3 Cách Tính Hàng Tồn Kho Nhanh, Chính Xác Cho Dân Kế Toán - Fastdo
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, mỗi doanh nghiệp sẽ dựa vào lĩnh vực kinh doanh của mình để áp dụng các cách tính hàng tồn kho phù hợp. Nếu bạn đang không biết tính hàng tồn kho của doanh nghiệp như thế nào thì hãy xem ngay bài viết dưới đây. Fastdo sẽ chia sẻ đến bạn 3 phương pháp tính giá hàng tồn kho chính xác nhất. Xem ngay nhé!
1. Các loại hàng tồn kho
Hàng tồn kho là một dạng tài sản ngắn hạn chiếm một phần khá lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Nó bao gồm các tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; hoặc là nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Hàng tồn kho được phân thành từng loại như sau:
- Hàng hóa đang được lưu giữ tại kho của công ty
- Hàng hóa đã mua đang trên đường vận chuyển về công ty
- Hàng hóa công ty gửi đi bán
- Hàng hóa công ty gửi đi gia công chế biến
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán
- Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường
- Chi phí dịch vụ dở dang
2. Các phương pháp kiểm kê hàng tồn kho
Hiện tại, có 2 phương pháp kiểm kê hàng tồn kho chính: Kê khai thường xuyên và Kiểm kê định kỳ. Tùy vào việc doanh nghiệp muốn hàng tồn kho được dùng để phản ánh giá trị hiện tại hay phản ánh giá trị của đầu kỳ, cuối kỳ mà có thể chọn phương pháp phù hợp. Đặc điểm cụ thể của 2 phương pháp này như sau:
2.1 Kê khai thường xuyên
Đây là phương pháp quản lý hàng tồn kho được áp dụng nếu doanh nghiệp cần theo dõi tình hình xuất nhập hàng tồn, nguyên vật liệu, vật tư một cách đều đặn và liên tục. Mặc dù làm tăng khối lượng công việc kiểm kê, ghi chép hàng hóa hàng ngày, kê khai thường giúp giảm tối đa tình trạng sai sót trong việc xuất nhập hàng tồn.
Doanh nghiệp sẽ kê khai thường xuyên để kiểm soát và tính được giá trị xuất kho tại mọi thời điểm theo công thức:
Giá trị tồn kho cuối kỳ = Giá trị tồn kho đầu kỳ + Giá trị nhập kho trong kỳ – Giá xuất kho trong kỳ
Kê khai thường xuyên đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất, công nghiệp hoặc kinh doanh máy móc thiết bị có giá trị cao.
2.2 Kiểm kê định kỳ
Khác với kê khai thường, kiểm kê định kỳ là phương pháp quản lý hàng tồn kho chỉ phản ánh được hàng tồn kho vào đầu kỳ và cuối kỳ. Ưu điểm của phương pháp kiểm kê hàng tồn kho này là đơn giản do không cần phải kiểm kê, ghi chép hàng hóa thường xuyên.
Giá trị xuất kho theo phương pháp này được tính theo công thức:
Giá trị xuất kho trong kỳ = Giá trị tồn kho đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ – Giá trị tồn kho cuối kỳ
Tuy nhiên cách quản lý này có những nhược điểm như thiếu linh hoạt, chỉ phản ánh số liệu vào đầu kỳ và cuối kỳ, không thể hiện được tình hình tồn kho liên tục. Hơn nữa, công việc kế toán và báo cáo bị dồn vào cuối kỳ, gây áp lực lớn cho doanh nghiệp và dễ dẫn đến sai sót trong quá trình xử lý dữ liệu. Vì vậy, phương pháp này chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có nhiều loại vật tư, hàng hóa, với nhiều mẫu mã, quy cách khác nhau hoặc có lượng xuất bán phát sinh liên tục.
>>> XEM THÊM: Biểu mẫu quy trình chăm sóc khách hàng hoàn chỉnh cho Doanh nghiệp3. 3 Cách tính hàng tồn kho
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 02, có 4 cách tính hàng tồn kho là tính theo giá đích danh, bình quân gia truyền, nhập trước, xuất trước (FIFO) và nhập sau, xuất trước (LIFO).
Tuy nhiên, trong Thông tư số 200/2014/TT-BCT và Thông tư số 133/2016/TT-BCT, bộ tài chính đã bỏ phương pháp nhập sau xuất trước. Cùng tìm hiểu chi tiết 3 phương pháp tính giá trị hàng tồn kho còn lại để chọn được cách tính phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp bạn.
3.1 Phương pháp giá đích danh
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho theo giá đích danh chỉ nên được áp dụng trong các doanh nghiệp sở hữu ít sản phẩm hoặc đã có các mặt hàng với độ nhận điện ổn định. Khi áp dụng cách tính hàng tồn kho này, doanh nghiệp sẽ ghi nhận giá trị xuất kho là giá trị nhập kho thực tế của mặt hàng đó.
Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn hoặc mặt hàng thường xuyên biến động về giá. Công thức của cách tính hàng tồn kho này như sau:
Giá trị tồn kho theo giá đích danh cuối kỳ = Giá trị tồn kho theo giá đích danh đầu kỳ + Giá trị nhập kho trong kỳ + Giá trị xuất kho theo phương pháp xuất kho theo giá đích danh trong kỳ
Ưu điểm của phương pháp
- Đảm bảo nguyên tắc phù hợp của kế toán ở mức độ cao nhất
- Phản ánh chính xác lãi, lỗ, số thuế phải nộp trên báo cáo kết quả kinh doanh
- Phản ánh đúng giá thực tế của hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán
- Giúp kế toán tổng hợp nhanh chi phí giá vốn tại bất kỳ thời điểm nào mà không cần tính giá bình quân
- Cung cấp thông tin quản trị hữu ích để phân tích doanh thu, chi phí, và lợi nhuận chi tiết theo dự án, đơn hàng, mã hàng và đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác
Nhược điểm của phương pháp
- Kế toán mất thêm thời gian để ghi chú chi tiết mục đích mua trong phiếu nhập kho và chọn đúng giá khi xuất kho
- Thời gian xuất kho có thể kéo dài nếu không có quy ước rõ ràng về dấu hiệu nhận biết
- Nguy cơ xuất sai hàng nếu thiếu thông tin hoặc thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận trong công ty
- Kế toán có thể gặp khó khăn khi thay đổi kế hoạch xuất hàng, đặc biệt khi sử dụng hàng hóa cho mục đích khác so với dự kiến ban đầu
3.2 Phương pháp bình quân gia quyền
Bình quân gia quyền, hay còn được gọi là cào bằng đơn giá, là phương pháp mà giá trị của từng loại hàng tồn kho sẽ được tính theo giá trị trung bình của từng sản phẩm tồn kho vào đầu kỳ và giá trị của từng mặt hàng được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình sẽ được tính theo kỳ hoặc theo mỗi lô hàng được nhập tùy theo tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp.
Phương pháp này gồm hai cách tính hàng tồn kho chính:
- Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (giá bình quân cả kỳ dự trữ)
Đây là phương pháp tính giá trị hàng tồn kho mà đến cuối kỳ doanh nghiệp mới tính trị giá vốn hàng tồn kho được xuất trong kỳ lưu kho. Cách tính hàng tồn kho này thích hợp với doanh nghiệp có kỳ kế toán ngắn, hàng tồn kho không có quá nhiều biến động về giá và không quá cần giá trị xuất kho tại thời điểm phát sinh. Công thức tính như sau:
Đơn giá bình quân của cả kỳ dự trữ = (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ).
-
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.
- Nhược điểm: Độ chính xác không cao, việc tính toán dồn vào cuối kỳ, không thể cung cấp kịp thời thông tin kế toán tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
- Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm/ tức thời/ liên hoàn)
Với phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hàng, doanh nghiệp sẽ phải cập nhật liên tục giá trị tồn kho và giá đơn vị sau mỗi lần nhập hàng. Cách tính hàng tồn kho này thường áp dụng cho doanh nghiệp có ít mã hàng tồn kho và tần suất xuất và biến động về số lượng hàng nhập thấp. Công thức tính hàng tồn kho theo giá đơn vị bình quân như sau:
Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập = (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trước lần xuất hàng thứ n) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trước lần xuất thứ n)
-
- Ưu điểm: Khắc phục được nhược điểm của phương pháp tính giá trị hàng tồn kho theo bình quân gia quyền cuối kỳ, giúp doanh nghiệp có thể cập nhập giá trị hàng tồn kho chính xác mỗi lần xuất kho
- Nhược điểm: Doanh nghiệp sẽ tốn nhiều công sức khi phải tính toán nhiều lần khi áp dụng phương pháp này.
3.3 Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)
Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) dựa trên giả định rằng hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước sẽ được xuất trước, và hàng còn lại cuối kỳ là những hàng được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo đó, giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sớm nhất, trong khi hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của lô nhập gần cuối kỳ.
Ưu điểm của phương pháp cách tính hàng tồn kho FIFO
- Phương pháp này sẽ giúp bạn tính được giá trị vốn hàng xuất kho từng đợt xuất hàng.
- Giúp chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.
Nhược điểm của phương pháp cách tính hàng tồn kho FIFO
- Phương pháp này sẽ làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại.
- Khi áp dụng phương pháp này, nếu số lượng mặt hàng nhiều và phải nhập xuất liên tục thì những chi phí cần hạch toán cũng như khối lượng công việc đều sẽ tăng lên rất nhiều.
Bài toàn về ca công của nhân viên với chấm công máy hay chấm công thủ công luôn là vấn đề đau đầu với nhân sự. Phần mềm chấm công fCheckin sẽ là giải pháp cho vấn đề trên. 3 tính năng trong 1 chấm công – đơn từ – bản công sẽ là cánh tay đắc lực cho nhân sự với tính năng chấm công và tạo đơn từ trên điện thoại cùng với quản lý bảng công đơn giản. Tìm hiểu thêm về fCheckin tại đây:
4. Ví dụ minh họa về cách tính hàng tồn kho
Công ty sản xuất Ánh lê có các loại hàng tồn như sau:
- Vật liệu tồn tháng 5 là 300kg với đơn giá 4000 đồng/kg.
