3 Cách Làm Laptop Hết Lag, Chạy 'vèo Vèo' Như Lúc Mới Mua Cực đơn ...
Đa số thiết bị điện tử đều chạy chậm dần theo thời gian, và Laptop cũng không phải ngoại lệ. Thay vì lại phải tốn tiền mua máy mới hoặc nâng cấp phần cứng thì các bạn hãy thử những cách làm Laptop hết lag, làm cho laptop chạy nhanh "vèo vèo" trở lại như lúc mới mua trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm: Hướng dẫn cách cập nhật iOS 18 Beta với nhiều tính năng mới siêu hay và bảo mật hơn
1. Tắt các phần mềm khởi động cùng Windows
Sau một thời gian, chúng ta có thể đã cài đặt quá nhiều các phần mềm và một trong số chúng thì thi thoảng bạn mới sử dụng tới. Nhưng nếu chúng cứ khởi động cùng với Windows mỗi khi bạn bật máy thì sẽ khiến thời gian khởi động kéo dài thêm.
Bước 1. Tại Desktop, bạn chọn khung tìm kiếm và nhập Task Manager > Open.
Bước 2. Bạn chọn tab Startup. Bạn quan tâm đến mục ảnh hưởng tới thời gian khởi động (Startup impact) với ba mức độ: Ảnh hưởng nhiều (High), trung bình (Medium) và thấp (Low). Với những phần mềm có mức độ ảnh hưởng nhiều mà bạn không dùng tới thường xuyên thì bạn chọn phần mềm đó và nhấn Disable là xong.
Sau khi thực hiện xong thì bạn sẽ thấy trên thanh trạng thái chuyển sang chữ Disabled có nghĩa là đã bị vô hiệu hóa hay chúng ta đã tắt xong phần mềm đó không cho khởi động cùng Windows.
2. Thực hiện chống phân mảnh ổ cứng (dành cho ổ HDD)
Để hiểu nhanh và đơn giản cho hiện tượng phân mảnh ổ cứng là gì thì các bạn hãy tưởng tượng đầu đọc ổ đĩa là bạn và ổ cứng là một căn phòng. Nhiệm vụ của ổ cứng là đọc ghi dữ liệu cũng giống như bạn sẽ vào phòng rồi lấy và cất đồ vật.
Thông thường các món đồ vật liên quan tới nhau thì bạn sẽ để chúng gần nhau cho dễ lấy. Ổ cứng cũng vậy, chúng sẽ lưu các file. thư mục, tệp tin,... gần nhau để dễ đọc ghi cho lần tiếp theo. Hiện tượng phân mảnh ổ cứng xảy ra khi các file, thư mục, tệp tin,... này bị đặt ra xa nhau trong ổ đĩa.
Điều này có thể diễn ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cũng giống như đồ vật trong căn phòng bạn đã sắp xếp gọn gàng theo trình tự của bản thân thì nay chúng bị xáo trộn lên nên bạn sẽ mất nhiều thời gian để tìm chúng hơn.
Lưu ý:
- Thời gian thực hiện chống phân mảnh ổ cứng của bạn sẽ diễn ra khá lâu (tùy thuộc vào dung lượng ổ cứng, càng nhiều dữ liệu, càng lâu) nên bạn hãy thực hiện khi bạn không cần phải dùng tới máy (trước khi đi ngủ chẳng hạn).
- Cách này không áp dụng cho ổ cứng SSD vì cách hoạt động của ổ SSD khác so với ổ HDD nên sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Để tiến hành chống phân mảnh ổ cứng, chúng ta có thể dùng ngay công cụ có sẵn trên Windows 10 và công cụ này khá hiệu quả.
Bước 1. Bạn chọn khung tìm kiếm, nhập từ khóa Defragment và mở phần mềm Defragment and Optimize Drivers.
Bước 2. Bạn hãy chọn hết tất cả các ổ cứng HDD mà mình đang có và bấm vào chữ Analyze all để tiến hành phân tích tình hình ổ cứng bị phân mảnh tới đâu. Nếu trạng thái của ổ cứng hiện lên OK thì bạn không cần phải làm gì cả. Nhưng nếu ổ cứng hiện lên Need Optimization thì có nghĩa là bạn cần phải chống phân mảnh cho ổ cứng này. Bạn hãy chọn ổ cứng đó và chọn Optimize và chờ đợi thêm chút nữa là xong.
