3 Cách Nói Chuyện Với Con Trong Bụng Mẹ Giúp Con Thông Minh ...

3 Cách Nói Chuyện Với Con Trong Bụng Mẹ Giúp Con Thông Minh, Khỏe Mạnh Bởi Nguyễn Thị Thùy - 11/08/2021 Share on Facebook Tweet on Twitter

3 Cách Nói Chuyện Với Con Trong Bụng Mẹ Giúp Con Thông Minh, Khỏe Mạnh

Nói chuyện với thai nhi được xem là phương pháp kích thích thai nhi phát triển khỏe mạnh, thông minh ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Vì thế, các mẹ đừng quên nói chuyện với thai nhi khi rãnh rỗi nhé.

Nội dung chính
  1. 1. Bố mẹ có thể nói chuyện với thai nhi từ tháng thứ mấy?
  2. 2. Cách nói chuyện với con trong bụng mẹ
    1. Đọc sách truyện cho bé nghe
    2. Trò chuyện cùng với bé
    3. Nói chuyện bằng những bài hát, bản nhạc
  3. 3. Một số lưu ý cho bố mẹ khi trò chuyện với thai nhi

Nói chuyện với thai nhi được xem là phương pháp kích thích thai nhi phát triển khỏe mạnh, thông minh ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Vì thế, các mẹ đừng quên nói chuyện với thai nhi khi rãnh rỗi nhé.

Lần đầu làm mẹ, các bạn còn lúng túng không biết nói chuyện với thai nhi như thế nào thì hãy cùng tham khảo 3 cách nói chuyện với con trong bụng mẹ dưới đây để con phát triển tốt, kích thích não bộ.

Viên Hỗ Trợ Bổ Sung Canxi và D3 Ostelin Vitamin D & Calcium

245.000đ 334.000đ

Mua ngayCho vào giỏ Viên uống DHA cho bà bầu Bio Island

458.000đ 513.000đ

Mua ngayCho vào giỏ Vitamin Tổng Hợp Cho Bà Bầu Nature Made Prenatal Folic Acid + DHA

666.000đ 746.000đ

Mua ngayCho vào giỏ

1. Bố mẹ có thể nói chuyện với thai nhi từ tháng thứ mấy?

Bố mẹ có thể nói chuyện với thai nhi bất cứ lúc nào cũng được nhưng thời điểm tốt nhất là vào tuần thứ 18 của thai kỳ trở di. Lúc này, tai của bé đã hoàn thiện, bé có thể nghe được nhịp đập từ trái tim của mẹ hoặc những âm thanh chạy qua dây rốn.

Từ tuần 25 trở đi, thai nhi sẽ nghe rõ được tiếng của bố mẹ và những người xung quanh. Đến tuần thứ 27 thì thai nhi đã biết nhận diện đâu là giọng của mẹ, đâu là giọng của bố, đâu là giọng của người lạ xung quanh.

Mọi âm thanh từ bên ngoài đều ảnh hưởng đến nhịp tim và sự chuyển động của bé. Đồng thời, bé cũng cảm nhận được tình cảm của bố mẹ dành cho mình. Vì thế, bố mẹ hãy chăm chỉ trò chuyện cùng với con nhé.

cách nói chuyện với thai nhi, cách nói chuyện với con trong bụng mẹ, nói chuyện với thai nhi từ tháng thứ mấy, nói chuyện với con trong bụng, cách nói chuyện với em bé trong bụng mẹ, nói chuyện với em bé trong bụng, cách trò chuyện với thai nhi, cách bố nói chuyện với thai nhi, nói chuyện với thai nhi, bố nói chuyện với thai nhi, cách mẹ bầu nói chuyện với thai nhi, nói chuyện với con trong bụng mẹ, bố nói chuyện với con trong bụng mẹ, nên nói chuyện với thai nhi từ tháng thứ mấy, trò chuyện với thai nhi, cách nói chuyện tâm thức với con, noi chuyen voi thai nhi trong bung me, cách nc với con gái, nói chuyện với con, cách tương tác với thai nhi, nói chuyện với nó, nói với bố mẹ thế nào khi có thai, cách nói chuyện với bố mẹ khi có thai ngoài ý muốn, cách nói với bố mẹ khi có thai, bà bầu có nên đặt tay lên bụng, cách nói chuyện với bố mẹ khi có thai, cách nói chuyện với con, trò chuyện với con, trò chuyện cùng con

Từ tuần thứ 18 trở đi, bố mẹ có thể trò chuyện cùng con mỗi ngày

2. Cách nói chuyện với con trong bụng mẹ

Lần đầu làm bố, làm mẹ, chắc hẳn bạn không thể tránh khỏi cảm giác ngượng ngùng, bối rối khi trò chuyện cùng với con. Thậm chí còn có nhiều người không biết nói chuyện gì với con.

Nói chuyện với thai nhi không đơn thuần là lời thủ thỉ, tâm tình mà còn có thể đọc sách cho con nghe, cho con nghe nhạc để kích thích não bé phát triển. Dưới đây là 3 cách nói chuyện với con trong bụng mẹ, bạn có thể tham khảo.

