3 Cách Tính Lãi Suất Vay Ngân Hàng Chính Xác Và đơn Giản Nhất

Trước khi tìm hiểu các cách tính lãi suất vay ngân hàng, mọi người hãy nắm trước 3 loại lãi suất chính các ngân hàng áp dụng cho khách hàng vay vốn đã nhé!

Các loại lãi suất vay ngân hàng

Lãi suất cố định

Lãi suất cố định là lãi suất được ấn định 1 mức cụ thể trong hợp đồng vay vốn, không chịu tác động của những biến động lãi suất thị trường. Lãi suất này sẽ không thay đổi trong suốt thời gian vay vốn tại ngân hàng. Thông thường áp dụng trong cho vay ngắn hạn.

Công thức tính lãi vay

Ví dụ: Chị Lê Thị Trúc vay số tiền 30 triệu trong vòng 2 năm với mức lãi suất cố định là 12%/ năm.

Như vậy: Ví dụ tính lãi vay ngân hàng

Vậy, tháng nào chị Trúc cũng đóng số tiền bằng nhau (tức là 1.550.000 ngàn đồng) trong 2 năm.

Ưu điểm của loại lãi cố định:

  • Dự tính được chính xác số tiền lãi phải thanh toán cho ngân hàng suốt thời gian vay thế chấp
  • Không bị tác động do những biến động lãi suất trên thị trường.
  • Lãi suất thị trường tăng so với thời điểm vay thì khách hàng sẽ có lợi nhiều hơn vì số tiền mà khách hàng phải trả cho ngân hàng không thay đổi

Nhược điểm của loại lãi suất cố định:

Lãi suất biến động giảm so với thời điểm khách hàng vay thì khách hàng vẫn phải thanh toán lãi cho Ngân hàng theo lãi suất cũ, cao hơn lãi suất của thị trường thời điểm đó

Lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi là loại lãi suất không cố định, thay đổi liên tục, biến động theo tình hình thị trường. Mức điều chỉnh và kỳ điều chỉnh lãi suất sẽ theo thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng và được quy định rõ trên hợp đồng vay vốn.

Theo đó, trong suốt quá trình vay vốn, Khách hàng vay sẽ chịu mức lãi suất liên tục biến động hay người ta còn gọi là biên độ lãi xuất. Lãi suất chung trên thị trường tăng, lãi suất vay vốn của Khách hàng sẽ điều chỉnh tăng và ngược lại.

Lãi suất thả nổi được tính theo công thức sau:

Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + biên độ lãi suất

Trong đó:

  • Lãi suất cơ sở: thường được ngân hàng tính theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng hoặc 24 tháng lĩnh lãi cuối kỳ.
  • Biên độ lãi suất sẽ được áp dụng một mức cố định trong suốt thời gian vay vốn và được ghi cụ thể trong hợp đồng tín dụng.

Ví dụ: Bạn vay ngân hàng 500 triệu trong 1 năm. Ngân hàng quy định áp dụng lãi suất thả nổi định kỳ 3 tháng điều chỉnh 1 lần. Lãi suất vay được tính theo công thức: Lãi suất thả nổi = Lãi suất tiết kiệm 12 tháng + 3%.

Vậy, mức lãi suất vay khách hàng phải trả sẽ là:

– Tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng, lãi suất tiết kiệm 12 tháng là 7%/năm => Lãi suất vay của khách hàng trong 3 tháng đầu là 7% + 3% = 10%/năm. – Tại kỳ điều chỉnh lãi suất đầu tiên: lãi suất tiết kiệm 12 tháng tăng lên mức 8%/năm => Lãi suất vay của khách hàng trong 3 tháng tiếp theo sẽ là 8% + 3% = 11%/năm. – Tại kỳ điều chỉnh lãi suất thứ 2: lãi suất tiết kiệm 12 tháng giảm xuống còn 6%/năm => Lãi suất vay của khách hàng trong 3 tháng tiếp theo sẽ là 6% + 3% = 9%/năm

Ưu điểm của loại lãi suất thả nổi:

Khi lãi suất thị trường biến động giảm thì số tiền lãi khách hàng thanh toán cho ngân hàng trong kỳ điều chỉnh sẽ thấp hơn.

