3 Cách Phân Biệt Gỗ Sưa Bạn Nên Biết - Webtretho
Có thể bạn quan tâm
Gỗ sưa (hay với tên gọi khác là gỗ trắc thối, gỗ hoàng hoa lê…). Gỗ sưa là một trong những loại gỗ quý hiếm ngày càng trở nên khan hiếm với giá trị sử dụng cao ngang với gỗ trầm hương và gỗ tử đàn.
Tuy nhiên không phải ai cũng am hiểu về dòng gỗ này. Thấu hiểu nhu cầu đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm một số thông tin về gỗ sưa, cách nhận biết và phân biệt gỗ sưa như thế nào nhé!
Gỗ sưa là gì?
Gỗ sưa – tên gọi khác là gỗ huê, gỗ huỳnh. Hiện nay nó được xếp vào loại gỗ quý hiếm nhất trong nhóm A sách đỏ của Việt Nam. Ở nhiều nơi thì nó được gọi là trắc thối bởi quả của cây thường được người dân đốt tạo thành màu trắng và mùi rất khó chịu.
Gỗ sưa là loại cây gỗ nhỡ, lá rụng theo mùa với chiều cao từ 6 – 15m, sinh trưởng và phát triển ở mức trung bình. Thân cây dạng hợp trục và phân tán. Vỏ màu vàng nâu hoặc xám được nứt dọc. Cành cây non màu xanh và có lớp lông thưa khá mịn. Chiều dài lá từ 9 đến 20cm và cuống không có lông. Lá thường rụng sớm.
Gỗ sưa – một loại gỗ quý hiếm ở Việt Nam
Cây sưa thường mọc ở tất cả các nơi trên cả nước tuy nhiên nó tập trung nhất ở Gia Lai. Cây thường mọc ở những nơi đất ẩm và cũng mọc hỗn giao cùng với các loại cây khác.
Nhiều người đặt câu hỏi vậy cây sưa bộ phận nào là quý nhất? Đó chính là phần lõi ở thân cây. Lõi cây sưa khó to, cứng và có màu nâu đỏ, nâu thẫm và nâu đen không mối mọt. Sau khi cây được trồng từ 7 – 8 năm sẽ hình thành phần lõi cây.
Có những loại sưa nào phổ biến ở Việt Nam?
Qua nhiều năm kinh nghiệm của cha ông ta cũng như sự góp mặt của các nhà khoa học đã chứng minh rằng có 2 loại gỗ sưa chính là sưa trắng và sưa đỏ.
Cây sưa đỏ
- Sưa đỏ với tên khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain, thuộc chi trắc. Đây là một loại gỗ quý có ruột nâu đỏ và hoa mọc thành trùm, cánh nhỏ màu vàng nhạt.
- Hiện nay thì sưa đỏ được nhiều thương gia tìm kiếm để làm đồ phong thủy, đồ trang sức cũng như các vật dụng khác.
- Sưa đỏ với mùi thơm tựa như trầm. Đặc biệt khi được đưa ra ánh sáng thì gỗ vân 4 mặt óng ánh tựa 7 màu. Khi đốt có mùi thơm và có thể lấy tinh dầu để làm dược liệu giúp tan sưng và trợ tim.
Cây sưa trắng
- Sưa trắng với tên khoa học là Millettia ichthyochtona Drake, thuộc chi thàn mát. Cây sưa trắng mọc ở ven suối của các tỉnh thượng dư Việt. Có thể kể đến như Hòa Bình, Hà Tĩnh, Hà Tây, Thái Nguyên…
- Vào mùa xuân thì cây đơm hoa màu trắng. Nhiều người thường nhầm lẫn với cây sưa đỏ bởi có tán và màu sắc khá giống nhau.
Thông thường giá của sưa đỏ dao động từ vài triệu/1kg – chục triệu/1kg. Thì giá của sưa trắng chỉ dao động ở mức vài chục nghìn/1kg.
Cùng là gỗ sưa nhưng giá trị kinh tế của gỗ sưa đỏ cao hơn hẳn so với gỗ sưa trắng. Gỗ sưa đỏ được hỗ trợ đắc lực cho kinh doanh còn gỗ sưa trắng chỉ để làm cảnh cho đất trời thêm đẹp, lộng lẫy.
Phân biệt gỗ sưa đỏ và sưa trắng
Theo như nghiên cứu và tìm hiểu thì các nông dân chuyên trồng cây sưa từ lâu năm đưa ra 2 cách giúp phân biệt được cây sưa đỏ và cây sưa trắng.
