3 Cách Sử Dụng âm Nhạc Khiến Khách Hàng Khắc Ghi Thương Hiệu

Âm nhạc có thể đeo bám khách hàng lâu dài nên nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay đã không bỏ lỡ cơ hội giúp tăng nhận diện và hiệu quả kinh doanh khi sử dụng âm nhạc trong quảng cáo. Dưới đây là 3 cách sử dụng âm nhạc khiến khách hàng ghi nhớ ngay thương hiệu của bạn.

1. Kết hợp giai điệu với tính cách thương hiệu

Mỗi thương hiệu mang một bản sắc riêng biệt. Giống như con người nhưng có phần ít phức tạp hơn, thương hiệu cũng mang trong mình những nét tính cách, đặc biệt ở những thương hiệu thành công, luôn rất cá tính. Trong một nghiên cứu tại Mỹ trên 60 thương hiệu phổ biến nhất, 1000 người tiêu dùng tham gia đã đưa ra những cảm nhận về những thương hiệu đó. Như đối với một con người thực sự, từng loại tính cách được gắn với từng thương hiệu. “Hài hước”, “lạnh lùng”, “hào phóng”, “chín chắn”, “chân thành”. “quyến rũ”… là những tính cách khách hàng cảm nhận về những thương hiệu đó. Theo nghiên cứu “Phân tích thế mạnh và tính cách” của BrandZ toàn cầu trên 14000 thương hiệu, 20 nét tính cách tiêu biểu được kết hợp lại trong 10 hình mẫu thương hiệu:

  • Nhà thông thái: Sự hiểu biết, thông minh, khôn ngoan như Google, Visa….
  • Đức vua: Kiểm soát, khôn ngoan, đáng tin như IBM, Royal Bank of Canada…
  • Người quyến rũ: Sự cuốn hút và khác biệt như Louis Vuition, L’Oreal…
Tương tự, thương hiệu của bạn cũng mang một hoặc vài nét tính cách đặc trưng. Thông qua việc thấu hiểu thương hiệu, hãy bộc lộ chúng một cách rõ nét những tính cách ấy bằng âm nhạc. Qua đó người xem có thể hiểu được Thương hiệu của bạn là ai? Và âm nhạc giúp người nghe ghi nhớ ngay lập tức. Ví dụ Vinamilk mang nét tính cách như người mẹ quan tâm, ân cần chăm sóc con cái nên những sản phẩm quảng cáo của Vinamilk gắn liền với gia đình, âm nhạc vui tươi ngộ nghĩnh, lời các bài hát hầu hết nói đến những lợi ích và dưỡng chất sữa Vinamilk mang lại.

2. Sử dụng sự quen thuộc của bài hát nổi tiếng

Giai điệu của bài hát quen thuộc được vang lên trong một TVC quảng cáo sẽ khiến người xem không khỏi bất ngờ bởi sự thú vị vì những gì được biết trước đó đã được biến tấu thành một thứ vô cùng khác lạ. Điều này giúp khán giả tiếp nhận thông điệp quảng cáo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó còn thu hút lượng fan của bài hát. Sử dụng bài hát đã quen thuộc với đông đảo công chúng và thay đổi lời bài hát cho phù hợp với thông điệp quảng cáo. Cách làm này tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí so với việc phải sáng tác một bài hát hoàn toàn mới. Độ rủi ro sẽ thấp hơn vì bài hát được chọn đã được biết đến rộng rãi. Một lưu ý khi sử dụng bài hát có sẵn là cần mua bản quyền sử dụng. Nếu là bài hát nước ngoài thì doanh nghiệp có thể phải mua qua các đại diện (agency) bản quyền cho tác phẩm nước ngoài.

3. Âm thanh gây khó chịu nhưng khiến ghi nhớ lâu dài

Khi nhìn thấy hình ảnh máy lọc nước Kangaroo bạn nghĩ đến gì đầu tiên? Chắc chắn trong đầu sẽ bật lên câu khẩu hiệu quen thuộc “Kangaroo-Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam”. Một ví dụ khác, bạn còn nhớ hình ảnh những con người xanh lè đội những chiếc tivi, tủ lạnh nhảy nhót giữa màn hình tivi? Bạn nghĩ đến câu hát nào đầu tiên? Không cần bàn thêm, chắc chắn sẽ là “Bạn muốn mua tivi? Đến Điện Máy Xanh” Tương tự, gần đây nhất chúng ta có "Xúc xích Ponnie, 88% thịt"

Sử dụng âm nhạc gây khó chịu là một hình thức của Buzz Marketing, tuy mang hơi hướng tiêu cực nhưng nó khiến người nghe có thể gây ấn tượng và ghi nhớ nhanh chóng. Trong Buzz, tâm lý con người thường được chú ý hơn về những:

  • Chuyện cấm kị
  • Chuyện bất thường,
  • Gây cười
  • Chọc giận
  • Chuyện bí mật,...
Điều này khiến những chiến dịch quảng cáo của Điện Máy Xanh hay Ponnie đi đến thành công. Vì sao tiêu cực mà doanh nghiệp vẫn muốn áp dụng, bởi nó mang hiệu quả về mặt truyền thông. Tùy mục tiêu của từng chiến dịch mà doanh nghiệp muốn để có thể áp dụng hình thức âm nhạc gây khó chịu để tăng tính lan tỏa thương hiệu. Đó là tác dụng của những âm thanh gây khó chịu đến người xem nhưng nó có tác dụng vô cùng mạnh mẽ đeo bám trí óc khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn ngay lập tức. Rút ra được gì từ bài hát của Điện Máy Xanh? Các thông điệp như “Bạn muốn mua tivi – đến Điện Máy Xanh” “Bạn muốn mua tủ lạnh – đến Điện Máy Xanh” được rất nhiều người tự động nhắc đến trong các thảo luận tự nhiên trên mạng xã hội. Ngoài ra, “ám ảnh” là cụm từ phổ biến nhất được nhiều người sử dụng để mô tả cảm nhận về đoạn quảng cáo Điện Máy Xanh. Tuy nhiên, càng nhiều lời than phiền, chỉ trích lại càng khiến nhiều người tò mò tìm xem đoạn video quảng cáo. Bài hát mang thông điệp ngắn gọn, rõ ràng, dễ ghi nhớ và được lặp đi lặp lại liên tục giúp cho việc truyền tải thông điệp được thực hiện trọn vẹn và hiệu quả. Như vậy, bằng các cách thức được đề cập ở trên, thương hiệu có thể ứng dụng âm nhạc vào hoạt động truyền thông marketing của doanh nghiệp qua một hay nhiều cách khác nhau. Tuy vậy, không phải ai cũng có khả năng sử dụng âm nhạc đúng cách làm để áp dụng cho từng loại doanh nghiệp. Do đó, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, các doanh nghiệp có thể cân nhắc cách thức sử dụng âm nhạc TVC quảng cáo phù hợp cho mình. Đọc thêm: Music Marketing - Chạm vào trái tim khách hàng bằng câu chuyện âm nhạc Nguồn: MEG Creative - Music Marketing Agency

Từ khóa » Slogan Xúc Xích