3 Cách đơn Giản Bảo Vệ Môi Trường Nước Hiệu Quả

Ô nhiễm môi trường nước là tình trạng nước bị các chất độc hại xâm chiếm. Chúng được hình thành từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Ô nhiễm môi trường nước để lại nhiều hậu quả to lớn đến con người, sinh vật. Vậy Môi trường nước là gì? Tại sao phải bảo vệ môi trường nước? Cách bảo vệ môi trường nước như thế nào?

Table of Contents

Toggle
  • Khái niệm môi trường nước
  • Hiện trạng môi trường nước ở việt nam
    • Ô nhiễm môi trường nước ở nông thôn
    • Ô nhiễm môi trường nước ở thành phố
  • Tại sao phải bảo vệ môi trường nước
    • Lợi ích của nước sạch
    • Tác hại của nước bẩn, nước ô nhiễm
      • Con người
      • Sinh vật
      • Hệ sinh thái
  • Cách bảo vệ môi trường nước
    • Xả thải đúng theo quy định
    • Xử lý nước thải đúng cách
    • Nỗ lực cá nhân và các chiến dịch giáo dục

Khái niệm môi trường nước

Môi trường nước được hiểu là môi trường mà những cá thể tồn tại, sinh sống và tương tác qua lại. Môi trường nước có thể bao quát trong một lưu vực rộng lớn hoặc chỉ chứa trong một giọt nước. cach-bao-ve-moi-truong-nuoc-1

Hiện trạng môi trường nước ở việt nam

Vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước. Tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng.

Ô nhiễm môi trường nước ở nông thôn

Ở nông thôn do điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, cơ sở lạc hậu. Các chất thải sinh hoạt và cả gia súc, gia cầm chưa qua xử lý đã thấm xuống các mạch nước ngầm. Nếu sử dụng nước ngầm không xử lý sẽ có khả năng mắc các bệnh do nước gây ra.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng phân bón và các chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Dẫn đến các kênh mương, sông hồ bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Ô nhiễm môi trường nước ở thành phố

Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội). Và công nghiệp (khoảng 260.000 m3 nhưng chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý. Mà đổ thẳng vào các ao hồ, rồi chảy ra các con sông lớn tại vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kông.

Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ. Hay bệnh viện (khoảng 7.000 m3 mỗi ngày, chỉ 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom. Cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải. Nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường… Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ trung bình 510.000m3/ngày.

Tại sao phải bảo vệ môi trường nước

Lợi ích của nước sạch

Nước sạch không thể thiếu trong đời sống của con người. Hàng ngày chúng ta sinh hoạt đều phải sử dụng nguồn nước sạch từ ăn uống, tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh,… Ngoài ra, việc sử dụng nước sạch trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Để tạo ra các thực phẩm sạch cũng là yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe của con người. loi-ich-cua-nuoc-sach

Vì nước sạch chính là sự sống còn của đời sống con người và sinh vật. Vì thế, chúng ta cần phải bảo vệ môi trường nước.

Tác hại của nước bẩn, nước ô nhiễm

Con người

  • Tỉ lệ người mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
  • Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da.

tac-hai-nuoc-ban

  • Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, thoái hoá cột sống, đau lưng, viêm gan, nôn mửa, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu….

Sinh vật

  • Để phát triển, các hệ sinh thái lành mạnh dựa vào một mạng lưới phức tạp gồm động vật, thực vật, vi khuẩn và nấm, tất cả chúng tương tác với nhau. Tác hại đối với bất kỳ sinh vật nào trong số này có thể tạo ra hiệu ứng dây chuyền, làm suy yếu toàn bộ môi trường nước.
  • Khi ô nhiễm nước gây ra tảo nở hoa. Làm thực vật và tảo phát triển. Từ đó làm giảm nồng độ oxy trong nước. Gây nghẹt thực vật và động vật và có thể tạo ra các vùng chết.
  • Hóa chất và kim loại nặng từ nước thải công nghiệp và thành phố rất độc hại. Ảnh hưởng đến tuổi thọ và khả năng sinh sản của sinh vật. Đó là cách cá ngừ và cá lớn khác tích lũy lượng độc tố cao, chẳng hạn như thủy ngân. o-nhiem-moi-truong-nuoc-11
  • Các hệ sinh thái biển cũng bị đe dọa bởi rác thải nhựa. Phần lớn các rác thải nhựa này, như túi nhựa và lon soda, bị cuốn vào cống và cống thoát nước và cuối cùng ra biển.