Phân biệt sưa trắng và sưa đỏ qua lá
Bộ phận lá là bộ phận dễ phân biệt nhất của 2 loại cây này. Lá cây sưa đỏ thì mọc so le nhau còn lá cây sưa trắng mọc đối xứng nhau.
Lá cây sưa đỏ với chiều dài từ 15 – 30cm, cuống dài từ 8 – 20cm, 7 – 17 lá chét hình bầu dục hoặc trái xoan và chót ngọn ngắn.
Lá sưa đỏ và lá sưa trắng
Còn đối với sưa trắng thì lá mọc so le nhau nhưng bản lá tròn to, ngắn hơn sưa đỏ. Ngoài ra bạn cũng có thể ngửi mùi hắc của gỗ sưa để có thể phân biệt.
Phân biệt sưa trắng và sưa đỏ qua hoa
Bộ phận giúp phân biệt dễ nhất là hoa của cây sưa. Hoa cây sưa đỏ mọc thành chùm, có cánh nhỏ và vàng nhạt. Còn đối với hoa sưa trắng thì cũng mọc thành chùm nhưng cánh to và hoa trắng.
Hoa sưa trắng tinh khôi, thuần khiết
Như vậy bạn có thể nhận biết được sự khác biệt qua màu sắc cũng như kích thước của lớp cánh hoa.
3 cách phân biệt gỗ sưa thật hay giả
Để có thể nhận biết được gỗ sưa thật và giả trong dân gian, người xưa đã sử dụng các phương pháp như sau:
#1. Quan sát bằng mắt thường
Phương pháp này chỉ dành cho thợ và những người mà khó có thể thực hiện được. Sắc gỗ thường có màu đỏ vàng và đỏ đen cho nên các cụ ngày xưa đã ví von câu nói “vân gỗ trắc, sắc gỗ sưa”.
Phân biệt gỗ sưa qua lớp vân gỗ
Vân gỗ thường xoắn xít, từng lớp trông khá đẹp mắt và có những vòng xoáy với hình thù lạ mắt. Cho nên ở sách cổ của Trung Quốc đã từng ghi chép lại là gỗ có vân “hình mặt quỷ”, “hình mây cuộn”, “hình đồng xu” … Nếu gỗ sưa tuổi thọ càng cao thì giá trị sử dụng càng lớn. Vân được như câu nói trên phải được trồng trên 40 năm.
Thớ gỗ: Mịn, màu hồng hoặc sẫm đỏ. Ngoài ra nó còn có màu đen, gỗ càng già thì thớ càng mịn.
#2. Đốt thành tro
Đốt thành tro là một phương pháp đơn giản nhất và chính xác nhất. Khi bạn đốt thành tro thì gỗ sưa đỏ chuẩn thì tro sẽ có màu trắng hoặc trắng xám. Ngoài ra tàn tro sẽ rất mịn tựa như bột.
Còn đối với các loại gỗ sưa kém chất lượng như gỗ sưa Lào và sưa Dây thì tro hầu như có màu đen và xốp.
#3. Ngâm nước sôi (hoặc luộc gỗ)
Đối với các loại gỗ sưa tươi khi mới khai thác thì người ta sẽ thường ngâm gỗ ở trong nước khi đang sôi hoặc ngâm mặt gỗ sưa ở trong chậu đã tráng men hoặc bát ô tô tráng men trắng. Sau đó để yên khoảng 15 – 20 phút và dừng lại để quan sát màu nước và lớp váng dầu bám ở trên thành của chậu và bát.
Nếu nước có màu hồng, trong và khi đổ nước thì ta thấy có một đường viền váng dầu ở miệng bát hồng sáng bóng và có mùi thơm ngát.
Phân biệt vòng tay gỗ sưa thật – giả
Cách phân biệt vòng tay gỗ sưa thật – giả qua mùi hương, màu sắc và hạt vòng
Chúng ta đã biết cách phân biệt gỗ sưa, vậy vòng tay gỗ sưa nào là thật-giả?
Mùi hương trên vòng
Để phân biệt được vòng tay thật – giả thì đầu tiên bạn để vòng lên sát cánh mũi rồi ngửi hương từ vòng tỏa ra. Nếu đó là vòng gỗ sưa thật thì với tính chất làm từ gỗ sưa nên mùi hương sẽ nhè nhẹ và không bị gắt, không có cảm giác đau đầu.