- Ngày 5/6 nhập kho 400kg vật liệu có đơn giá 3.500 đồng/kg.
- Ngày 6/6 xuất kho 400kg vật liệu.
- Ngày 10/7 nhập kho 200kg vật liệu với đơn giá 3.700 đồng/kg.
- Ngày 21/10 xuất kho 200kg vật liệu.
Cách tính hàng tồn kho trong tháng của công ty sản xuất Ánh Lê cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Cách tính hàng hàng tồn kho theo phương pháp thực tế đích danh
- Công ty xuất 400kg xuất kho ngày 6/6, nhập 400kg vào ngày 5/6 và 300kg thuộc số hàng tồn đầu tháng.
- 200kg vậy liệu xuất vào ngày 21 có 100kg thuộc lần nhập vào ngày 10 và 100kg thuộc số hàng tồn đầu tháng.
- Trị giá vật liệu được xuất kho trong tháng 6 là:
-
- Xuất vào ngày thứ 6: (100 x 4.000) + (300 x 3.500) = 1.450.000 đồng
- Giá xuất kho ngày 21: (100 x 4000) + ( 100 x 3.700) = 770.000 đồng
Trường hợp 2: Tính giá theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền
- Đơn giá bình quân = ( 300 x 4000 + 400 x 3500 + 200 x 3.700 ) / (300+ 400+200)= 3.711 đồng
- Trị giá xuất kho trong tháng
-
- Ngày 6: 400 x 3.711 đồng = 1.484.444 đồng
- Ngày 21: 200 x 3.711 đồng = 742.200 đồng
- Tính theo từng lần xuất và trước đó có nhập hàng vào
-
- Đơn giá bình quân = ( 400 x 3500 + 200 x 3700) / (400+200) = 3.567 đồng
- Trị giá xuất ngày 6 = 400 x 3.567 đồng = 1.426.800 đồng
- Trị giá xuất ngày 21 = 100 x 3.700 + 100 x 3.567 đồng = 1.096.700 đồng
Trường hợp 3: Tính giá hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)
Trị giá từng loại vật liệu xuất kho trong tháng là:
- Trị giá xuất ngày 6 = (200 x 3.000) + (200 x 3.500) = 1.300.000 đồng
- Trị giá xuất ngày 21 = ( 100 x 4000 ) + ( 100 x 3.700 ) = 410.000 đồng
Mỗi cách tính hàng tồn kho trong bài viết trên đều có những ưu và nhược điểm nhất định nên bạn hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi áp dụng. Hiện Fastdo đang cung cấp các bộ giải pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về các bộ giải pháp này thì hãy truy cập ngay vào trang web Fastdo nhé!
>>>> CÁC BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM VỀ:
- Sale Operation và những điều cần biết về vị trí này trong Doanh nghiệp
- Mẫu quyết định tăng lương cho nhân viên mới nhất năm 2024
- Review chi tiết phần mềm bán hàng Sapo, so sánh với KiotViet
- Mệt mỏi với Excel? Thử ngay 12 phần mềm báo cáo công việc #1 sau
- 12+ phần mềm chấm công tối ưu, giải phóng 80% thời gian quản lý công
Từ khóa » Tồn Kho đầu Kỳ Là Gì
-
Giá Trị Hàng Tồn Kho đầu Kì Là Gì? Đặc điểm Và Các Lưu ý Của Giá Trị ...
-
Giá Trị Hàng Tồn Kho đầu Kì (Beginning Inventory) Là Gì? Đặc điểm Và ...
-
Tồn Kho đầu Kỳ Là Gì - Xây Nhà
-
Tồn đầu Kỳ Là Gì
-
Hàng Tồn Kho Là Gì? Cách Xác định Giá Trị Hàng Tồn Kho Cuối Kỳ?
-
Chuẩn Mực Số 2: Hàng Tồn Kho
-
Tồn Kho đầu Kỳ Là Gì - Quang An News
-
Hàng Tồn Kho Là Gì - Hàng Hóa Tồn Kho Bao Gồm Những Gì?
-
Hàng Tồn Kho – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hàng Tồn Kho Và Các Phương Pháp Tính Giá Trị Hàng Tồn Kho
-
Hàng Tồn Kho Là Gì? Những Thông Tin Về Hàng Tồn Kho
-
Tổng Hợp Các Phương Pháp Tính Giá Hàng Tồn Kho Sử Dụng Nhiều Nhất
-
Doanh Nghiệp Bạn Lựa Chọn Cách Tính Hàng Tồn Kho Cuối Kỳ Như Thế ...
-
Các Phương Pháp Tính Giá Xuất Kho Của Hàng Tồn Kho