Đọc sách truyện cho bé nghe

Đây là cách nói chuyện với thai nhi giúp bé rèn luyện, tăng khả năng ngôn ngữ, phát triển trí tưởng tượng,…Bố mẹ nên đọc truyện cổ tích cho bé nghe, truyện thiếu nhi, đồng giao, bài thơ có vần điệu,…

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, nếu bố mẹ thường xuyên đọc sách cho con sẽ kích thích não bé phát triển vượt trội. Đây cũng là tiền đề để bé hiểu ngôn từ, sắp xếp câu chữ một cách dễ dàng hơn vì tư duy ngôn ngữ của bé được hình thành ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Trò chuyện cùng với bé

Bố mẹ thường xuyên nói với con rằng: “Bố mẹ yêu con”, kể cho con nghe những công việc thường nhật, hỏi han xem em bé có khỏe không, thông báo những công việc bố mẹ đang làm hoặc hôm nay bố mẹ đã mua sắm được những món gì cho con,…

Những câu chuyện tưởng chừng đơn giản vậy thôi nhưng cũng đủ để bé phát triển khỏe mạnh, cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của bố mẹ, làm tăng khả năng tư duy, tạo ra sợi dây liên kết chặt chẽ giữa bố mẹ và thai nhi, góp phần hình thành nên nhân cách của mỗi người.

Nói chuyện bằng những bài hát, bản nhạc

Ba mẹ không phải đợi đến khi em bé chào đời mới hát ru cho con mà hãy hát ru ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Những câu hát nhẹ nhàng, du dương sẽ tạo được cho bé cảm giác an toàn, gần gũi. Đặc biệt, âm nhạc sẽ kích thích sự phát triển trí não của bé, khả năng nghệ thuật, nhận biết cảm xúc, kích thích khả năng tư duy, sự nhạy cảm, tinh tế,…Vì thế các mẹ đừng quên chọn những bản nhạc giao hưởng như: baby chopin, baby Schubert, pháp màu nhiệm của con, baby bach, baby Mozart, Beethoven-vol 2,…

Tuy nhiên, bé không thể hiểu được hôm nay bạn chọn cái này, ngày mai dùng cái khác. Do đó, để thai giáo có hiệu quả, bạn nên thực hiện các động tác tương tự nhau, đơn giản, đúng giờ, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.

cách nói chuyện với thai nhi, cách nói chuyện với con trong bụng mẹ, nói chuyện với thai nhi từ tháng thứ mấy, nói chuyện với con trong bụng, cách nói chuyện với em bé trong bụng mẹ, nói chuyện với em bé trong bụng, cách trò chuyện với thai nhi, cách bố nói chuyện với thai nhi, nói chuyện với thai nhi, bố nói chuyện với thai nhi, cách mẹ bầu nói chuyện với thai nhi, nói chuyện với con trong bụng mẹ, bố nói chuyện với con trong bụng mẹ, nên nói chuyện với thai nhi từ tháng thứ mấy, trò chuyện với thai nhi, cách nói chuyện tâm thức với con, noi chuyen voi thai nhi trong bung me, cách nc với con gái, nói chuyện với con, cách tương tác với thai nhi, nói chuyện với nó, nói với bố mẹ thế nào khi có thai, cách nói chuyện với bố mẹ khi có thai ngoài ý muốn, cách nói với bố mẹ khi có thai, bà bầu có nên đặt tay lên bụng, cách nói chuyện với bố mẹ khi có thai, cách nói chuyện với con, trò chuyện với con, trò chuyện cùng con

Ba mẹ có thể trò chuyện cùng con bằng cách cho con nghe 1 bản nhạc, 1 bài hát

3. Một số lưu ý cho bố mẹ khi trò chuyện với thai nhi

Để bé có thể cảm nhận được hết tình yêu thương của bố mẹ, học hỏi được những điều tích cực, kích thích trí não thông minh thì trong lúc trò chuyện cùng với con, bố mẹ hãy lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Giữ cho tâm trạng vui vẻ, thoải mái: Điều này sẽ giúp bé luôn cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc, nguồn năng lượng tích cực mỗi ngày. Ngược lại, nếu bố mẹ trò chuyện trong lúc bực bội, buồn rầu thì cũng sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của bé.
  • Nói to rõ ràng: Khi trò chuyện cùng con, bố mẹ phải nói to rõ ràng vì có như thế bé mới biết được là bạn đang trò chuyện cùng bé. Âm lượng khi trò chuyện cùng bé phải đủ lớn để một người khác trong nhà có thể nghe được.
  • Đặt tay lên bụng bầu: Trước khi trò chuyện, bố mẹ hãy đặt tay lên bụng bầu để tăng khả năng liên lạc giữa em bé với bố mẹ. Đây cũng là một cách chơi với thai nhi để bé phát triển toàn diện hơn. Cả bố và mẹ hãy vui vẻ, vuốt ve nhẹ nhàng lên vùng bụng. Mẹ có thể áp cả hai bàn tay lên bụng để bé cảm nhận.
  • Mẹ nên ngồi tựa lưng hoặc nằng nghiêng: Việc mẹ ngồi tựa lưng hay nằm nghiêng sẽ tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho cơ thể, giúp mẹ và bé dễ chịu hơn.
  • Thời điểm thích hợp nhất để trò chuyện cùng thai nhi là vào buổi tối: Đây chính là thời gian rảnh rỗi, thư thái nhất để bố mẹ có thể trò chuyện cùng con. Điều này sẽ giúp bé cảm nhận được tình yêu, sự gắn với gia đình.
  • Cố định khung giờ: Mẹ có thể thủ thỉ với bé vào bất kỳ thời gian nào trong ngày và bao lâu tùy thích. Nếu cố định vào một khung giờ sẽ giúp bé hình thành nên một thói quen mỗi ngày. Hãy thực hiện các cách nói chuyện với thai nhi để giúp bé phát triển trí tuệ thông minh và cơ thể khỏe mạnh nhé.

Trên đây là 3 cách nói chuyện với con trong bụng mẹ. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ biết cách trò chuyện với bé hơn, tạo tình cảm thân thiết giữa bố mẹ và thai nhi.

Chúc các bạn có 1 thai kỳ khỏe mạnh.

Từ khóa » Cách Bà Bầu Nói Chuyện Với Thai Nhi