Ngược lại nếu là vòng gỗ giả thì mùi hương khá nồng. Khi ngửi lâu sẽ có cảm giác đau đầu cho bạn. Đồng thời sau một thời gian sử dụng thì mùi hương của vòng sẽ bị bay mất.
Màu sắc của vòng
Bởi màu gỗ của lõi gỗ sưa là đỏ nên khi chọn gỗ sưa làm đồ trang sức thì hầu hết nó được ưu tiên lựa chọn thay cho loại gỗ sưa có màu đen hoặc sưa trắng.
Ở các thớ gỗ sưa thì lớp vân gỗ không quá dày với các cây có tuổi thọ trung bình. Đổi lại những cây có tuổi thọ lớn thì lớp vân rất đẹp và hiện lên rõ ràng. Cho nên vòng tay gỗ sưa thật sẽ mang một màu tự nhiên, bóng loáng và không bị phai theo thời gian.
Ngược lại đối với vòng gỗ sưa giả thì các vân gỗ sẽ nhanh chóng phai màu theo thời gian. Đặc biệt với các cơ sở làm giả thì chất lượng vòng gỗ sưa chỉ được ba tháng là đã bong hết các lớp sơn bên ngoài và lộ rõ lớp gỗ đểu trên vòng.
Hạt vòng
Gỗ sưa với tuổi thọ lâu năm thì thớ gỗ sẽ lên vân khá đẹp mắt. Thông thường cứ một năm cây sẽ cho ra thêm một lớp vòng vân gỗ. Cho nên nếu bạn quan sát vòng gỗ sưa mà lớp vân gỗ lạ thì đây chính là vòng giả hoặc làm từ gỗ sưa non.
Gỗ sưa thật sự có quý?
Giá trị của gỗ sưa như thế nào?
Giá trị sử dụng thực tế của gỗ sưa
Gỗ sưa với độ bền tuyệt đối cao, khi bạn ngâm ở trong bùn hoặc trong nước nhiều năm thì nó vẫn không hề bị thấm nước hoặc bị mục nát. Gỗ không bị bay đi mùi hương và khi đặt ra ngoài nắng cũng không bị co và nứt.
Nhiều người thường có quan niệm rằng “gia đình dù giàu có tới nhường nào, cuộc sống dư giả tới bao nhiêu mà trong nhà không sở hữu vật dụng nào làm từ gỗ sưa thì cũng chưa thể hiện được sự đẳng cấp và thượng lưu của mình”.
Cây sưa thường đứng ở nhóm gỗ số 2, độ chịu lực của nó không bằng nhóm gỗ 1 – gỗ lim và gụ.
Gỗ sưa khi làm điêu khắc có màu rất đẹp, có khả năng chịu được va đập và cào xước tốt. Các đường vân tựa mây bay và đa số có đường gân màu đen.
Giá trị kinh tế của gỗ sưa
Sở hữu những tính năng và đặc điểm vượt trội như vậy thì cây gỗ sưa đỏ mang lại một giá trị kinh tế khá lớn. Giá trị thương phẩm mà gỗ sưa đỏ mang lại trên thị trường là một con số không nhỏ, nó cần một lời giải đáp dành cho khách hàng nhưng không phải ai cũng có thể giải đáp được.
Tuy nhiên hiện nay trên thị trường thì giá của gỗ sưa đỏ dao động từ vài triệu đồng/1kg đến vài chục triệu đồng/1kg.
Gỗ sưa đỏ thường được làm thành các đồ mỹ nghệ, các sản phẩm phong thủy. Thông thường một chiếc vòng tay gỗ sưa có mức giá dao động từ 300.000 đồng đến 5.000.000 đồng tùy thuộc vào kích cỡ, số lượng hạt.
Ngoài ra gỗ sưa còn được tạc thành các bộ tượng với mức giá thấp hơn. Nó dao động từ vài chục tới hàng trăm triệu.
Tác dụng của gỗ sưa
Tác dụng của gỗ sưa với sức khỏe
- Gỗ sưa giúp làm giảm stress. Gỗ sưa có khả năng khai thông được kinh mạch và lưu thông khí huyết. Đồng thời nó giúp hoạt huyết lên não giúp trí nhớ luôn được tăng cường và giảm đi các cơn đau đầu, làm dịu đi các dây thần kinh.
Gỗ sưa đỏ dùng làm vòng tay đeo tốt cho sức khỏe
- Kích thích các tế bào để tăng sự tập trung. Gỗ sưa từ lâu năm đã phát tán ra môi trường xung quanh một chất khí được gọi là “khí mộc dưỡng”. Loại khí này với công dụng giúp lưu thông khí huyết, thúc đẩy máu luôn được tuần hoàn mang đến cơ thể tỉnh táo, tập trung và giảm mệt mỏi.
