạ dày bé thoát ra.

Lưu ý khi vỗ ợ hơi sau bú cho trẻ

Khi thực hiện những kỹ thuật vỗ ợ hơi sau bú cho trẻ, các mẹ nên chú ý một số điểm sau để tránh làm trẻ đau, sợ hãi và giúp đẩy khí hiệu quả.

  • Luôn chú ý nâng đỡ và giữ đầu và cổ bé được an toàn
  • Chọn cho mình cách vỗ ợ hơi thuận tiện và dễ thực hiện nhất
  • Nên chuẩn bị sẵn khăn xô sạch để bên cạnh để lau sữa trẻ ợ ra
  • Sử dụng lực vỗ vừa phải để tránh làm đau trẻ, gây sợ hãi cho trẻ
  • Nếu tư thế vỗ ợ hơi bạn chọn không hiệu quả, hãy đổi sang tư thế khác để chữa ợ hơi cho trẻ
  • Nếu trẻ không ợ hơi dù bạn vỗ lưng và đổi tư thế nhiều lần, trẻ bỏ bú, chán ăn, quấy khóc hoặc có thêm bất kỳ triệu chứng nào khác bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Nên vỗ ợ hơi cho trẻ trong bao lâu?

Giảm ợ chua trẻ em hiệu quả

Thời gian vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú xong phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Cơ địa của trẻ
  • Lượng khí có trong cơ thể trẻ
  • Kỹ thuật vỗ ợ hơi…

Ở một số trẻ, sau khi bú xong, chỉ cần bạn bế trẻ đứng thẳng người hoặc nâng đầu trẻ lên cao hơn bụng, trẻ đã có thể tự ợ hơi. Thông thường, việc vỗ ợ hơi sau bú cho trẻ thường chỉ mất 1 – 2 phút, nhưng có một số trường trẻ không ợ hơi sau khi vỗ rất lâu.

Nếu chữa ợ hơi cho trẻ, mẹ hãy dừng lại và để trẻ nghỉ 1 – 2 phút sau đó thử lại với tư thế khác. Việc đổi tư thế sẽ giúp không khí trong dạ dày di chuyển đến một vị trí khác thuận lợi hơn để thoát ra ngoài.

Các bậc cha mẹ nên thực hiện vỗ ợ hơi sau bú cho trẻ liên tục trong 4 – 6 tháng. Sau thời gian trên, trẻ dần trở nên cứng cáp hơn, hệ tiêu hóa bắt đầu hoàn thiện và trẻ có thể tự mình ợ hơi để điều chỉnh lượng khí trong cơ thể. Cha mẹ hãy theo dõi sự phát triển của trẻ để quyết định nên dừng vỗ ợ hơi vào lúc nào.

Với cơ thể non nớt cùng hệ cơ quan chưa hoàn thiện của trẻ sơ sinh, việc vỗ ợ hơi sau bú cho trẻ là một điều rất cần thiết để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, giúp bé thoải mái và bú nhiều hơn. Bạn đã học được cách vỗ ợ hơi sau khi cho bé nhà mình bú chưa?

Từ khóa » Cách Vỗ ơj Hơi