Hệ sinh thái

Hiện nay hệ thống kênh rạch xung quanh những khu công nghiệp đang bị ô nhiễm trầm trọng. Bốc mùi hôi thối gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Gây ô nhiễm không khí. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người và sinh vật.

Cách bảo vệ môi trường nước

Xả thải đúng theo quy định

Xả thải ( tiếng anh nghĩa là Discharge). Nhà nước có quy định về giấy phép xả thải tại Khoản 5 Điều 37 của bộ Luật Tài nguyên nước quy định:

  • Xả thải với lưu lượng từ 30.000 m3/ ngày đêm trở lên đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản.
  • Xả thải với lưu lượng 3000 m3/ ngày đêm trở lên đối với các hoạt động khác.

Các trường hợp trên phải lập báo cáo xả thải hằng năm. quy-dinh-xa-thai

Nhà nước có quy định tội xả thải ra môi trường chưa qua xử lý tại Nghị định số 179/2013/NĐ-CP. Bao gồm:

  • Xả nước thải vượt qua quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 2 lần thì bị xử phạt từ 1 triệu đồng đến năm triệu đồng nếu lượng nước thải nhỏ hơn 05m3/ngày.
  • Xả nước thải vượt quy chuẩn chất thải từ 2 lần đến dưới 5 lần thì bị phạt thấp nhất là mười triệu đến dưới hai mươi triệu nếu lượng chất thải nhỏ hơn 05m3/ngày.

Xử lý nước thải đúng cách

Là một cách bảo vệ môi trường nước

  • Xây dựng các điểm thu gom rác thải tập chung, chôn lấp, xử lý theo phương pháp chuyên biệt, tránh bị ngấm vào nước ngầm.
  • Xử lý nước thải: Cần có hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt (cống ngầm kín). Sau đó mới đổ ra hệ thống cống chung, đồng ruộng hoặc sông rạch. Sau khi đã được xử lý chung hoặc riêng. Nước thải công nghiệp, y tế phải xử lý theo qui định môi trường trước khi thải ra cộng đồng.
  • Yêu cầu các đơn vị sản xuất cần xử lý rác thải, nước thải trước khi xả ra đường ống chung. Giảm thiểu nồng độ các chất ô nhiễm cần xử lý. Thực hiện nghiêm túc luật bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp sản xuất.
  • Bể tự hoại trong gia đình cần đảm bảo xử lý trước tại chỗ nước thải trước khi thấm vào đất.

he-thong-xu-ly-nuoc-thai

Nỗ lực cá nhân và các chiến dịch giáo dục

  • Có rất nhiều cách để giáo dục mọi người về sự nguy hiểm và hậu quả ô nhiễm nguồn nước. Các cá nhân và tổ chức nhận thức được sự nguy hiểm của ô nhiễm môi trường nước. Có thể giáo dục gia đình, bạn bè và thậm chí cả xã hội thông qua các chiến dịch vận động để tạo ảnh hưởng trên quy mô lớn. Phát động cuộc thi ý tưởng dùng tranh bảo vệ môi trường nước.

dung-tranh-bao-ve-moi-truong-nuoc

  • Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác bừa bãi. Không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch. Không dùng phân tươi làm phân bón, sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước .

( Nguồn Youtube.com)

  • Mỗi người dân cần có ý thức bảo vệ môi trường quanh mình, vứt rác đúng nơi quy định. Hạn chế sử dụng túi ni lông, sử dụng các sản phẩm sinh học, hữu cơ để cùng nhau bảo vệ môi trường.

( Nguồn Youtube.com)

Từ khóa » Các Cách Bảo Vệ Môi Trường Nước