Việc chống phân mảnh này bạn nên thực hiện hàng tuần hoặc lâu hơn một chút là hàng tháng để ổ cứng máy chạy nhanh và ổn định hơn.
3. Tăng bộ nhớ RAM ảo
Khi máy tính của bạn thiếu RAM thì sẽ chạy chậm đi một cách trông thấy và nếu như bạn không có đủ chi phí để mua RAM mới thì chúng ta có thể thực hiện bằng cách tăng bộ nhớ RAM ảo thông qua ổ cứng.
Bước 1. Bạn chọn khung tìm kiếm từ khóa View advanced system settings và mở lên.
Bước 2. Bạn chọn mục Advanced, phần Performance, bạn chọn Settings.
Bước 3. Sau khi ở phần Performance Options, các bạn chọn sang tab Advanced và chọn phần Change.
Bước 4. Các bạn tích bỏ chọn Automatically manage paging file size for all drives.
Bước 5. Sau đó chúng ta chọn sang phần Custom size.
- Ở ô Initial size là dung lượng tối thiểu, các bạn có thể đặt thông số gấp 1.5 lần dung lượng RAM của máy hiện tại.
- Ở ô Maximum size là dung lượng tối đa, các bạn có thể đặt thông số gấp 3 lần dung lượng RAM của máy hiện tại nhưng không nên vượt quá phần Recommended ở phía dưới
Sau khi thiết lập xong, chúng ta chọn Set để lưu lại. Nhấn OK. Cuối cùng, bạn hãy khởi động lại máy để các thay đổi vừa rồi được thiết lập nhé.
Sau khi thực hiện xong 3 mẹo trên, bạn có thấy máy của mình chạy nhanh thêm chút nào không? Hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ ngay nhé.
Một chiếc laptop gaming có một cấu hình phần cứng cao thì nó sẽ cho bạn một trải nghiệm tốt hơn và cũng như có thể xử lý mượt mà các tác vụ dù nó nặng hay nhẹ. Hãy bấm ngay vào nút màu cam bên dưới để có thể xem và mua ngay laptop gaming mà TGDĐ đang kinh doanh.
MUA LAPTOP GAMING TẠI THẾ GIỚI DI ĐỘNG
Xem thêm:
- Cách theo dõi bão trực tuyến - siêu bão Yagi trên điện thoại và máy tính
- Cách xem trực tiếp camera giao thông TP HCM mọi lúc mọi nơi
- Cách xem AFF Cup 2024 trực tiếp trên điện thoại và máy tính
Từ khóa » Nhẹ Máy Tính
-
Máy Tính Chạy Chậm, Treo Máy. 10 Cách Khắc Phục Nhanh Chóng
-
10+ Cách Làm Máy Tính Chạy Nhanh Hơn HIỆU QUẢ - ĐƠN GIẢN
-
Tăng Tốc Máy Tính - 12 Bước để Có Một Máy Tính Luôn Như Mới
-
10 Cách để Tăng Tốc Một Chiếc PC Chạy Windows 10
-
10 Cách Khắc Phục Laptop Bị Lag, Bị Chậm Và Đơ – Win 7, Win 10
-
Laptop Siêu Mỏng Nhẹ, Nhỏ Gọn, Cấu Hình Mạnh, Trả Góp 07/2022
-
15+ Cách Làm Máy Tính Chạy Nhanh Hơn Như Lúc Mới Mua
-
Mẹo Tăng Tốc độ Máy Tính Window Hiệu Quả | Hỗ Trợ Kỹ Thuật
-
5 Cách Tăng Tốc độ Máy Tính Windows Cực Kỳ đơn Giản - Blog Tin Học
-
Top 10+ Laptop Mỏng Nhẹ, Chỉ Dưới 1kg, Tốt Nhất 2022
-
6 Cách Dọn Rác Máy Tính "Thần Tốc" Chỉ Trong Nháy Mắt
-
Cách Làm Máy Tính Chạy Nhanh Hơn
-
Tăng Tốc Máy Tính Windows 10, Tăng Tốc Win 10 Với 7 Tùy Chỉnh Sau
-
Tăng Tốc Máy Tính: 35+ Cách Tối ưu Hóa Windows 10 Toàn Diện