3 Cách Học Thuộc Công Thức Vật Lý Giúp Bạn Điểm Cao - FuSuSu

Cách Học Thuộc Công Thức Vật Lý #2 – Chiếc nón kỳ… dị, chế câu hài hước

Bạn biết chương trình Chiếc nón kỳ diệu từng nổi tiếng một thời chứ? Có những chữ cái gợi ý trên màn hình, và bạn phải đoán xem đó là một từ nào đó cho trước. Còn với kỹ thuật “chiếc nón kỳ dị” để nhớ công thức Vật lý, thì sẽ ngược lại. Với các chữ cái, bạn sẽ chế ra một câu gì đó.

Chẳng hạn nhìn vào 3 chữ cái dưới đây, bạn nghĩ tới câu gì?

Q… E… D

Có thể là QEm Đây, hay Quét Em Đó, hoặc Quên Em Đi, v.v… Nếu thêm chữ A vào, bạn sẽ có Anh Quên Em Đi, A = q.E.D, chính là một cách nhớ công thức Vật lý tính điện dung thuộc chương trình lớp 11.

Cách này thường thích hợp với những công thức vật lý đơn giản, được biểu diễn theo một hàng. Hãy thử xem một vài ví dụ khác để hiểu hơn bạn nhé:

Công thức tính quãng đường: S = v.t, có thể là… Sống Vì Tình Công thức nhiệt hóa hơi: Q = L.m, có thể là Quyết = Làm… muối.

Hiện tại, nếu Google cách học thuộc công thức vật lý nhanh, không khó để bạn có thể tìm thấy nhiều tài liệu tổng hợp các công thức với cách ghi nhớ tương tự chiếc nón kỳ dị thế này.

Xem thêm 36+ ví dụ khác tại đây →

Song một lưu ý khi áp dụng cách học thuộc công thức vật lý này hiệu quả, là đôi khi bạn có thể nhớ công thức, nhưng không nhớ… công thức đó là để làm gì. Cách khắc phục là bạn cần phải cải tiến câu chuyện cho liên quan tới nội dung của công thức đó, thì sẽ hiệu quả hơn.

Chẳng hạn S = v.t, Sống Vì Tình, nên… không có tiền để đi đường. Hay Q = L.m, Quyết Làm muối… bằng đầu máy hơi nước. Hoặc A = q.E.D, Anh Quên Em Đi, vì em đã hết điện và không thể dung tha cho anh.

Do đó, một bài tập nhỏ bạn có thể áp dụng ngay, là hãy chọn 1 công thức nào đó trong Link 36+ ví dụ khác bên trên, và comment ý tưởng cải thiện của bạn nhé!

cách học thuộc công thức

Cách Học Thuộc Công Thức Vật Lý #3 – Tự hệ thống các công thức quan trọng lên một sơ đồ lớn.

Đôi khi việc học thuộc công thức Vật Lý trở nên khó khăn, đơn giản là vì bạn cảm thấy có quá nhiều công thức cần phải ghi nhớ.  Song đôi khi, bạn cảm thấy có quá nhiều thứ cần nhớ, vì bạn đã chưa liệt kê ra được mình cần phải nhớ bao nhiêu thứ, nên bộ não cảm thấy mơ hồ, vậy thôi!

Một thói quen ngày xưa của tôi khi học bất cứ môn nào, là tôi đều viết tất cả các công thức quan trọng của môn học đó lên một trang giấy lớn. Đây gọi là “bản đồ môn học”, và sẽ giúp bộ não bạn nhìn thấy bức tranh toàn cảnh, từ đó nhìn ra được mối liên hệ giữa các công thức.

Khi bạn có một “bản đồ môn học” với một số lượng công thức hay khái niệm cần nhớ trên đó, nó không chỉ khiến bộ não cảm thấy đỡ căng thẳng, mà mục tiêu khi học của bạn cũng sẽ rõ ràng hơn. Hơn nữa, việc nhìn đi nhìn lại bảng công thức đó nhiều lần, và mỗi lần thêm vào công thức mới, sẽ giúp đưa chúng vào vùng trí nhớ dài hạn của bạn.

Vậy là bạn đã biết cách học thuộc công thức Vật lý hiệu quả rồi!

Tất nhiên, bạn có thể học thuộc công thức bằng cách làm thật nhiều bài tập, điều đó rất tốt, sẽ giúp bạn hiểu công thức hơn. Song tôi tin rằng, việc học ở trường sẽ thật vô vị nếu bạn học theo cách thông thường và tự biến mình thành một “thợ giải Lý”. Điểm cao ở trường học cũng quan trọng, nhưng điểm cao ở trường đời sau này cũng quan trọng không kém.

Tin tôi đi, khi đi làm, bạn sẽ nhận ra vai trò của kỹ năng sáng tạo, giải quyết vấn đề quan trọng như thế nào. Và việc áp dụng thành thục các cách học thuộc công thức Vật Lý trên sẽ không chỉ giúp bạn phát triển trí tưởng tượng sáng tạo, mà còn giúp bạn có tư duy hệ thống, một lợi thế rất lớn cho bạn sau này!

Một lưu ý cuối cùng…

Giống như những món vũ khí, việc bạn nhớ tên gọi, nắm rõ đặc điểm, không có nghĩa là bạn sẽ sử dụng thành thục. Việc bạn học thuộc công thức Vật lý sẽ hỗ trợ rất tốt khi bạn giải các bài tập dạng “gà con” lắp số là xong, nhưng sẽ không đảm bảo bạn xử lý được các dạng bài phức tạp như “bò tót” hoặc “hổ báo”, đòi hỏi tư duy tốt.

Để khám phá bí mật nho nhỏ tôi nói tới đầu Blog này, bạn hãy khám hãy tìm hiểu thêm cách luyện tư duy logic tại đây, hoặc tìm hiểu “quy trình tam giải” giúp chinh phục các dạng bài trong Blog Giỏi toán lý hóa quá đơn giản nhé!

Từ khóa » Cách Nhớ Công Thức Vật Lý 12 Chương 1