Nhược điểm của loại lãi suất thả nỗi:

  • Khi lãi suất thị trường biến động tăng so với thời điểm vay thì số tiền lãi vay của khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng sẽ nhiều hơn (vì phải chịu điều chỉnh mức lãi suất cao hơn).
  • Khách hàng thường chỉ dự tính được chính xác số tiền lãi phải thanh toán cho ngân hàng trong kỳ đầu tiên, bắt đầu kỳ thứ 2 trở đi lãi suất thay đổi theo thị trường vì vậy bạn sẽ gặp khó khăn trong việc chủ động về mặt tài chính.

Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất hỗn hợp là loại lãi suất kết hợp của lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Đây là loại lãi suất phổ biến hiện nay, vay mua nhà, vay mua xe hầu như đều áp dụng hình thức này. Theo đó, khách hàng sẽ được áp dụng cả lãi suất cố định và lãi suất thả nổi trong thời gian vay vốn. Thời gian đầu vay vốn ngân hàng sẽ áp dụng một mức lãi suất cố định ưu đãi, thường là trong 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng hoặc 24 tháng tùy gói vay. Sau thời gian này lãi suất sẽ được thả nổi theo công thức như trên.

Loại lãi suất này có lợi cho khách hàng khi mà thời gian đầu thì chi phí lãi cao nhất do vốn gốc còn nguyên. Tuy nhiên sau thời gian ưu đãi khách hàng cũng phải chịu rủi ro do biến động của lãi suất.

Ví dụ: Khách hàng vay 500 triệu trong 10 năm để mua xe. Lãi suất ưu đãi cố định ban đầu trong 2 năm đầu là 8%/năm, sau đó sẽ áp dụng lãi suất thả nổi là 10.5%/năm. Số tiền lãi phải trả và số tiền các tháng trả ước tính như sau:

– Số tiền trả hàng tháng (2 năm đầu): 7.500.000 VNĐ

Cách tính như sau:

Cách tính lãi suất vay ngân hàng

– Số tiền trả hàng tháng tối đa: 7.666.667 VNĐ

– Tổng tiền phải trả: 742.083.312 VNĐ

– Tổng lãi phải trả: 242.083.312 VNĐ

Các phương pháp tính lãi vay ngân hàng phổ biến hiện nay

Cách tính lãi suất vay ngân hàng
Các cách tính lãi suất vay ngân hàng

Có 3 cách tính lãi suất vay ngân hàng hiện nay, trong đó phương pháp tính lãi theo dư nợ giảm dần và tính lãi theo nợ gốc được áp dụng nhiều hơn:

Cách 1: Tính lãi vay theo dư nợ giảm dần

Lãi suất trên dư nợ giảm dần là lãi sẽ chỉ tính trên số tiền thực tế bạn còn nợ, sau khi đã trừ ra phần tiền gốc bạn đã trả trong các tháng trước đó.

Bạn có thể áp dụng theo công thức sau:

  • Tiền gốc hàng tháng = Số tiền vay/ số tháng vay.
  • Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay * lãi suất vay.
  • Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại * lãi suất vay.

Ví dụ: Bạn vay ngân hàng 120.000.000đ, thời hạn 1 năm (12 tháng)

=> Số tiền gốc phải trả hàng tháng là 120.000.000/12 tháng = 10.000.000

  • Tháng đầu tiên, lãi được tính trên 120.000.000. Bạn trả bớt nợ gốc 10.000.000đ.
  • Tháng thứ hai, lãi sẽ chỉ tính trên 90.000.000. Bạn tiếp tục trả bớt nợ gốc thêm 10.000.000đ
  • Tháng thứ 3, lãi sẽ chỉ tính trên 80.000.000…

Các tháng tiếp theo, lãi sẽ được tính tiếp tục tương tự theo cách thức này.

Để hiểu rõ cách tính và số lãi phải trả hàng tháng theo phương pháp này là bao nhiêu, bạn có thể làm online trực tiếp tại >> Công cụ tính lãi suất vay online theo dư nợ giảm dần của Isinhvien.