- Điều hòa các hoạt động của từng cơ quan trong cơ thể. Khi bạn thường xuyên tiếp xúc với gỗ sưa thì có khả năng phục hồi các chức năng của tạng phủ. Đồng thời nó có thể tăng các chức năng của thận giúp thận luôn được khỏe mạnh. Thận khỏe sẽ kéo theo các tạng phủ trong cơ thể sẽ được khỏe và giảm đi các bệnh tật tái phát.
- Giảm đi các triệu chứng của bóng đè. Nếu bạn khi ngủ thường xuyên bị bóng đè thì gỗ sưa đỏ là một phương pháp chữa trị hiệu quả nhất. Với khả năng có thể xua tan đi tà mà, các âm khí hiệu quả nhất. Đồng thời đem đến cho bạn một giấc ngủ ngon, thoải mái nhất.
Tác dụng của gỗ sưa trong phong thủy
Vòng tay phong thủy gỗ sưa đỏ
- Gỗ sưa trong phong thủy là hành Mộc. Đối với những người Á Đông thì hạnh Mộc đều được sử dụng. Cho nên nó thường được chế tác thành các vật hộ mệnh đem bên mình như các loại vòng tay gỗ sưa, vòng phong thủy gỗ sưa…
- Vòng tay phong thủy gỗ sưa đem đến cho bạn cảm giác thoải mái. Nguồn năng lượng của gỗ đem đến sự tác động lớn trong suy nghĩ, hành động của con người. Bạn sẽ có cảm giác luôn được một ai đó bảo vệ.
- Chiếc vòng gỗ sưa có thể đem đến tài lộc, may mắn cho chính bạn và người xung quanh. Nó giúp xua đi mệt mỏi, xui xẻo trong cuộc sống và công việc.
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về loại gỗ quý mang tên gỗ sưa.
Mong rằng một phần thông tin sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về gỗ sưa, biết cách nhận dạng và phân biệt gỗ sưa với nhau. Ngoài ra, bạn còn hiểu được ý nghĩa to lớn của nó trong phong thủy.
Nguồn: https://nguhanhonline.com/cach-phan-biet-go-sua
Từ khóa » Sưa Dây Là Gì
-
Cách Nhận Biết Gỗ Sưa đỏ, Gỗ Sưa Dây Sưa Lào Là Gỗ Gì
-
Vòng Tay Gỗ Sưa Dây, Sưa Lào
-
PHÂN BIỆT GỖ SƯA DÂY (SƯA LÀO) VỚI SƯA ĐỎ
-
Sưa Đỏ Việt Nam Và Sưa Lào (Sưa Dây): Đừng Nhầm Lẫn Kẻo Mất ...
-
Gỗ Sưa Dây - Sưa Lào - Sưa Vườn Là Gỗ Gì - đặc điểm Và Giá Trị Thế Nào
-
+8 Mẫu Vòng Tay Gỗ Sưa Lào (Sưa Dây) Cao Cấp, Chế Tác Tỉ Mỉ
-
Vòng Tay Gỗ Sưa Dây - Thiên Đường Quà Tặng – PADOGI
-
Cách Nhận Biết Gỗ Sưa đỏ, Gỗ Sưa Dây Sưa Lào Là Gỗ Gì - TungChi'N
-
Gỗ Sưa Có Tác Dụng Gì? Các Nhận Biết, Cách Trồng Và Giá Từng ...
-
Gỗ Sưa Đỏ Có Những đặc điểm Gì? Làm Sao để Nhận Biết Với Gỗ ...
-
Cách Nhận Biết Gỗ Sưa Khô
-
[Giải Mã] Đeo Vòng Gỗ Sưa Có Tác Dụng Gì?
-
Tại Sao Giá Các Mẫu Vòng Gỗ Sưa Quảng Bình Lại đắt?
-
Gỗ Sưa Có Tác Dụng Gì ? Ý Nghĩa Tâm Linh Và Phong Thủy
-
Trầm Hương Và Gỗ Sưa Có Tác Dụng Gì? Kiến Thức Trầm Hương
-
Gỗ Sưa Dây
-
7 VÒNG SƯA ĐỎ Mới Nhất 2023
-
GỖ SƯA DÂY - SƯA LÀO Giá Sỉ, Giá Bán Buôn - Thị Trường Sỉ