Công cụ tính lãi vay online
Tính lãi vay siêu nhanh với công cụ online của Isinhvien

Cách 2: Tính lãi vay theo nợ gốc cố định ban đầu

Lãi suất trên dư nợ gốc là lãi sẽ được tính trên số tiền bạn vay ban đầu trong suốt thời hạn vay.

Ví dụ: Khi bạn vay 120.000.000 VND, thời hạn 1 năm (12 tháng), lãi suất cố định 12%/ năm. Trong suốt 12 tháng, lãi luôn được tính trên số tiền nợ gốc 120.000.000.

Vậy khách hàng phải trả số tiền hàng tháng bao nhiêu?

– Số tiền lãi phải trả hàng tháng = 120.000.000 * 12%/12 = 1.200.000 VNĐ

– Số tiền gốc phải trả hàng tháng = 120.000.000/12 = 10.000.000 VNĐ

Ví dụ tính lãi suất vay ngân hàng theo pp nợ gốc
Isinhvien đã làm bảng excel này để bạn hình dung cụ thể hơn

Số tiền gốc và lãi phải trả hàng tháng của khách hàng là giống nhau. Do đó hàng tháng khách hàng sẽ phải trả cho ngân hàng một khoản là giống nhau và bằng 10.000.000 + 1.200.000 = 11.200.000 VNĐ/ tháng

Cách 3: Tính lãi vay theo niên kim cố định

Về bản chất, cách tính lãi suất vay ngân hàng này được hiểu đơn giản như sau:

Khách hàng sẽ tiến hành vay vốn tại ngân hàng với một khoản vay nhất định. Sau đó, bằng các tính toán cụ thể, phía ngân hàng sẽ chia khoản vay này thành nhiều khoản nhỏ và đều thành một mức cố định gồm cả gốc lẫn lãi với giả định mặt bằng lãi suất cho vay không thay đổi theo số năm nhất định. Theo đó, khách hàng chỉ cần hàng tháng đóng một khoản tiền nhất định cho đến khi trả hết nợ là xong.

Ví dụ: Với căn hộ giá khoảng 800 triệu VNĐ, nếu anh chị chọn gói vay “niên kim cố định” thì theo tính toán của ngân hàng, anh chị chỉ cần trả 3,5 triệu/tháng trong 2 năm đầu, từ năm thứ 3 sẽ trả cố định khoảng 4,7 triệu trong các năm còn lại.

Chọn cách tính lãi suất vay ngân hàng nào sẽ có lợi cho người vay?

Có thể nói, mỗi cách tính lãi suất vay ngân hàng có những ưu, nhược điểm riêng.

  • Cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần lại giúp các bạn phải chịu mức lãi thấp hơn theo thời gian. Song, áp lực trả nợ thời gian đầu lại khá nặng nề.
  • Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo nợ gốc giúp khách hàng dễ hiểu và tạm tính được số tiền lãi & tổng khoản trả hàng tháng (gốc + lãi) một cách dễ dàng.
  • Cách tính lãi suất theo niên kim cố định sẽ giúp các bạn tránh được áp lực trả lãi hàng tháng. Tuy nhiên, tổng số tiền phải trả trong suốt thời gian vay vốn khá cao.

Như vậy, tùy từng đối tượng khách hàng cụ thể, với nhu cầu vay vốn cụ thể mà sẽ có những lựa chọn cách tính lãi suất vay ngân hàng khác nhau.

Qua bài viết trên, Isinhvien hy vọng các bạn đã hiểu được các cách tính lãi suất vay ngân hàng, từ đó có thể chủ động tính toán và lựa chọn phương thức phù hợp với khả năng kinh tế của mình. Nếu thấy hữu ích thì nhớ like, comment và share bài này nhé!

Bài viết khác liên quan đến tính lãi suất vay
  • Vay tín chấp là gì? Những hình thức cho vay vốn ngân hàng phổ biến hiện nay.
  • Vay tiền ngân hàng – Thủ tục vay tiền ngân hàng hiệu quả và nhành chóng nhất
  • Công cụ tính lãi suất vay online theo dư nợ giảm dần

Từ khóa » Tính Lãi Suất Theo Niên Kim Cố định